Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN TUẦN 19 – 20
BÀI 1: KHU VƯỜN TUỔI THƠ (Tiết 1 – 4) I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về một khu vườn em biết; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện được trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu. 2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực riêng: - Năng lực ngôn ngữ:
+ Phân biệt được lời của các nhân vật và người kể chuyện, biết ngắt nghỉ
đúng câu, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Mở rộng vốn từ chỉ người, tìm được từ ngữ chỉ người và hoạt động
tương ứng, phát triển năng lực quan sát.
+ Nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
+ Ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành
từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc đểm của loài hoa đó. 1
3. Phẩm chất: yêu quý, nhân ái, trách nhiệm, bảo vệ nơi gắn bó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- Tranh ảnh và vật thật: hoa phượng, hoa hồng, hoa súng, hoa sen, hoa sứ,
hoa ngô,... để chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- Mẫu chữ viết hoa Q. b. Đối với HS - SGK, vở tập viết;
- Một vài loại hoa, quả để chơi trò Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1 A. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho
HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc - HS trả lời, nêu suy nghĩ.
suy nghĩ về tên chủ điểm Nơi chốn thân quen.
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Chủ - HS lắng nghe GV giới thiệu.
điểm Nơi chốn thân quen hướng đến 2
việc bồi dưỡng cho chúng ta phẩm
chất nhân ái, trách nhiệm; giúp các em
nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi
em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen,
đáng yêu, đáng trân quý; bước đầu tự
hào về vẻ đáng yêu, đáng trân quý của
những nơi thân quen, gắn bó; có ý thức
giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy.
- HS đọc tên bài, quan sát tranh minh
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp hoa, phán đoán nội dung.
với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọ c. - HS nghe GV giới thiệu.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Khu vườn tuổi thơ: Bạn nhỏ
trong tranh đang nhắm mắt, lấy tay
cảm nhận để nhận biết các loài hoa với
sự hướng dẫn của bố. Liệu bạn nhỏ có 3
đoán đúng không? Bố bạn nhỏ sẽ giúp
bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng đi
vào bài học hôm nay: Khu vườn tuổi thơ.
B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; phân biệt được lời của các nhân
vật và lời người dẫn chuyện. Cách tiến hành: - HS nghe GV đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
phân biệt giọng nhân vật: người dẫn
chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở
những từ ngữ chỉ hành động của hai
bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa;
giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân
cần pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối.
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một
số từ khó: nhấp nhô, nhụy, ram ráp,...;
hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc
một số câu dài: Bố dẫn tôi đi chạm tay
vào từng bông hoa/ rồi hỏi://; Tôi
nhận ra thêm được hoa cúc/ nhờ mì
hương thật dễ chịu,/ hoa ích mẫu/ với
mùi ngai ngái rất riêng.//;...
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 4
Giáo án Tiếng việt 2 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
589
295 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Tiếng việt 2 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 37 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Tiếng việt 2 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Tiếng việt 2 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(589 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Tiếng việt
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 2
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
1
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN
TUẦN 19 – 20
BÀI 1: KHU VƯỜN TUỔI THƠ (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về một khu vườn em biết; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện được trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Phân biệt được lời của các nhân vật và người kể chuyện, biết ngắt nghỉ
đúng câu, đúng logic ngữ nghĩa.
+ Mở rộng vốn từ chỉ người, tìm được từ ngữ chỉ người và hoạt động
tương ứng, phát triển năng lực quan sát.
+ Nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
+ Ghép được các chữ cái đã cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành
từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc đểm của loài hoa đó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
2
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3. Phẩm chất: yêu quý, nhân ái, trách nhiệm, bảo vệ nơi gắn bó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- Tranh ảnh và vật thật: hoa phượng, hoa hồng, hoa súng, hoa sen, hoa sứ,
hoa ngô,... để chơi trò chơi Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
- Mẫu chữ viết hoa Q.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết;
- Một vài loại hoa, quả để chơi trò Đôi bàn tay và chiếc mũi kì diệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
A. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho
HS và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc
suy nghĩ về tên chủ điểm Nơi chốn
thân quen.
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Chủ
điểm Nơi chốn thân quen hướng đến
- HS trả lời, nêu suy nghĩ.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
3
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
việc bồi dưỡng cho chúng ta phẩm
chất nhân ái, trách nhiệm; giúp các em
nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi
em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen,
đáng yêu, đáng trân quý; bước đầu tự
hào về vẻ đáng yêu, đáng trân quý của
những nơi thân quen, gắn bó; có ý thức
giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân
quen ấy.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Khu vườn tuổi thơ: Bạn nhỏ
trong tranh đang nhắm mắt, lấy tay
cảm nhận để nhận biết các loài hoa với
sự hướng dẫn của bố. Liệu bạn nhỏ có
- HS đọc tên bài, quan sát tranh minh
hoa, phán đoán nội dung.
- HS nghe GV giới thiệu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
4
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đoán đúng không? Bố bạn nhỏ sẽ giúp
bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng đi
vào bài học hôm nay: Khu vườn tuổi
thơ.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; phân biệt được lời của các nhân
vật và lời người dẫn chuyện.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
phân biệt giọng nhân vật: người dẫn
chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng
ở những từ ngữ chỉ hành động của hai
bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa;
giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân
cần pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối.
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một
số từ khó: nhấp nhô, nhụy, ram ráp,...;
hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc
một số câu dài: Bố dẫn tôi đi chạm tay
vào từng bông hoa/ rồi hỏi://; Tôi
nhận ra thêm được hoa cúc/ nhờ mì
hương thật dễ chịu,/ hoa ích mẫu/ với
mùi ngai ngái rất riêng.//;...
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
- HS nghe GV đọc mẫu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
5
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Trò
chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với
khu vườn nhà mình; biết liên hệ bản
thân: yêu quý, bảo vệ nơi gắn bó.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài,
thảo luận theo cặp để giải thích nghĩa
của một số từ khó, và trả lời câu hỏi
trong SGK, ghi vào phiếu học tập:
+ Nhấp nhô: Nhô lên thụt xuống liên
tiếp, không đều nhau.
+ Ram ráp: có nhiều đường hoặc nốt
rất nhỏ lồi lên trên bề mặt, sờ vào thấy
không mịn.
+...
Phiếu học tập
Câu 1: Bố và bạn
nhỏ thường ra
vườn tưới cây
vào lúc nào?
Buổi chiều
Câu 2: Bố đố bạn
nhỏ đoán
tên các loại hoa
bằng cách nào?
Bố đố bạn nhỏ
đoán tên các loại
hoa bằng cách
bảo bạn nhỏ
nhắm mắt lại,
chạm tay vào
từng bông hoa,
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
6
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đưa bông hoa
trước mũi và bảo
bạn nhỏ đoán.
Câu 3: Kể tên và
nêu đặc điểm của
các loại hoa bạn
nhỏ đã đoán
được.
- Hoa mào gà:
viền cánh nhấp
nhô;
- Hoa hướng
dương: cánh dài,
mỏng, nhụy to,
ram ráp;
- Hoa cúc: mùi
hương dễ chịu;
- Hoa ích mẫu:
mùi ngai ngái rất
riêng.
Câu 4: Vì sao
bạn nhỏ gắn bó
với khu vườn
nhà mình?
Bạn nhỏ gắn bó
với khu vườn
nhà mình vì trò
chơi của bố đã
giúp bạn nhận ra
bất cứ loại h a
nào trong vườn.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc
và liên hệ bản thân.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- HS nêu nội dung bài đọc: Trò chơi
của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu
vườn nhà mình.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý nơi gắn
bó, thân quen.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
7
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: HS luyện đọc lại bài Khu
vườn tuổi thơ.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Bố cười đến khu
vườn nhà mình.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
3 sau đó đọc trước lớp đoạn từ Bố cười
đến khu vườn nhà mình.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Ghép được các chữ cái đã
cho và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo
thành từ ngữ chỉ tên loài hoa, nêu đặc
điểm của loài hoa đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động Cùng sáng tạo – Trò
chơi tuổi thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm,
ghép các chữ cái và thêm dấu thanh
(nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên 2
– 3 loài hoa; sau đó nêu đặc điểm của
- HS nêu cách hiểu của bản thân.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc và đọc trước lớp.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt
động.
- HS thảo luận nhóm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
8
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1 – 2 loài hoa vừa tìm được.
- GV gọi một số nhóm trình bày trước
lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Q hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Q
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ Q hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ Q hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong kín và nét
lượn.
+ Cách viết:
▪ Viết như chữ O.
▪ Lia bút đến trước đường kẻ
(ĐK) dọc 2, phía trên ĐK ngang
1, viết nét lượn. Đuôi nét lượn
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát mẫu chữ Q hoa và xác
định đặc điểm.
- HS quan sát GV viết mẫu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
9
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
song song với nét cong kín và
dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và
2, sau ĐK 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa vào
bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Quê hương
tươi đẹp (ngợi ca vẻ đẹp của quê
hương).
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa
và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u:
nét lượn của chữ Q nối liền với nét đầu
tiên của chữ u.
- GV hướng dẫn HS viết chữ Quê.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Quê và câu
ứng dụng Quê hương tươi đẹp vào vở
bài tập.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện tập viết chữ Q hoa.
Cách tiến hành:
- HS viết chữ Q hoa vào bảng con và
vở tập viết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết câu ứng dụng vào vở bài tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
10
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Quê em đồng lúa nương dâu
Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc
ngang
(Nguyên Hồ)
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa, chữ
Quê và câu thơ vào vở bài tập.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, sửa lỗi bài viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở và sửa
cho nhau.
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn
ngữ, tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt
động tương ứng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của bài tập (BT) 3a, đọc lại đoạn 1 bài
Khu vườn tuổi thơ.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ người
- HS đọc thơ, tìm hiểu ý nghĩa.
- HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu
thơ vào vở bài tập.
- HS đổi chéo vở, sửa lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe GV sửa bài viết.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS hoàn thành bài tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
11
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
và chỉ hoạt động tương ứng (Đáp án:
bố - trồng, dẫn, tưới, tôi – tưới).
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của
BT 3b, chơi tiếp sức viết thêm 2 – 3
cặp từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động
tương ứng.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Nhận diện câu đề nghị
Mục tiêu: Nhận diện được câu đề
nghị.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4a, tìm câu đề nghị (GV gợi ý
cho HS dùng phương (PP) loại trừ;
hoặc hướng dẫn theo kiểu giải thích
“Câu đề nghị là câu có mục đích nói
để người nghe thực hiện một hoạt
động”, VD: Em làm bài tập này nhé!
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để
tìm câu đề nghị, sau đó trình bày trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Dấu chấm than
Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng
mẹ – nhổ cỏ, bé – đánh răng, bạn nhỏ -
đi học
- HS xác định yêu cầu và hoàn thành
bài tập.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thảo luận nhóm để tìm câu đề
nghị và trình bày trước lớp:
Con hãy nhắm mắt lại là câu dùng để
đề nghị.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
12
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của dấu chấm than, hoàn thành đúng
BT.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
đôi để tìm dấu câu phù hợp với mỗi ô
trống.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập đặt câu đề
nghị
Mục tiêu: Đặt được câu đề nghị thành
thạo.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4c.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và
viết vào vở bài tập (VBT) để hoàn
thành bài tập.
- HS xác định yêu cầu của BT 4b.
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong
nhóm nhỏ và trình bày trước lớp:
+ Chúng mình cùng đọc bài nhé!
+ Chúng mình cùng đọc bài được
không?
+ Các bạn đang đọc bài trong nhóm.
+ Các bạn đọc to lên nào!
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT.
- HS thảo luận theo cặp, viết vào vở
bài tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
13
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã
học.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chơi trò chơi Đôi bàn
tay và chiếc mũi kì diệu.
- GV tổ chức chơi trò chơi, HS nhắm
mắt mắt, đoán tên hoa, quả theo nhóm.
- GV hướng dẫn cả lớp nói về đặc
điểm của những loại hoa, quả đã đoán
tên.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS chơi trò chơi.
- HS nói về đặc điểm của những loại
hoa.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
14
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: CON SUỐI BẢN TỐI (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi em ở, nêu được phỏng đoán của
bản than về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với bao
nhiêu điều hữu ích.
- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã chứng kiến.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về nơi thân quen, gắn bó.
- Chia sẻ được hiểu biết về một dòng sông hoặc ao, hồ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi.
- Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
- Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo vệ vẻ đẹp nơi em gắn bó.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
15
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV:
- Giáo án;
- Đoạn văn bản ghi từ đầu đến lòng suối;
- Thẻ từ cho HS thực hiện các BT 2 (c), 3 và 4.
b. Đối với HS:
- SGK, vở tập viết, vở bài tập;
- Tranh ảnh về nơi em ở, truyện về nơi thân quen, gắn bó đã tìm được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giới thiệu được với bạn một
cảnh vật nơi HS ở, nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc
qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 3, sử
dụng ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu với
bạn một cảnh vật nơi mình ở.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- HS thảo luận nhóm, giới thiệu với
bạn một cảnh vật nơi mình ở.
- HS quan sát tranh minh họa, phán
đoán nội dung bài đọc: Kể về một con
suối.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
16
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giới thiệu bài mới: Trong tranh có
vẽ một dòng suối chảy qua thác và vực
sâu, nước trong xanh. Để tìm hiểu cụ
thể về con suối này, chúng ta cùng đi
vào bài học: “Con suối bản tôi”.
- GV ghi tên bài mới lên bảng.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS đọc và đọc mẫu
(giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng
các từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối,
hoạt động của người, vật)
- GV yêu cầu HS luyện đọc một số từ
khó:
+ Cá lườn đỏ;
+ Cá lườn xanh;
+ Lấp loáng.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- HS lắng nghe.
- HS viết tên bài vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luyện đọc theo nhóm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
17
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS luyện đọc các đoạn
theo nhóm 3.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài nhóm đọc trước lớp;
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Con
suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình,
rù phú với bao nhiêu điều hữu ích; biết
liên hệ bản thân: Yêu quý, bảo vệ và vẻ
đẹp nơi em gắn bó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó: xiết,
chồm, lững thững, trù phú, lũ, thác,
vực.
- Các nhóm đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó:
+ Xiết: chảy rất mạnh và nhanh.
+ Chồm: cất cao mình lên và lao
mạnh về phía trước.
+ Lững thững: từ gợi tả dáng đi thong
thả, chậm rãi từng bước một.
+ Lũ: nước dâng cao ở vùng đầu
nguồn, dồn vào dòng sông trong một
thời gian tương đối ngắn, do mưa
hoặc tuyết tan gây ra.
+ Thác: chỗ dòng sông, dòng suối
chảy vượt qua một vách đá cao nằm
chắn ngang rồi đổ mạnh xuống.
+ Vực: chỗ nước sâu nhất ở sông, hồ
hoặc biển/ chỗ thung lũng sâu trong
núi, hai bên có vách dựng đứng.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
18
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của
con suối vào ngày thường và ngày lũ.
+ Câu 2: Khách đến thăm bản thường
đứng hai bên thành cầu để làm gì?
+ Câu 3: Đoạn suối chảy qua bản có gì
đặc sắc?
+ Câu 4: Câu văn cuối bài cho em biết
điều gì?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc,
sau đó chốt.
- GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu:
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Từ ngữ chỉ đặc điểm của con
suối
▪ Vào ngày thường: bốn mùa
nước trong xanh.
▪ Vào ngày lũ: chỉ đục vài ba
ngày.
+ Câu 2: Khách đến thăm bản thường
đứng hai bên thành cầu để nhìn xuống
nước xem những con cá lườn đỏ, lườn
xanh bơi lượn.
+ Câu 3: Sự đặc sắc của đoạn suối
chảy qua bản là: có hai cái thác, hết
đoạn thác lại đến vực sâu.
+ Câu 4: Tùy vào câu trả lời của HS
(VD: Câu văn cuối bài cho em biết
con suối đã đem lại vẻ đẹp cho bản
của người kể chuyện vẻ thanh bình,
trù phú với nhiều hữu ích).
- HS nêu nội dung bài đọc.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
19
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to đoạn văn nghe –
viết.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai. VD: xiết,
chồm, lững thững, nhàn rỗi, dạo,
dòng,…
- GV đọc cho HS viết đoạn văn vào
VBT. GV hướng dẫn viết lùi vào một ô
khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu
chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết
những chữ hoa chưa học.
- GV đọc lại bài viết lần nữa cho HS
soát lỗi.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- 1 HS đọc to đoạn văn nghe – viết.
Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đánh vần theo hướng dẫn của
GV.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS lắng nghe GV đọc, tự soát lỗi.
- HS đổi chéo vở cho nhau, soát lỗi và
nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
20
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
để soát lỗi và nhận xét.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt eo/oe
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng
có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự
vật, hoạt động dưới đây:
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao
đổi trong nhóm nhỏ, tìm tên gọi của
từng sự vật, hoạt động trong tranh.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV gọi một số HS nêu câu trả lời.
- HS nghe GV nhận xét.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần
eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật,
hoạt động trong các tranh.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm
nhỏ.
- HS trả lời câu hỏi: Các tranh lần
lượt từ trái sang phải, từ tên xuống
dưới:
+ Tranh 1: Bánh xèo.
+ Tranh 2: Múa xòe.
+ Tranh 3: Chèo thuyền.
+ Tranh 4: Đi cà kheo.
+ Tranh 5: Chim chích chòe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
21
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét, chốt đáp án, mở rộng:
+ Bánh xèo là bánh làm bằng bột gạo
tẻ xay ướt, tráng mỏng trên chảo rồi
gập đôi lại, trong đó có nhân tôm, thịt,
giá đỗ và hành.
+ Múa xòe là tên một điệu múa của dân
tộc Thái.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt iêu/ươu, ui/uôi
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe;
iêu/ươu, ui/uôi.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2(c) trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thực
hiện BT trong nhóm nhỏ.
- GV tổ chức HS chơi tiếp sức, thực
hiện BT trên bảng lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về nơi
thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
Cách tiến hành:
- HS lắng nghe GV nhận xét, mở
rộng.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 2(c). Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh, thực hiện BT
trong nhóm nhỏ.
- HS chơi trò chơi, viết đáp án. VD:
+ Vần iêu/ươu: con hươu, đà điểu, ốc
bươu.
+ Vần ui/uôi: buồng chuối, dãy núi,
ruộng muối.
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
22
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để
hoàn thành bài tập.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Luyện câu:
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn
ngữ, hoàn thiện câu, mở rộng được vốn
từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi
chốn).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
BT 3.
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành
bài tập 3:
a. Chọn lời giải thích nghĩa phù hợp
với mỗi từ:
- vườn: khu đất thường ở sát cạnh
nhà, được rào kín xung quanh để
trồng cây.
- sân: khoảng đất trống, bằng phẳng,
thường ở ngay trước cửa nhà.
- hiên: phần nền trước cửa hoặc xung
quanh nhà, thường có mái che.
b. Tìm 2 – 3 từ ngữ chỉ nơi thân quen
với em: HS tự hoàn thành bài tập.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét, lắng nghe GV nhận
xét.
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 4.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
23
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn từ
ngữ phù hợp thay cho hình ngôi sao và
làm vào VBT. GV gợi ý: chỗ nào chưa
chắc chắn, có thể tạm thời bỏ qua, làm
tiếp các phần khác, sau đó dùng phương
pháp loại trừ để tìm được đáp án.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV chữa bài.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói lời đề nghị
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đề nghị.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5a trước lớp.
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
đôi, đọc lời các nhân vật trong tranh.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm nói lại lời nhân
vật trước lớp.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài
tập vào VBT.
- HS lắng nghe GV chữa bài. Đáp án:
Các từ lần lượt là: thềm, gian nhà,
vườn, nhà.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 5a trước lớp.
- HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc
lời các nhân vật trong tranh.
- HS nói trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
24
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Nói và đáp lời đồng ý
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đồng ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật
trong mỗi tình huống.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và
đáp lời đồng ý trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm nói và đáp
trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Thuật việc được chứng kiến
Hoạt động 1: Nói theo gợi ý
Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài yêu
cầu thuật lại việc đã chứng kiến. Dựa
vào gợi ý, thuật lại được việc đã chứng
kiến.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a trước lớp;
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, từ
ngữ gợi ý.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong
mỗi tình huống.
- HS đóng vai để nói và đáp lời đồng
ý trong nhóm đôi.
- HS nói trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 6a trước lớp.
- HS quan sát tranh, đọc từ ngữ gợi ý.
- HS nói trong nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
25
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm đôi về
việc nặn tò he của bác Huấn dựa vào
tranh và từ ngữ gợi ý.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói miệng trước
lớp nội dung mỗi tranh bằng một câu
dựa vào từ ngữ gợi ý.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn
Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài
thuật việc đã chứng kiến và thuật lại
được việc đã chứng kiến.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b, nhớ lại nội dung đã nói
ở BT 6a.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp.
- GV nhận xét.
C. VẬN DỤNG
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 6b.
- HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
26
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đọc về nơi thân quen, gắn bó
Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã
đọc về nơi thân quen, gắn bó.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 1a.
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
nhỏ về tên truyện, nhân vật (lời nói,
việc làm của nhân vật),…
- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách
(trong VBT)
Mục tiêu: Viết lại thông tin một truyện
đã đọc về nơi thân quen, gắn bó vào
VBT.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên truyện, nhân vật (lời nói, việc
làm của nhân vật),…
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
2. Chia sẻ hiểu biết về một dòng sông
hoặc ao, hồ
Mục tiêu: Chia sẻ được hiểu biết về
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
27
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
một dòng sông hoặc ao, hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS một vài điều em có
thể chia sẻ với bạn hoặc người thân:
+ Tên dòng sông hoặc ao, hồ.
+ Vị trí của dòng sông hoặc ao, hồ.
+ Đặc điểm nổi bật của dòng sông hoặc
ao, hồ (màu nước, cảnh thiên nhiên,…).
+…
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thực hành chia sẻ
cùng bạn trong nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu HS thực hành cùng người
thân ở nhà.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thực hành cùng bạn trong nhóm
nhỏ.
- HS thực hành với người thân ở nhà.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
28
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc với em; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều
có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bói;
- Bước đầu có thể đóng vai hướng dẫn viên và giới thiệu về con đường nơi
mình ở.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ R hoa và câu ứng dụng.
- Nhận diện và sử dụng được từ ngữ chỉ sự vật (cây cối), dấu phẩy.
- Hoàn thành được các câu nói về con đường em mơ ước.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của con đường thân quen.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
29
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Đối với GV:
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu hoặc slide để chiếu 2 khổ thơ đầu.
- Mẫu chữ viết hoa R.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
b. Đối với HS:
- SGK, vở tập viết;
- HS mang tới lớp ảnh con đường nơi em ở/ con đường quen thuộc với em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về
con đường quen thuộc; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn về con đường quen
thuộc: tên con đường, cảnh đẹp của
con đường,…
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp
về con đường quen thuộc của mình.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh
họa (cảnh vật, vẻ đẹp của cảnh vật) và
tên bài học để phán đoán nội dung.
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn về con đường quen thuộc của bản
thân.
- 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS
còn lại lắng nghe.
- HS quan sát tranh, phán đoán nội
dung.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
30
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giới thiệu bài mới: Con đường
mà các em đi học hàng ngày rồi sẽ trở
thành ký ức. Khi lớn lên, các em sẽ
còn đi trên rất nhiều những con đường
khác, mỗi con đường lại có những vẻ
đẹp và kỷ niệm riêng. Nhưng con
đường làng gắn với kỷ niệm sẽ còn
theo các em mãi. Để hiểu hơn vẻ đẹp
của những con đường làng ở Việt
Nam, chúng ta cùng đi vào bài học
hôm nay: Con đường làng.
- GV ghi tên bài đọc mới Con đường
làng lên bảng.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng
logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu (giọng đọc chậm rãi,
thiết tha).
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
31
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: rạp, lững thững, lừng
lựng,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi
sau các dòng thơ, khổ thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Vào
mỗi buổi trong ngày, con đường làng
đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ
về con đường mình luôn gắn bó; biết
liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ
đẹp của con đường thân quen; hoàn
thành được các câu nói về con đường
em mơ ước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ mơ màng: thấy phảng phất, không rõ
ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa
như mơ ngủ.
+ lừng lựng: rất tròn, đẹp.
+ vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có
chỗ dựa vững chắc.
- HS đọc trong nhóm và trước lớp.
- HS thực hiện yêu cầu và lắng nghe
GV hướng dẫn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
32
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ rợp: có nhiều bóng mát.
+ thiết tha: có tình cảm thắm thiết làm
cho gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ
đến, quan tâm đến.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Vào mỗi buổi trong ngày, con
đường làng có gì đẹp?
+ Câu 2: Em thích con đường làng
trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì
sao?
GV khuyến khích HS trả lời theo ý
kiến cá nhân.
+ Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng
cuối các dòng thơ nào có vần giống
nhau?
+ Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm
của tác giả với con đường làng?
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Vào buổi sớm, con đường có
sương mơ màng, long lanh trên ngọn
cỏ. Vào buổi trưa, con đường có gió
thổi thơm. Vào buổi chiều, đứng ở con
đường làng có thể nhìn thấy hoàng hôn
tím, có đàn trâu về lững thững. Vào
buổi tối, trên đường có bóng trăng soi,
có bóng của ngọn tre già.
+ Câu 2: HS tự trả lời theo ý kiến cá
nhân.
+ Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng
cuối các dòng thơ thứ hai và thứ ba có
vần giống nhau, đó là vần ưng.
+ Câu 4: Câu thơ thể hiện tình cảm của
tác giả với con đường làng: Tiếng chim
rơi ngọt quá!; Con đường cong nỗi
nhớ; Lòng luôn thầm nhắc nhở/ Con
đường làng thiết tha.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
33
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con
đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi
xa cũng nhớ về con đường mình luôn
gắn bó.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp
của con đường thân quen.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc lại VB.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS cách đọc bài dựa
vào nội dung bài đọc đã được HS rút
ra.
- GV đọc mẫu lại 2 khổ thơ đầu.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ và trước lớp 2 khổ thơ đầu.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu học thuộc lòng 2 khổ thơ
em thích.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2
khổ thơ mà HS thích, tổ chức trò chơi,
xóa từ, đoán từ để HS dễ nhớ hơn.
- HS nêu nội dung bài đọc theo ý hiểu.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và
trước lớp.
- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mình
thích và đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
34
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: HS chia sẻ về mong ước
của bản thân.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo –
Con đường mong ước.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự
hoàn thành các câu gợi ý thể hiện
mong ước của mình. (GV khích lệ HS
nêu suy nghĩ, mong muốn của bản
thân, không gò ép).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV chỉnh sửa, khích lệ HS.
Tiết 3,4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ R hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ R hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ
R hoa, xác định chiều cao, độ rộng,
cấu tạo nét chữ của con chữ R hoa. GV
- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của
hoạt động Cùng sáng tạo – Con đường
mong ước.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài
tập.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
35
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
viết mẫu và nêu quy trình viết chữ R
hoa:
+ Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét
cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét
móc ngược phải.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4,
trước ĐK dọc 3, viết một nét
móc ngược trái cách bên phải
ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng
khi bắt đầu và dừng bút dưới
ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
▪ Lia bút đến điểm giao nhau giữa
ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết
nét cong trái liền mạch với nét
cong phải, nét thắt, nét móc
ngươc phải và dừng bút phía
dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc
4.
▪ Lưu ý: Lưng của nét cong trái
tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng
của nét cong phải (trên nét thắt)
tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt
nằm phía trên ĐK ngang 2 và
cắt ngang nét móc ngược trái.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- HS viết chữ R hoa vào bảng con, sau
đó tô và viết chữ R hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
36
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết chữ R hoa vào
bảng con, sau đó tô và viết chữ R hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc và
tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Rừng
vàng biển bạc. Rừng vàng biển bạc
(hay Bể bạc rừng vàng, Rừng vàng bể
bạc) để chỉ tài nguyên phong phú giàu
có.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ R hoa
và cách nối từ chữ R hoa sang chữ ư.
- GV viết mẫu chữ Rừng.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Rừng và câu
ứng dụng Rừng vàng biển bạc vào
VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ R hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to bài ca dao.
Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nghĩa của
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Rừng vàng biển bạc.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết chữ Rừng và câu ứng dụng
Rừng vàng biển bạc vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa bài ca dao.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
37
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
câu ca dao:
Ruộng vườn mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi
Ca dao
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ R hoa, chữ
Ruộng và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa lại bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ cây cối
trong đoạn thơ
Mục tiêu: Nhận diện được từ ngữ chỉ
sự vật (cây cối).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm
từ ngữ chỉ cây cối có trong đoạn thơ.
- HS viết chữ R hoa, chữ Ruộng và câu
ca dao vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3a.
- HS thảo luận nhóm, tìm từ ngữ chỉ
cây cối có trong đoạn thơ: na, chuối,
tre.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
38
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm thêm 3 – 5 từ ngữ
chỉ cây cối
Mục tiêu: Sử dụng được từ ngữ chỉ sự
vật (cây cối)
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 3b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, tìm
từ ngữ chỉ cây cối trong nhóm bằng kỹ
thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 2 từ
ngữ. Thống nhất kết quả trong nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời đại diện một số nhóm chia
sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Nhận diện và sử dụng được
dấu phẩy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dãn HS xác định yêu cầu
của BT 4.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu BT 3b.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu BT 4.
- HS thảo luận nhóm:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
39
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ,
trả lời các câu hỏi a, b, c.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời đại diện một số nhóm chia
sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Bước đầu có thể đóng vai
hướng dẫn viên và giới thiệu về con
đường nơi mình ở.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động vận dụng: Đóng vai
hướng dẫn viên, giới thiệu về con
đường nơi em ở theo gợi ý: tên, cảnh
vật, hoạt động,…
- GV hướng dẫn những nội dung có
thể giới thiệu:
+ Tên con đường.
+ Cảnh vật, hoạt động trên đường và
a. Đoạn văn có 3 câu.
b. Câu thứ ba có dấu phẩy.
c. Đặt dấu phẩy:
▪ Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài
cát đều ngon.
▪ Vườn nhà ngoại trồng cây
thuốc, cây cảnh, cây ăn trái.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
vận dụng.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
40
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hai bên đường.
+…
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS luyện tập theo cặp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS chia sẻ trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
- HS luyện tập theo cặp.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
41
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn những cảnh vật em thấy qua khung cửa nhà mình; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh
và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe.
- Chia sẻ được một bài đã đọc về nơi thân quen, gắn bó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông.
- Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân
quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao
giờ?
- Kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý.
- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; đặt được tên và giới thiệu được bức vẽ
với người thân.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi
nhà mình ở.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
42
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ hoặc slide chiếu đoạn từ Còn về đêm đến hết văn bản.
- Thẻ từ để tổ chức trò chơi.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập;
- Tranh ảnh cửa sổ ở nhà, một bài đã tìm đọc về nơi thân quen, gắn bó,
chuẩn bị bút màu và vật dụng để vẽ tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn những
cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa
nhà mình; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn những cảnh vật em nhìn
thấy qua khung cửa nhà mình: bầu trời,
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
43
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cây cối,…
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: cảnh vật,
người,…
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc
lên bảng: Cũng có một khung cửa với
bầu trời, vườn cây, với những chú chim
vàng anh líu lo. Đó là khung cửa sổ của
bạn Hà trong bài đọc Bên cửa sổ. Nhìn
qua khung cửa sổ ấy có gì thú vị, chúng
ta cùng đi vào bài hôm nay: Bên cửa
sổ.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh, phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
44
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu
sắc, âm thanh, hoạt động, câu cảm đọc
giọng thiết tha.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện một
số từ khó: chuỗi vàng lọc nắng, chao
đi, rọi,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và
luyện đọc một số câu dài: Lát sau,/ đàn
chim chao cánh bay đi/ nhưng tiếng hót
như đọng mãi/ giữa bầu trời ngoài cửa
sổ.//; Còn về đêm,/ trăng khi thì như
chiếc thuyền vàng trôi trong mây/ trên
bầu trời ngoài cửa sổ,/ lúc thì như
chiếc đèn lồng/ thả ánh sáng xuống
đầu sân.//;…
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS đọc trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Bên
khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được
nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng
là nơi bà thường đọc truyện cho Hà
nghe; biết liên hệ bản thân: Yêu
thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen
của ngôi nhà mình ở.
Cách tiến hành:
- HS lắng nghe và luyện đọc một số từ
khó.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.
- HS đọc trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
45
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD: rọi
(ánh sáng chiếu thẳng vào), dát vàng
(gắn thêm từng mảnh vàng trên bề mặt;
thường để trang trí), chuỗi (tập hợp
gồm nhiều vật nhỏ cùng loại, có hình
dạng gần giống nhau, xâu thành dây),
chao (nghiêng nhanh từ bên này sang
bên kia và ngược lại),...
Bước 2: Hoạt động cá nhân và nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Tiếng hót của chim vàng anh
được tả bằng từ ngữ nào?
+ Câu 2: Về đêm, trăng được so sánh
với gì?
+ Câu 3: Những câu văn nào thể hiện
tình cảm của Hà với khung cửa sổ?
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài, thảo luận nhóm
để trả lời câu hỏi
+ Câu 1: Tiếng hót của chim vàng anh
được miêu tả bằng những từ ngữ:
những chuỗi vàng lọc nắng, đọng mãi
giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
+ Câu 2: Về đêm, trăng được so sánh
với chiếc thuyền vàng trôi trong mây
trên bầu trời ngoài cửa sổ.
+ Câu 3: Những câu văn thể hiện tình
cảm của Hà với khung cửa sổ: “Ôi!
Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà
thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho
bà, nghe bà đọc truyện cổ tích Ngày
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
46
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 4: Vì sao Hà thích ngồi bên cửa
sổ nhà mình?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân.
Hoạt động 3: Luyên đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc lại VB thành
thạo, trôi chảy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em
về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác
định giọng đọc toàn bài và một số từ
ngữ cần nhấn giọng.
xửa, ngày xưa...”
+ Câu 4: Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà
mình vì ngồi bên cửa sổ có thể nhìn
và nghe thấy những điều đẹp đẽ và thú
vị: có một đàn vàng anh đẹp và hót
hay; buổi sáng, ánh nắng dịu dàng,
ngọt màu mật ong ngoài cửa sổ rọi
vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn,
nền gạch hoa; buổi đêm có trăng khi
thì như chiếc thuyền vàng trôi trong
mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì
như chiếc đèn lồng thả ánh sáng
xuống đầy sân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Bên khung
cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều
âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là
nơi bà thường đọc truyện cho Hà
nghe.
- HS liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ
gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi
nhà mình ở.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài
đọc, xác định giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
47
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV đọc mẫu lại đoạn từ Còn về đêm
đến hết.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm
nhỏ đoạn từ Còn về đêm đến hết.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc trước lớp
đoạn từ Còn về đêm đến hết.
- GV mời một vài HS khá, giỏi đọc cả
bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời
câu hỏi về nội dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: dát vàng, chuỗi, lọc,... hoặc do
ngữ nghĩa, VD: dát, giữa.
- GV đọc đoạn văn từ đầu đến với Hà,
đọc từng cụm từ để HS viết vào VBT.
(GV hướng dẫn HS: đầu dòng lùi vào
một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết
dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS
viết những chữ hoa chưa học).
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe GV đọc, viết vào VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
48
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, nghe GV đọc lại bài viết,
giúp bạn soát lỗi.
- GV yêu cầu HS nghe bạn và GV nhận
xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập viết tên
riêng địa lí
Mục tiêu: Viết hoa đúng tên địa lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
3, nói với bạn tên 2 – 3 đường phố hoặc
làng xã mà em biết.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết tên 2 – 3 đường
phố hoặc làng xã vào VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ch/tr, ong/ông
Mục tiêu: Phân biệt được ch/tr,
ong/ông.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS đổi vở, nghe GV soát lỗi.
- HS nhận xét và lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm, nêu tên một số
đường phố hoặc làng xã.
- HS viết tên đường phố hoặc làng xã
vào VBT.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
49
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thực hiện BT trong
nhóm nhỏ.
- GV tổ chức chơi tiếp sức để HS thực
hiện BT trên bảng lớp.
- GV mời một số HS nhận xét về bài
làm của bạn.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa, đặt câu
với một số từ ngữ tìm được.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về nơi
thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi
thân quen).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS viết các từ ngữ tìm
được vào VBT, chia sẻ kết quả trong
nhóm nhỏ.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2c.
- HS thực hiện BT trong nhóm nhỏ:
+ Từ chỉ người: chú, cháu, chồng,...
+ Từ chỉ cây cối: trúc, tràm, cỏ tranh,
cây trâm, cây trâm bầu, bông trang
(cây mẫu đơn),...
+ Từ chỉ đồ vật: cái võng, cái chõng,
chong chóng,...
+ Từ chỉ con vật: con gà trống, cá
rồng rồng,...
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS viết các từ ngữ tìm được vào
VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ:
+ thân quen;
+ thân thương;
+ thân thuộc;
+ quen thuộc;
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
50
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức để HS viết
các từ ngữ lên bảng lớp.
- GV mời một số HS nhận xét bài làm
của các bạn.
- GV nhận xét và yêu cầu HS giải
nghĩa một số từ vừa tìm được.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Dấu chấm, dấu phẩy
Mục tiêu: Nhận biết, phân biệt, biết
công dụng của dấu chấm, dấu phẩy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a, đọc đoạn văn.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp,
chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời trước lớp.
+ thiết tha, tha thiết.
- HS chơi tiếp sức, viết các từ ngữ lên
bảng lớp.
- Một số HS nhận xét bài làm của các
bạn. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét và giải
thích nghĩa của một số từ vừa tìm
được.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
1 a, đọc đoạn văn.
- HS làm việc theo cặp, chọn dấu câu
phù hợp với mỗi ô trống.
Đáp án: Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về
đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo
nhau váng cả một vùng sông nước.
(dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm, dấu
phẩy, dấu chấm).
- Một số HS trả lời trước lớp. Các HS
còn lại lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
51
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS nhận xét bài làm
của bạn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi
Khi nào?, Lúc nào?, Bao giờ?
Mục tiêu: Đặt và trả lời câu hỏi Khi
nào? Lúc nào? Bao giờ?
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b (đọc cả mẫu).
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
đôi, đặt và trả lời câu hỏi trong nhóm
đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Một số HS nhận xét bài làm của bạn.
Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS cầu HS hoạt động theo nhóm
đôi, đặt và trả lời câu hỏi trong nhóm
đôi:
+ Buổi sáng, ông em thường ra sân
tập thể dục.
→ Khi nào ông em thường ra sân tập
thể dục?/ Ông em thường ra sân tập
thể dục khi nào?/ Lúc nào ông em
thường ra sân tập thể dục?/ Ông em
thường ra sân tập thể dục lúc nào?
+ Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
→ Mẹ gọi Nam dậy lúc nào?/ Lúc
nào mẹ gọi Nam dậy?
+ Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
→ Khi nào/ Lúc nào/ Bao giờ lớp em
thi văn nghệ?
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
52
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV yêu cầu một số HS nhận xét. GV
nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi vào
VBT.
5. Kể chuyện (Đọc – kể)
Hoạt động 1: Đọc lại truyện Khu
vườn tuổi thơ
Mục tiêu: Đọc, nhớ lại truyện Khu
vườn tuổi thơ.
Cách tiến hành:
- GV mời một số HS đọc nối tiếp
truyện Khu vườn tuổi thơ, các bạn còn
lại lắng nghe để nhớ lại nội dung
truyện: nhân vật, sự việc,...
Hoạt động 2: Sắp xếp các bức tranh
theo đúng trình tự sự việc
Mục tiêu: Nhận biết nội dung tranh,
sắp xếp các bức tranh theo đúng trình
tự sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát, nói về nội
dung từng bức tranh và đọc lời nhân
vật.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các
HS còn lại lắng nghe.
- HS nhận xét và lắng nghe GV nhận
xét.
- HS viết câu hỏi vào VBT.
- Một số HS đọc nối tiếp truyện Khu
vươn tuổi thơ. Các HS còn lại đọc
thầm theo.
- HS quan sát, nói về nội dung từng
bức tranh và đọc lời nhân vật.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
53
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
54
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp để
sắp xếp các bức tranh theo đúng trình
tự sự việc trong truyện.
Hoạt động 3: Kể từng đoạn câu
chuyện theo tranh
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện theo tranh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS sử dụng tranh, kể lại
từng đoạn của câu chuyện trong nhóm
nhỏ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại
từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
(GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt,
cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân
vật).
- GV mời một số HS góp ý, nhận xét
- HS trao đổi theo cặp để sắp xếp các
bức tranh theo đúng trình tự sự việc
trong truyện (Đáp án: 2 – 3 – 1 – 4) .
- HS làm việc nhóm.
- HS quan sát tranh, kể lại từng đoạn
của câu chuyện trước lớp.
- Một số HS nhận xét, các HS còn lại
lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
55
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
phần kể chuyện của các bạn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được truyện Khu bườn
tuổi thơ đã đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp,
tập kể toàn bộ câu chuyện.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp.
- GV mời một vài HS nhận xét phần kể
chuyện của các bạn.
- GV và HS trao đổi về ý nghĩa của câu
chuyện.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được chứng
kiến
Hoạt động 1: Nói về một việc làm
hằng ngày của thầy cô
Mục tiêu: Nhận biết và nói được về
một việc làm hằng ngày của thầy cô.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a (đọc cả các gợi ý).
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS hoạt động theo cặp, tập kể
chuyện.
- Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một vài HS nhận xét phần kể chuyện
của nhóm bạn. Các HS còn lại lắng
nghe.
- HS trao đổi với GV về ý nghĩa của
câu chuyện: sự gắn bó với gia đình,
nơi chốn.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Nói 4 – 5 câu về một việc làm
hằng ngày của thầy cô dựa vào các
gợi ý.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
56
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS nêu tên việc làm
của thầy cô.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, chọn
nói về việc làm và các bước thầy cô
thực hiện công việc.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói về một việc
làm hằng ngày của thầy cô trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về một việc làm
hằng ngày của thầy cô
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc đã chứng kiến theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV nêu yêu cầu của BT 6b: Viết 4 –
5 câu về nội dung em vừa nói.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp.
- GV mời một số HS khác nhận xét,
góp ý cho bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
- HS trao đổi nhóm, chọn nói về một
việc làm hằng ngày của thầy cô.
- Một số HS nói trước lớp. Các HS
còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét, các HS còn lại
lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
57
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài đã đọc
về nơi thân quen, gắn bó
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài đã đọc
về nơi thân quen, gắn bó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS hoạt động trong
nhóm nhỏ:
+ Chia sẻ với bạn về tên bài đọc, thông
tin mới, nơi được nhắc đến, cảm xúc
của em sau khi đọc bài,...
+ Hỏi đáp cùng bạn về thông tin em
muốn biết thêm trong bài đọc bạn chia
sẻ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời một vài HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách
(trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào phiếu thông tin một
bài đã đọc về nơi thân quen, gắn bó.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1a:
Chia sẻ về bài đã đọc.
- HS hoạt động trong nhóm nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Các HS
còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét, các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và viết
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
58
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, nơi được nhắc đến,
thông tin mới, cảm xúc của em sau khi
đọc bài.
- GV mời một vài HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp.
- GV nhận xét.
2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí
Hoạt động 1: Vẽ về nơi em thích
trong ngôi nhà của mình
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Họa sĩ nhí, vẽ được nơi HS trong ngôi
nhà của mình.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của BT 2b.
- GV yêu cầu HS vẽ tranh về nơi em
thích trong ngôi nhà của mình.
Hoạt động 2: Đặt tên và giới thiệu
bức vẽ
Mục tiêu: Đặt được tên và giới thiệu
được bức vẽ với người thân.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS những nội dung có
thể giới thiệu với người thân:
vào Phiếu đọc sách.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu BT
2b.
- HS vẽ tranh.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
59
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Tên bức vẽ;
+ Lí do đặt tên bức vẽ;
+ Nội dung bức vẽ:
+...
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
60
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 10: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
TUẦN 21 – 22
BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể được tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa;
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc:
Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Kể được tên một số loại hoa, quả thường có trong mỗi mùa.
- Viết đúng chữ S hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm của các mùa; đặt được câu về đặc điểm của
sự vật; đặt và trả lời được câu hỏi về hình dáng của sự vật.
- Nói được 1 – 2 câu về một mùa mình thích.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
61
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ hoặc slide chiếu đoạn từ Các cháu đến đáng yêu.
- Mẫu chữ viết hoa S.
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS làm BT.
b. Đối với HS
- SGK, vở chính tả, vở bài tập;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Kể được tên các mùa trong
năm; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Các bước tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Tuần
này chúng ta sẽ cùng học sang chủ
điểm Bốn mùa tươi đẹp nói về các mùa
trong năm và đặc điểm của từng mùa.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên về các
mùa mà em biết.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc Chuyện bốn mùa lên bảng: Trong
bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm
- HS lắng nghe.
- HS kể tên những mùa mà mình biết:
mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa
đông, mùa nắng, mùa mưa, mùa khô,...
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
62
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hiểu văn bản Chuyện bốn mùa để xem
đặc điểm của các mùa và các mùa đã
nói gì với nhau nhé.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, phân biệt giọng nhân
vật: giọng người dẫn chuyện thong thả,
nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc
điểm của từng mùa, giọng nàng Đông
buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi,
giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng
Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền từ.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: sung sướng, lộc; hướng
dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài,
nhấn giọng ở một số từ ngữ: Nhưng
phải có nắng của em Hạ,/ cây trong
vườn/ mới đơm trái ngọt.//; Cháu có
công ấp ủ mầm sống/ để cây cối đâm
chồi/ nảy lộc.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
- HS lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn. Luyện đọc
theo yêu cầu của GV.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
63
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Phân biệt được lời của các
nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu
nội dung bài đọc: Mỗi mùa trong năm
đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho
cuộc sống; biết liên hệ bản than: Yêu
quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa; kể
được tên một số loại hoa, quả thường
có trong mỗi mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa
của một số tư khó:
+ lộc: chồi lá non.
+ bập bùng: ánh lửa cháy mạnh nhưng
không đều, khi bốc cao, khi hạ thấp.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để
trả lời câu hỏi trong SGK:
Câu 1: Chọn hình vẽ các nàng tiên phù
hợp với tên từng mùa trong năm.
- HS luyện đọc trước lớp. Các HS khác
lắng nghe.
- Một số HS đọc trước lớp. Các HS
còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Thứ tự lần lượt hình các nàng
tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
64
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 2: Theo lời bà Đất, mỗi mùa trong
năm có gì đáng yêu?
Câu 3: Bài đọc nói về điều gì?
Câu 4: Em thích nhân vật nào nhất? Vì
sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân.
Hoạt dộng 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, thành
thạo VB.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Các cháu đến
đáng yêu.
+ Câu 2: Theo lời bà Đất, mỗi mùa
trong năm đều có sự đáng yêu, đó là:
Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho
trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời
xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu
trường. Đông ấp ủ mầm sống để cây
cối đâm chồi nảy lộc.
+ Câu 3: Bài đọc nói về đặc điểm của
bốn mùa, ích lợi của bốn mùa với thiên
nhiên và cuộc sống con người.
+ Câu 4: HS trả lời dựa vào sở thích cá
nhân.
- HS nêu cách hiểu của bản thân về nội
dung bài đọc.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
65
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, đọc trước lớp đoạn từ Các
cháu đến đáng yêu.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời HS khá, giỏi đọc lại cả bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Nêu được tên một số loài
hoa, quả thường có ở mỗi mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo –
Hoa thơm trái ngọt.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ, nêu tên một số loài hoa, quả
thường có ở mỗi mùa.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài nhóm trình bày
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc lại cả bài. Các HS
còn lại lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động Cùng sáng tạo – Hoa thơm trái
ngọt: Kể tên các loại hoa, quả thường
có ở mỗi mùa.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nêu tên
một số loài hoa, quả thường có ở mỗi
mùa:
+ Mùa xuân: hoa đào, hoa mai, cam,
quýt,...
+ Mùa hè: hoa phượng, hoa bằng lăng,
quả vải, quả mận,...
+ Mùa thu: hoa cúc, quả hồng, quả
bưởi, quả xoài,...
+ Mùa đông: hoa dong riềng,...
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
66
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
trước lớp.
- GV nhận xét, lưu ý: Ở miền Bắc, sen
nở vào mùa hè, còn ở miền Nam, sen
nở vào mùa khô. Hiện nay, nhờ kỹ
thuật lai tạo giống, có những loài hoa
quả có cả ở 4 mùa, VD: hoa cúc, cam,
xoài, bưởi.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ S hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ S hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ
S hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ S hoa. GV viết
mẫu và nêu quy trình viết chữ S hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét
thẳng đứng.
+ Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2,
phía dưới ĐK ngang 4, viết một nét
cong trái phía trên ĐK ngang 2, lượn
vòng lên chạm ĐK dọc 2 viết nét thẳng
đứng sát ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét
cong trái và dừng bút cách bên phải
ĐK dọc 2 một li, phía dưới ĐK ngang
Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
67
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2.
+ Lưu ý: Lưng của 2 nét cong trái đều
chạm ĐK dọc 1. Chỗ bắt đầu viết nét
cong trái lớn phải ngang bằng với
điểm đặt bút.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ S hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ S hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ S hoa và câu
ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ý
nghĩa của câu ứng dụng Sông dài biển
rộng.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ S hoa,
cách nối nét từ chữ S hoa sang chữ ô.
- GV viết mẫu chữ Sông.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Sông và câu
- HS tập viết vào bảng con.
- HS tô và viết chữ S hoa vào VTV.
- HS tìm hiểu ý nghĩa của câu ứng
dụng Sông dài biển rộng: nghĩa đen,
chỉ sự dài rộng vô cùng của sông, của
biển → nghĩa bóng: sự bất tận của mọi
thứ mà con người khó có thể biết hết,
đồng thời cũng nói lên sự nhỏ bé của
con người.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Sông và câu ứng dụng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
68
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ứng dụng Sông dài biển rộng vào
VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ S hoa và câu
ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ca dao:
Làng Chợ đẹp lắm ai ơi
Sông sâu tắm mát trên đồi nương ngô
- GV chốt: Câu ca dao nói về cảnh đẹp
của quê hương đất nước.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ S hoa, chữ
Sông và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa lại bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc
đểm của các mùa.
Sông dài biển rộng vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca
dao.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào vở.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
69
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ
theo nhóm đôi:
+ Đối với 3a: đọc và chọn những đám
mây có từ ngữ chỉ đặc điểm, chia sẻ
kết quả trong nhóm.
+ Đối với 3b: tìm thêm một số từ ngữ
chỉ đặc điểm của cảnh vật trong các
mùa theo nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày kết quả.
- GV gọi một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 1 – 2 câu nói về sự
vật trong mỗi bức tranh
Mục tiêu: Đặt được câu về đặc điểm
của sự vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3:
Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm và tìm từ
ngữ chỉ đặc điểm của cảnh vật.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
+ 3a. Từ ngữ chỉ đặc điểm: trắng muốt,
mát mẻ, trong vắt, xanh ngắt, rực rỡ,
tươi tốt.
+ 3b. Từ ngữ chỉ đặc điểm của cảnh
vật:
▪ Mùa xuân: ẩm ướt.
▪ Mùa hạ: oi bức.
▪ Mùa thu: mát mẻ.
▪ Mùa đông: lạnh giá.
- Một số HS trình bày kết quả. Các HS
còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
70
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
BT4a.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:
các bức tranh vẽ về bông hoa, bầu trời
với những đám mây, đồng cỏ.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm
đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS viết 1 – 2 câu vừa đặt
vào VBT và chia sẻ kết quả.
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi
về hình dáng của 2 – 3 sự vật trong
4a: Đặt câu nói về sự vật trong mỗi
bức tranh.
- HS lắng nghe, quan sát tranh.
- HS hoạt động nhóm, đặt câu dựa vào
tranh.
- HS viết câu vào VBT và trình bày
trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
71
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tranh.
Mục tiêu: Đặt và trả lời được câu hỏi
về hình dáng của sự vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b, đọc mẫu và quan sát
tranh.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
đặt và thực hiện yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 1 cặp
câu hỏi và trả lời (theo mẫu).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4b: Đặt và trả lời câu hỏi về hình dáng
của 2 – 3 sự vật trong tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện
yêu cầu BT.
VD:
▪ Con voi có hình dáng thế nào?
▪ Con voi có hình dáng to lớn,
màu nâu.
▪ Cây cỏ trong rừng thế nào?
▪ Cây cỏ trong rừng nhiều, xanh
tốt, um tùm.
- HS viết vào VBT và trình bày trước
lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
72
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Nói được 1 – 2 câu về một
mùa mình thích.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời một HS đọc to và xác định
yêu cầu của hoạt động.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm
nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về một mùa
em thích, lí do em thích và những hoạt
động em thích làm vào mùa đó.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động: Nói về một mùa em thích.
- HS hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các
HS còn lại lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
73
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: ĐẦM SEN (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được về một loài hoa mà HS biết theo gợi ý; nêu được phỏn đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của đầm sen và hoạt động hái sen.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được êu/uê; l/n, in/inh.
- Mở rộng được vốn từ về bốn mùa (từ ngữ chỉ đặc điểm thời tiết); đặt được
câu hỏi Vì sao? Do đâu? Nhờ đâu?.
- Biết nói và đáp lời mời, lời khen ngợi.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về bốn mùa.
- Trao đổi được về 1 – 2 món ăn làm từ sen.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Trân trọng, yêu quý người lao động, yêu và bảo vệ
thiên nhiên tươi đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
74
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ hoặc slide chiếu đoạn 2, 3.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập;
- Bài thơ tả cảnh đẹp của một mùa trong năm đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được về một loài hoa
mà HS biết theo gợi ý; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp,
nói với bạn về một loài hoa mà em
biết.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: sự vật, hình
ảnh, màu sắc,...
- HS hoạt động theo cặp, nói với bạn
về một loài hoa mà mình biết.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa, phán đoán nội dung
bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
75
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Đầm sen lên bảng: Nhìn
tranh, chúng ta thấy một bạn nhỏ đang
đứng trên đê vẫy chào hai người phụ
nữ đang ngồi trên thuyền hái sen. Cảm
xúc và suy nghĩ của bạn nhỏ về sen
như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
trong bài đọc hôm nay: Đầm sen.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: khoan khoái, ngột ngạt,
mủng, tấm tắc,...
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo.
- HS luyện đọc trong nhóm, sau đó đọc
trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
76
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Vẻ
đẹp của đầm sen và hoạt động hái sen;
biết liên hệ bản thân: Trân trọng, yêu
quý người lao động, yêu và bảo vệ
thiên nhiên tươi đẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của
một số từ khó. GV chốt đáp án:
+ Đầm: khoảng trũng to và sâu ở giữa
đồng để giữ nước.
+ Mủng: một loại thuyền nhỏ, tròn,
đan bằng tre.
+ Khoan khoái: có cảm giác thoải mái,
dễ chịu.
+ Tấm tắc: luôn miệng nói lời khen
ngợi.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
Câu 1: Điều gì đã khiến Minh dừng lại
khi vừa rẽ vào làng?
Câu 2: Đầm sen có gì đẹp?
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó, nghe GV chốt đáp án.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi
trong SGK:
Câu 1: Điều khiến Minh dừng lại khi
vừa rẽ vào làng là đi khỏi dốc đê, lối rẽ
vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất
khoan khoái, dễ chịu.
Câu 2: Vẻ đẹp của đầm sen: rộng
mênh mông, những bông sen trắng,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
77
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Câu 3: Mẹ con bác Tâm hái sen như
thế nào?
Câu 4: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc: Vẻ đẹp của đầm sen và hoạt động
hái sen.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Trân trọng yêu quý người
lao động; yêu và bảo vệ thiên nhiên
tươi đẹp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu đọc đoạn văn, trả lời câu
hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: rẽ, dịu,…; hoặc do ngữ nghĩa,
sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền
lá xanh mướt.
Câu 3: Mẹ con bác Tâm bơi chiếc
mủng đi hái sen, cẩn thận ngắt từng
bông, bó thành từng bó, bọc bên ngoài
một chiếc lá, rồi để nhè nhẹ vào lòng
thuyền.
Câu 4: HS trả lời theo sở thích.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó
đọc theo hướng dẫn của GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
78
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VD: dịu,…
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe, viết
đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn
HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn
văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không
bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa
học).
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên
cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt êu/uê
Mục tiêu: Phân biệt êu/uê.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp,
đọc các từ ngữ, thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài cho bạn bên canh, soát lỗi
cho nhau.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2b: Chọn vần êu hoặc vần uê thích
hợp với mỗi hình sao và thêm dấu
thanh (nếu cần).
- HS làm việc theo cặp, hoàn thành bài
tập: cái lều, áo thêu hoa, hoa huệ, tập
đi đều.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
79
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
lớp.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt l/n, in/inh
Mục tiêu: Phân biệt êu/uê; l/n, in/inh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân,
đọc đoạn thơ, thực hiện BT vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
bốn mùa (từ ngữ chỉ đặc điểm thời
tiết).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT.
- HS làm việc cá nhân, đọc đoạn thơ,
thực hiện BT vào VBT:
+ Chữ l/n: nắng, lá, lên.
+ Vần in/inh: tinh, linh, chín.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
80
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu
cầu trong nhóm 4 bằng kĩ thuật Khăn
trải bàn, mỗi HS tìm từ cho một mùa.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ tìm
được.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ mùa
phù hợp với mẫu hình ngôi sao
Mục tiêu: Nhận biết và tìm được các
từ ngữ chỉ mùa phù hợp với mẫu hình
ngôi sao.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt
động nhóm
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 3: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp
với đặc điểm từng mùa.
- HS làm việc nhóm:
+ Mùa xuân: ấm áp.
+ Mùa hạ: nồng nàn, nắng nóng.
+ Mùa thu: mát mẻ.
+ Mùa đông: lạnh giá.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Các HS còn lại lắng nghe.
- HS giải nghĩa các từ tìm được.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4a.
- HS thực hiện BT vào VBT: thứ tự lần
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
81
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn sau
khi đã điền từ ngữ, tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Đặt câu hỏi cho các từ
ngữ in đậm
Mục tiêu: Đặt được câu hỏi Vì sao?
Do đâu? Nhờ đâu?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp,
hoàn thành bài tập đặt câu hỏi, viết vào
VBT 3 câu hỏi vừa đặt.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và mở rộng: Các từ để
hỏi như Vì sao, Do đâu, Nhờ đâu đều
có điểm chung là hỏi về lý do, nguyên
nhân. Nhưng chúng cũng có sự khác
lượt: mùa xuân, mùa thu, mùa mưa,
mùa khô.
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền
từ ngữ, tự đánh giá bài của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS làm việc theo cặp, hoàn hthanhf
bài tập:
+ Vì sao thời tiết mát mẻ?
+ Do đâu/ Vì sao cây cối bị khô héo?
+ Nhờ đâu cây cối đâm chồi nảy lộc?/
Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ đâu?
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
82
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
biệt nhất định. Vì sao mang hàm nghĩa
hỏi nguyên nhân, Do đâu cũng hỏi
nguyên nhân, nhưng muốn tìm được
gốc rễ của vấn đề. Nhờ đâu thường hỏi
lý do của những kết quả, thành tựu tốt
đẹp.
5. Nói và nghe
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời mời, lời
khen ngợi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
câu của BT 5, hướng dẫn HS quan sát
tranh: Tranh vẽ Minh đang mời bà và
mẹ thưởng thức chè sen. Thái độ của
Minh, của bà và mẹ như thế nào?
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
đôi, tập nói lời mời và lời đáp, khen
ngợi. GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Ta thường nói lời khen ngợi khi
nào?
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT.
Trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoạt
động theo nhóm đôi, tập đóng vai nói
lời mời và lời đáp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
83
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần
chú ý điều gì (giọng nói, nét mặt, ánh
mắt, cử chỉ, điệu bộ,…)?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm đóng vai, nói
lời mời và đáp của Minh với mẹ, hoặc
của Minh với bà trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được chứng
kiến (tiếp theo)
Hoạt động 1: Sắp xếp các câu thành
đoạn văn
Mục tiêu: Nhận biết nội dung các câu,
biết sắp xếp các câu thành đoạn văn
theo đúng thứ tự.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
đôi, thực hiện BT, trả lời câu hỏi.
- HS đóng vai, nói lời mời và lời đáp
trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Sắp xếp các câu thành đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện
BT:
Câu 2. Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi
mủng đi hái sen.
Câu 4. Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt
từng bông.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
84
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình
bày cách thuật việc được chứng kiến:
Cách thuật việc được chứng kiến phải
đảm bảo tính trung thực và sự tuần tự,
theo logic.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
đoạn văn
Mục tiêu: Hiểu được nội dung đoạn
văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
để trả lời câu hỏi.
Câu 5. Tiếp đến, bác bó sen thành
từng bó.
Câu 3. Sau đó, bác bọc một chiếc lá
lớn bên ngoài bó sen.
Câu 1. Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen
vào lòng thuyền.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS trả lời và lắng nghe GV.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6b: Tìm hiểu về nội dung đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu
hỏi: Nội dung của đoạn văn nói về
cách hái sen của mẹ con bác Tâm. Có
thể sắp xếp đúng thứ tự các câu trong
đoạn văn là dựa vào các từ ngữ nói về
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
85
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp, rút ra lưu ý khi viết đoạn
văn thuật việc.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Viết về công việc hằng
ngày của một người thân
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc đã chứng kiến (công việc hằng
ngày của một người thân) theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về
công việc hằng ngày của một người
thân vào VBT, khuyến khích HS sáng
tạo trong cách viết.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp.
trình tự thực hiện công việc.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp,
rút ra lưu ý khi viết đoạn văn thuật
việc: viết theo thứ tự, dùng các từ ngữ
nói về trình tự thực hiện công việc.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6c: Viết 4 – 5 câu về công việc hằng
ngày của một người thân của em.
- HS viết vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
86
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS và GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã
đọc về bốn mùa
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về bốn mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV nêu yêu cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
nhỏ về tên bài thơ, tác giả, tên mùa, vẻ
đẹp,…
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết thông tin một bài thơ
đã đọc về bốn mùa vào Phiếu đọc
sách.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu của BT 1a.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ về
bài thơ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
87
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài thơ, tên tác giả, tên mùa,
vẻ đẹp,...
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS chia sẻ Phiếu
đọc sách trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
2. Trao đổi về món ăn làm từ sen
Mục tiêu: Trao đổi được về 1 – 2 món
ăn làm từ sen.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn một vài điều em có
thể chia sẻ với người thân:
+ Tên món ăn.
+ Các thành phần của món ăn.
+ Hương vị của món ăn.
+ ...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp,
đóng vai để chia sẻ.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp, tập đóng vai
chia sẻ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
88
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Nhiệm vụ về nhà
- GV yêu cầu HS thực hành ở nhà với
người thân.
- HS thực hành ở nhà với người thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
89
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: DÀN NHẠC MÙA HÈ (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được câu đố về các mùa; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè,
bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa
hè.
- Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, câu kể và dấu chấm.
- Nói được những âm thanh mình yêu thích vào mùa hè.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
90
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh về cảnh vật mùa hè, về 2 nhạc cụ: nhị, hồ và cảnh nghệ sĩ dùng
nhị, hồ trong dàn nhạc.
- Mẫu chữ viết hoa T.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3a.
- Bảng phụ/ slide ghi BT 3b.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Giải được câu đố về các
mùa; nêu được phỏng đoán của bản
than về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
đố bạn về các mùa.
- GV chốt đáp án: mùa xuân, mùa thu.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: hình ảnh, màu
sắc,...
- HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về
các mùa.
- HS nghe GV chốt đáp án.
- HS đọc tên bài, kết hợp quan sát
tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
91
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc lên bảng: Các bức tranh, ảnh cho
thấy nhạc cụ do con người tạo ra.
Cũng là những âm thanh, dàn nhạc,
nhưng là âm thanh và dàn nhạc của
thiên nhiên, tiết học hôm nay, thầy/ cô
trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về âm
thành của những dàn nhạc thiên nhiên
vào mùa hè qua bài đọc: Dàn nhạc
mùa hè.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
92
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng
logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng vui nhộn.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
93
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
một số từ khó: loa, nhịp chày, sóng
đôi...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi
sau các dòng thơ, khổ thơ; nhấn giọng
một số từ ngữ biểu thị nội dung hoặc
cảm xúc: Tiếng chim cúc cu//; Cung
trầm cung bổng.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên
mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh
mình, thiên nhiên thanh bình; biết liên
hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật
quanh mình; nêu được một số từ ngữ
chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa
quả mùa hè.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD:
nhị, hồ (tên 2 loại nhạc cụ truyền
thống), cung (đơn vị đo khoảng cách
giữa các nốt nhạc).
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và
trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó, lắng nghe GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
94
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
Câu 1: Ai mở màn cho khúc ca mùa
hạ?
Câu 2: Gọi tên những người bạn trong
dàn nhạc mùa hè:
Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ
cuối báo hiệu mùa hè đến?
Câu 4: Em thích người bạn nào trong
dàn nhạc mùa hè? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ
bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật
quanh mình.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Mở màn cho khúc ca mùa hạ
là nhạc trưởng ve kim.
+ Câu 2: Chim tu hú, cào cào, chim
cúc cu, ve, sáo sậu.
+ Câu 3: Hình ảnh hoa phượng đỏ cả
trời trong khổ cuối báo hiệu mùa hè
đến.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá
nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ
đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày
tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên
nhiên thanh bình.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
95
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc lại trôi chảy,
thành thạo bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định giọng đọc toàn bài và một số
từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại cả bài.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại trong
nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ
thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- GV sử dụng phương pháp (PP) xóa
dần để HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ
thơ yêu thích.
- GV mời một số HS thi đọc thuộc
lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài
đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc lại trong nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc trước lớp. Các HS
còn lại đọc thầm theo.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em
thích trong nhóm đôi.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em
thích trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
96
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Trao đổi được về đặc điểm
của thiên nhiên.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động Cùng sáng tạo – Sắc
màu mùa hạ.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ nêu đặc điểm của thiên nhiên. GV
gợi ý: bầu trời: cao, xanh, đầy nắng,
nắng vàng rực rỡ, nắng chói chàng,...;
cây cối: xanh biếc, xum xuê,...; hoa
quả: kết trái, chín, vàng, đỏ, nâu,
thơm, ngon,... GV có thể mở rộng cho
HS mùa hạ ở miền Bắc, mùa mưa ở
miền Nam.
- GV mời một số nhóm trình trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ T hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ T hoa.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ T
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
- HS nghe GV hướng dẫn, xác định
yêu cầu của hoạt động.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nêu đặc
điểm của thiên nhiên.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS quan sát chữ T hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ.
- HS quan sát.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
97
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tạo nét chữ của con chữ T hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ T hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thắt
và nét cong phải.
+ Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và
3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết
nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt
rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch
với nét cong phải và dừng bút cách
bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK
ngang 2.
+ Lưu ý: Lưng nét cong trái nhỏ phải
chạm ĐK dọc 1. Nét cong phải chạm
ĐK dọc 3 và ĐK ngang 2.
- GV yêu cầu HS viết chữ T hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ T hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ T hoa và câu
ứng dụng.
Cách tiến hành:
- HS viết vào bảng con.
- HS tô và viết vào VTV.
- HS đọc, tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
98
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Tấc đất tấc
vàng. GV chốt ý nghĩa: Tấc đất tấc
vàng ý nói đất đai là vốn quý, một tấc
đất có thể làm ra được biết bao của cải,
quý như vàng.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ T hoa
và cách nối từ chữ T hoa sang chữ â.
- GV viết mẫu chữ Tấc.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Tấc và câu
ứng dụng Tấc đất tấc vàng vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ T hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu dao:
Ai ơi về miệt Tháp mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
- GV chốt ý nghĩa: câu ca dao nói về
sự trù phú của thiên nhiên vùng Tháp
mười.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ T hoa, chữ
- HS lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu chữ Tấc.
- HS viết vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu ca dao.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
99
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Tháp và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV và HS nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ không
cùng nhóm
Mục tiêu: Nhận biết được các nhóm
từ ngữ, hoàn thành BT.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để
thực hiện BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước
lớp bằng cách giơ thẻ từ (từ không
- HS tự đánh giá.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm, thực hiện bài
tập:
+ Cụm mây màu xanh: lạnh ngắt;
+ Cụm mây màu vàng: nâu đất.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
100
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cùng nhóm).
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc
điểm
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc
điểm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 3b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu
cầu trong nhóm 4 bằng kỹ thuật Khăn
trải bàn, chia sẻ và thống nhất kết quả
trong nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét, mở rộng: màu ngọc
bích – mà như màu ngọc bích; còn tan
và say sưa là từ ngữ chỉ trạng thái của
sự vật, không phải từ ngữ chỉ đặc điểm
vì chúng không chỉ màu sắc, không chỉ
hình dáng, không chỉ tính tình.
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm: Từ ngữ chỉ đặc
điểm: trong veo, vàng, nhỏ, tròn.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
101
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
4. Luyện câu
Mục tiêu: Biết đặc điểm câu kể và dấu
chấm, hoàn thành bài tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
chọn cách ngắt câu phù hợp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Nói được những âm thanh
mình yêu thích vào mùa hè.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Nói về những âm thanh
em yêu thích vào mùa hè.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn cách
ngắt câu phù hợp: Mùa mưa và mùa
khô ở Sài Gòn khá rõ rệt. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Những tháng còn lại là mùa khô. Mùa
mưa trời mát mẻ. Mùa khô nắng vàng
rực rỡ suốt cả ngày.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu của hoạt động.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
102
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
GV hướng dẫn HS những nội dung có
thể trao đổi với bạn:
+ Những hoạt động em yêu thích.
+ Lí do em yêu thích hoạt động đó.
+ Cảm xúc của em khi thực hiện hoạt
động.
+ ...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp.
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS hoạt động theo cặp.
- Một số HS nói trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
103
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: MÙA ĐÔNG VÙNG CAO (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được về những hình ảnh em thây trong bức tranh; nêu được phỏng đoán
của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình
yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.
- Mở rộng được vốn từ về bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc); đặt
được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn
văn.
- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông
trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về bốn mùa.
- Chia sẻ được điều mình biết về một mùa trong năm.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ ản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
104
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.
- Thẻ từ để HS làm BT3.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài văn về bốn mùa đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được về những hình
ảnh HS thấy trong bức tranh; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
nói với bạn về những hình ảnh em thấy
trong bức tranh.
- HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn
về những hình ảnh em thấy trong bức
tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
105
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: màu sắc, các
loại cây và hoa có trong bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV
ghi tên bài đọc lên bảng: Bức tranh vẽ
cảnh mùa đông. Thông thường, nhắc
đến mùa đông, người ta nghĩ ngay đến
cái lạnh, cái rét buốt, nghĩ ngay đến sự
u ám, thiếu sắc màu. Nhưng mùa đông
trong một đoạn văn của Đỗ Bích Thúy
lại đầy những vẻ đẹp màu sắc của loại
cây và hoa. Cụ thể như thế nào, chúng
ta cùng đi vào bài đọc hôm nay: Mùa
đông vùng cao.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS đọc tên bài, kết hợp tranh minh
họa, phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
106
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV đọc mẫu, giọng đọc chậm rãi,
nhẹ nhàng xen lẫn sự yêu mến bức
tranh thiên nhiên vùng cao vào mùa
đông.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: ùa, ngải đắng, tam giác
mạch, ngợp trời,...; hướng dẫn cách
ngắt nghỉ ở một số câu dài: Rễ cây
bám chặt lấy lớp đất chai cứng/ và ngả
sang màu nâu đen/ vì sương muối.//;
Cả dải núi,/ nương nhà này nối với
nương nhà kia/ cứ bừng lên một màu
tam giác mạch ngợp trời//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng
núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh
bình của thiên nhiên đất nước; biết
liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của
mỗi mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó, lắng nghe GV hướng dẫn, giải
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
107
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thích nghĩa của một số từ khó, VD:
sương muối (hơi nước đóng băng
thành các hạt nhỏ, trắng như muối),
tam giác mạch (một loại cây lương
thực được trồng ở miền núi), cây ngải
đắng (còn gọi là cây ngải tây, thuộc họ
cúc), nương (đất trồng trọt trên vùng
đồi núi),...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK.
Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở
đâu?
Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi
như thế nào khi mùa đông đến?
Câu 3: Câu văn “Cỏ không mọc nổi
nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên
xanh mướt.” nói lên điều gì?
▪ Tam giác mạch mọc chậm hơn
cỏ.
▪ Tam giác mạch mọc nhanh hơn
cỏ.
▪ Tam giác mạch có sức sống
mạnh mẽ.
Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
thích.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Bài đọc nói về mùa đông, ở
vùng cao.
+ Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi
khi mùa đông đến:
▪ Lá đào, lá mận: từ trên cành →
rụng
▪ Dòng suối: chảy → cạn nước
▪ Thời tiết: chuyển lạnh: Gió từ
trong khe núi ùa ra, mang theo
hơi lạnh của đá.
▪ Thân cây ngải: xanh tươi → khô
lại, ngả sang màu nâu đen.
+ Câu 3: Câu văn nói lên tam giác
mạch có sức sống mạnh mẽ.
+ Câu 4: Hoa cây tam giác mạch đẹp,
trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng
càng rực rỡ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
108
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, thành
thạo bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
bản thân về nội dung bài. Từ đó, bước
đầu xác định được giọng đọc toàn bài
và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Khi những chiếc
lá đào đến sương muối.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ đoạn từ Khi những chiếc lá
đào đến sương muối.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn
từ Khi những chiếc lá đào đến sương
muối.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày
tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên
nhiên đất nước.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản
thân.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài
đọc, xác định giọng đọc, một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc trước lớp.
- HS đọc cả bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
109
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Mưa
cuối mùa, trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...;
hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ ngữ để HS viết
vào VBT (GV hướng dẫn HS: lùi vào
một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết
dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc
HS viết những chữ hoa chưa học).
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện viết chính tả -
Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Phân biệt được d/gi.
Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- HS đánh vần theo hướng dẫn của
GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
110
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời một HS đọc to và xác định
yêu cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và
chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với
mỗi người, thực hiện vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết chính tả -
Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng
Mục tiêu: Phân biệt được d/gi; iu/iêu,
oăn/oăng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
2b.
- HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc
chữ gi thích hợp với mỗi người, thực
hiện vào VBT: giữ lại, nước lại trong
dần, xuôi theo dòng nước.
- Một số HS chia sẻ kết quả. Các HS
còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2c.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Vần iu/iêu: mát dịu, kì diệu, chim
liếu điếu, hót líu lo.
+ Vần oăn/oăng: dài ngoằng, ngoằn
ngoèo, nhanh thoăn thoắt, nói liến
thoắng.
- HS tự đánh giá bài làm của mình.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
111
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của mình.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- GV và HS nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu
sắc).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu
cầu trong nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp. GV yêu cầu HS giải nghĩa
các từ ngữ tìm được.
- GV và HS nhận xét.
- HS chia sẻ kết quả. HS khác nhận
xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3.
- HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong
nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Các HS còn lại lắng nghe.
+ Từ ngữ chỉ mùa: mùa xuân, mùa hè,
mùa thu.
+ Từ ngữ chỉ hoa, quả và màu sắc: hoa
bắp, trắng, hoa bầu, hoa mơ, đỏ, hoa
phượng, hoa vông, cam, quýt, vàng.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
112
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt câu hỏi cho các từ
ngữ in đậm
Mục tiêu: Đặt được câu hỏi Khi nào?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi theo yêu
cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp câu
hỏi đặt được theo yêu cầu.
- GV mời một số HS khác nhận xét.
Hoạt động 2: Chọn từ ngữ ở thẻ
màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ
màu hồng
Mục tiêu: Ghép được từ ngữ thành
câu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4a.
- HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong
nhóm đôi:
+ Khi nào hoa mơ nở trắng như tuyết?
+ Hoa phượng đỏ rực khi nào?
+ Khi nào cam quýt chín vàng?
+ Cúc họa mi nở rộ khi nào?
- HS chia sẻ kết quả trước lớp. Một số
HS khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
113
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT và
chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 3: Sắp xếp các câu vừa
ghép thành đoạn văn
Mục tiêu: ghép được từ ngữ thành
câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
BT 4c.
- HS làm bài vào VBT, chia sẻ kết quả
trong nhóm đôi:
+ Bầu trời ngày thêm xanh.
+ Rồi vườn cây ra hoa.
+ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.
+ Nắng vàng ngày càng rực rỡ.
+ Vườn cây đâm chồi nảy lộc.
- Một số HS chia sẻ kết quả. Một số
HS khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nghe GV hướng dẫn, xác định
yêu cầu BT 4c.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
114
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt
động nhóm
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn sau khi
đã sắp xếp vào VBT.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và các bạn.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét.
5. Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe kể chuyện Sự tích
mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ,
kết hợp quan sát tranh, ghi nhớ nội
dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện.
- HS sắp xếp đoạn văn vào VBT: Hoa
mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn
cây đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra
hoa. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Bầu
trời thêm xanh.
- HS đánh giá bài làm của nhau.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
115
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm
tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng
các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán,
trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung sự
chú ý của HS:
+ Vì sao tất cả mọi loài ban đầu chỉ có
- HS nghe GV kể chuyện lần thứ nhất
để kiểm tra phán đoán.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
116
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bộ lông xám? Chúng ta sẽ cùng xem
làm thế nào mà thỏ con lại có bộ lông
màu trắng nhé!
+ Chúng ta cùng đoán xem thỏ con đã
làm cách nào để mùa xuân đến?
+ Liệu mọi người có giúp thỏ con
không?
+ Liệu mùa xuân có về?
- GV kể chuyện lần hai, yêu cầu HS
kết hợp quan sát tranh minh họa để ghi
nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông
trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi
ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và câu
hỏi gợi ý để kể từng đoạn câu chuyện
trong nhóm nhỏ (GV hướng dẫn HS sử
dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt
giọng các nhân vật).
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời các nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai
kết hợp quan sát từng tranh minh họa
để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu
chuyện.
- HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý để
kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm
nhỏ.
- Các nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn
câu chuyện trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại
lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
117
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV và HS nhận xét phần kể chuyện.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu
chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông
trắng của thỏ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp.
- GV và HS nhận xét phần kể chuyện.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích và giải thích lí do.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được chứng
kiến
Hoạt động 1: Nói về việc làm tốt của
một người bạn
Mục tiêu: Nói được về việc làm tốt
của một người bạn.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- Một số HS nhận xét phần kể chuyện
của các bạn. Các HS lắng nghe, phản
hồi.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích và giải
thích lí do.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
118
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm đôi
theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm trình bày trước
lớp.
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về việc làm tốt của
một người bạn
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc đã chứng kiến (về việc làm tốt của
một người bạn) theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung vừa nói ở BT 6a vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS nói trong nhóm đôi theo các câu
hỏi gợi ý.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS con lại
lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa
nói ở BT 6a vào VBT.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS lắng
nghe và phản hồi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
119
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV và HS nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã
đọc về bốn mùa
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn
đã đọc về bốn mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm về tên bài văn, tác giả, tên mùa,
nét riêng của mùa,…
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài văn đã đọc về bốn
mùa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm về tên
bài văn, tác giả, tên mùa, nét riêng của
mùa,…
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
120
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài văn, tác giả, tên mùa, nét
riêng của mùa,…
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
2. Chia sẻ về một mùa trong năm
Mục tiêu: Chia sẻ được điều mình biết
về một mùa trong năm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV nêu yêu cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi điều em biết về một mùa trong
năm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV và HS nhận xét.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu BT.
- HS trao đổi nhóm.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, lắng nghe, phản hồi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
121
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TUẦN 23 – 24
BÀI 1: CHUYỆN CỦA VÀNG ANH (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến
những thay đổi tuyệt vời đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Bước đầu biết đọc phân vai.
- Viết đúng chữ U, Ư hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ con vật; đặt và trả lời câu hỏi Con gì?
- Thực hiện được trò chơi Ca sĩ nhí; giới thiệu được về một loài chim có
trong bài hát.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
122
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành,
hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết.
- Mẫu chữ viết hoa U, Ư.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn bè về
những âm thanh nghe được trong thiên
nhiên; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung ài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu tên chủ điểm, yêu cầu
HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của
em về tên chủ điểm: Trong chủ điểm
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
123
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
“Thiên nhiên muôn màu”, chúng ta sẽ
tìm hiểu về thiên nhiên, từ đó biết yêu
quý cây cối, con vật, sông suối, núi
rừng,...; có ý thức tự giác tham gia
hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không
phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa;
cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn về những âm thanh em
nghe được trong thiên nhiên.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc lên bảng: Thiên nhiên rất đẹp,
thiên nhiên cũng thay đổi từng ngày,
khiến cho ta có sự ngỡ ngàng. Có một
bạn chim vàng anh đã ngỡ ngàng về sự
thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên.
Những sự thay đổi ấy là gì, chúng ta
cùng đi vào tìm hiểu bài đọc hôm nay:
Chuyện của vàng anh.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời
nói, việc làm của các nhân vật,...
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn về những âm thanh em nghe được
trong thiên nhiên.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa, phán đoạn nội dung
bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
124
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, đọc phân biệt giọng
nhân vật: người dẫn chuyện giọng
thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ
chỉ suy nghĩ, hành động của chim vàng
anh và các sự vật; giọng vàng anh ngạc
nhiên, vui tươi; giọng lá non, cỏ non,
hoa hồng hồn nhiên.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: cội, sà xuống, ngậm,
ngát hương,...; hướng dẫn cách ngắt
nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Nó
ngạc nhiên,/ bởi có cái gì mới lắm,/ lạ
lắm.//; Chỉ qua một đêm,/ là vàng đã
rụng xuống/ cho lá non mọc lên.//;
Còn tôi,/ đêm qua,/ tôi nằm mơ/ thấy
mình bay giữa đồng cỏ xanh.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Phân biệt được lời của các
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc trong nhóm và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
125
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu
nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi
tuyệt vời của vạn vật theo thời gian,
bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt
vời đó; biết liên hệ bản thân: Qúy
trọng thời gian; bước đầu biết đọc
phân vai.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD: sà
(bay thấp hẳn xuống hướng đến một
chỗ nào đó), đóa (từ chỉ riêng từng
bông hoa), ngát hương (mùi thơm dễ
chịu và lan tỏa ra xa), cội (gốc cây to
lâu năm),...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên về điều
gì?
+ Câu 2: Qua một đêm, lá non, cỏ, hoa
hồng thay đổi như thế nào?
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên bởi vừa
thức giấc, nó thấy có cái gì mới lắm, lạ
lắm.
+ Câu 2: Qua một đêm, lá, cỏ, hoa
hồng đã có sự thay đổi:
▪ Lá vàng rụng xuống cho lá non
mọc lên.
▪ Cỏ non đã lớn.
▪ Hoa hồng từ nụ đã thành một
đóa hồng đỏ thắm.
+ Câu 3: Giấc mơ của vàng anh lạ ở
chỗ, nó đã mơ về vùng đất rộng lớn,
mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh,
nơi đó có hoa tỏa ngát hương, tất cả
các loài đều biết hót.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích các
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
126
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 3: Giấc mơ của vàng anh có gì
lạ?
+ Câu 4: Em thích sự vật nào nhất? Vì
sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân:
Qúy trọng thời gian.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, thành
thạo bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Kể về sự
thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời
gian, bày tỏ sự yêu mến những thay
đổi tuyệt vời đó.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản
thân.
- HS nêu cách hiểu, xác định giọng
đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
127
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV đọc lại đoạn từ Rồi nó nói tiếp
đến hết.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc lời nói của
vàng anh, của cỏ non và hoa hồng;
luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn
từ Rồi nó nói tiếp đến hết.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Đọc phân vai bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng
ai cũng hay: Cùng các bạn đọc phân
vai người dẫn chuyện, vàng anh, lá
non, hoa hồng.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS cùng bạn đọc phân
vai trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Đọc phân vai
- GV mời một số nhóm đọc phân vai
trước lớp.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm và trước
lớp.
- Một số HS đọc lại cả bài. Các HS
còn lại lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn, xác định
yêu cầu.
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- HS đọc phân vai trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
128
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Viết
Hoạt động 1: Luyên viết chữ U, Ư
hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ U, Ư hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ U
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ U hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ U hoa:
+ Cấu tạo: gồm nét móc hai đầu và nét
móc ngược phải.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2
một li, dưới ĐK ngang 3, viết
nét móc 2 đầu và dừng bút trên
ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1
và 2.
▪ Lia bút lên theo ĐK dọc đến
giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét
móc ngược phải và dừng bút
giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước
ĐK dọc 4.
- GV yêu cầu HS quan sát và so sánh
- HS quan sát, xác định chiều cao, độ
rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ U
hoa.
- HS quan sát, lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
129
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chữ U hoa với chữ Ư hoa.
- GV so sánh:
+ Cấu tạo: goomg nét móc hai đầu, nét
móc ngược phải như chữ U hoa, nhưng
có thêm dấu phụ (nét móc trái nhỏ).
+ Cách viết: Tương tự quy trình viết
chữ U hoa, chữ Ư hoa viết thêm dấu
phụ phía trên ĐK ngang 3, chạm nét
móc ngược phải.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ U, Ư hoa
vào bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ U, Ư
hoa vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ U, Ư hoa và
câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc và
tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Uống
nước nhớ nguồn: tương tự như Uống
nước nhớ kẻ đào giếng, Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây: Khi được sung sướng
- HS quan sát, so sánh.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ U, Ư hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ U, Ư hoa vào
VTV.
- HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng,
lắng nghe GV hướng dẫn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
130
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hưởng thành quả, phải nhớ đến người
đã có công gây dựng nên.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ U hoa,
cách nối nét từ chữ U sang chữ ô.
- GV viết chữ Uống.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Uống và câu
ứng dụng Uống nước nhớ nguồn vào
VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ U hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ca dao:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ
Ca dao
- GV chốt: Câu ca dao nói về việc rèn
giũa, giáo dục con người ngay phải bắt
đầu từ sớm.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ U hoa, chữ
Uốn và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá và chỉnh sửa bài
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Uống và câu ứng dụng
Uống nước nhớ nguồn vào VTV.
- HS đọc, tìm hiểu nghĩa của câu ca
dao.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ U hoa, chữ Uốn và câu
ca dao vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
131
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
viết.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
- GV nhận xét.
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ con vật
có trong bài vè
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ con
vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ con
vật theo yêu cầu, chia sẻ kết quả trong
nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt dộng 2: Tìm từ ngữ chỉ tên loài
vật phù hợp
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ loài
vật.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS tìm từ ngữ chỉ con vật theo yêu
cầu, chia sẻ kết quả trong nhóm: đom
đóm, gà trống choai, chó, khỉ rừng, ve
sầu, tằm.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
132
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b.
- GV tổ chức chơi tiếp sức để HS thực
hiện BT.
- GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ
ngữ chỉ con vật mà em biết.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt và trả lời được câu hỏi
Con gì?
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to, xác định yêu
cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS quan sát câu mẫu.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi
theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi trò chơi Đôi bạn
(bạn hỏi được chọn một bạn trả lời) để
đặt và trả lời câu hỏi về một con vật
tìm được ở BT 3.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3b.
- HS thực hiện BT:
▪ Hót như khướu.
▪ Nhanh như sóc.
▪ Chậm như rùa.
▪ Khỏe như voi.
▪ Dữ như cọp.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: Đặt và
trả lời câu hỏi về một con vật tìm được
ở BT 3.
- HS quan sát câu mẫu.
- HS đặt và trả lời câu hỏi trong nhóm
đôi.
- HS chơi trò chơi.
-HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
133
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Ca
sĩ nhí; giới thiệu được về một loài
chim có trong bài.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chơi trò chơi Ca sĩ
nhí.
- GV tổ chức trò chơi, chia lớp thành 2
đội, hát đối đáp các bài có tên loài
chim. VD: Con cò bé bé, Chim vành
khuyên, Chim chích bông, Thật đáng
chê (chim chích chòe)... GV phân công
1 HS làm trọng tài, nhận xét 2 đội về
việc thực hiện yêu cầu/ luật chơi.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
134
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: ONG XÂY TỔ (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn về nơi ở của các con vật em biết; nêu được phỏng đoán
của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững
chãi.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ua/ươ; r/d/gi, ên/ênh.
- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa, các tháng của
từng mùa); đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?.
- Biết nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý.
- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã tham gia.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Nhà thơ nhí; nói 1 – 2 câu về một loài vật được
nhắc đến trong bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên; biết đoàn kết, gắn
bó, giữ gìn kỉ luật.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
135
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành,
hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Còn những bác ong thợ già đến hết.
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Truyện về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được với bạn về nơi ở
của các con vật em biết; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
nói với bạn về nơi ở của các con vật
em biết.
- HS hoạt động nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
136
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên
bảng: Trong bài đọc trước, chúng ta đã
cùng tìm hiểu về điều khiến chim vàng
anh ngạc nhiên. Tiếp tục với chủ điểm
về thiên nhiên, hôm nay thầy/cô và cả
lớp sẽ tìm hiểu về bài đọc Ong xây tổ.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
137
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: chuỗi, sáp, xốp,...
Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Nhờ
đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây
được tổ vững chãi; biết liên hệ bản
thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên;
biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ Sáp: Chất mềm không thấm nước,
được một số sâu bọ tạo ra để xây tổ.
+ Hồ: Chất dính được làm từ bột và
nước khuấy chín.
+ Xốp: Không chắc, nhẹ, có nhiều lỗ
hổng bên trong.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc trong nhóm và đọc trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó, nghe GV hướng dẫn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
138
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giải thích thêm:
+ Ong trong bài đọc là ong mật – loài
ong thường làm tổ ở các hốc cây, hốc
đá; có thể bắt về nuôi để lấy mật.
+ Ong thợ: những con ong cái mà bộ
phận sinh dục bị thoái hóa, không có
khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện
tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ
tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng,
hút mật hoa luyện thành mật ong.
- GV yêu cầu HS luyện đọc một số câu
trả lời: Rồi từng chú ong thợ trẻ/ lần
lượt rời khỏi hàng,/ lấy giọt sáp dưới
bụng/ trộn với nước bọt/ tạo thành một
chất đặc biệt/ để xây tổ.//; Còn những
bác ong thợ già,/ những anh non thì
dùng sức nóng của mình/ sưởi ấm cho
những giọt sáp/ đã nhào nước bọt của
ong thợ trẻ.//;...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Khi bắt đầu xây tổ, ong làm
gì?
+ Câu 2: Ong thợ già, ong thợ trẻ và
ong non thực hiện công việc gì để xây
tổ?
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi bắt đầu xây tổ, ong bám
nhau thành chuỗi.
+ Câu 2: Để thực hiện công việc xây
tổ,
▪ Ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi
hàng, lấy giọt sáp dưới bụng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
139
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 3: Tổ ong được miêu tả như thế
nào?
+ Câu 4: Khi xây tổ, những chú ong có
điểm gì đáng khen?
▪ Làm việc đông vui, nhộn nhịp.
▪ Đoàn kết, kỉ luật, cùng nhau xây
tổ.
▪ Làm việc liên tục, không nghỉ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự
nhiên; biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ
luật.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
trộn với nước bọt tạo thành một
chất đặc biệt để xây tổ. Hết sáp,
chú tự rút lui về phía sau, chú
khác tiến lên xây tiếp
▪ Ong thợ già và ong non dùng
sức nóng của mình sưởi ấm cho
những giọt sáp đã nhào nước bọt
của ong thợ trẻ.
+ Câu 3: Tổ ong được miêu tả là một
“tòa nhà đặc biệt”, ngăn nắp, trật tự, có
hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.
+ Câu 4: Điểm đáng khen của những
chú ong khi xây tổ: Đoàn kết, kỉ luật,
cùng nhau xây tổ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn
kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được
tổ vững chãi.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
140
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ đầu
đến xây tiếp, trả lời câu hỏi về nội
dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: chuỗi, lần, lượt, sáp,...; hoặc do
ngữ nghĩa: giọt.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS viết đoạn
văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi
vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn.
Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt
buộc HS viết những chữ hoa chưa
học).
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ua/uơ
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo yêu cầu của GV.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
141
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Phân biệt được ua/uơ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- GV yêu cầu HS đánh vần: u-a-ua, u-
ơ-uơ.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp
đọc những từ ngữ có trong các tổ ong
và chọn tổ ong có từ ngữ viết đúng.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu đáp án.
- GV nhận xét, chốt đáp án và giải
thích thêm: “tuớ” không có nghĩa; còn
“túa”: kéo nhau ra nơi nào đó cùng
một lúc rất đồng, không có trật tự
(thường dùng trong khẩu ngữ), VD:
bay túa ra, chạy túa ra.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
phân biệt r/d/gi, ên/ênh
Mục tiêu: Phân biệt được r/d/gi,
ên/ênh.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS đánh vần.
- HS làm việc theo cặp, hoàn thành
BT:
+ Từ ngữ viết đúng: xua tay, huơ vòi,
khua nước, muôn thuở.
+ Từ ngữ viết sai: tướ ra → chữa lại:
túa ra.
- Một số HS nêu đáp án. Các HS còn
lại lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
142
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 2c: Chọn tiếng ở từng hũ
mật phù hợp với tiếng ở mỗi con ong:
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS lựa chọn BT r/d/gi
hoặc ên/ênh, thực hiện BT vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức, HS chữa
bài.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa,
các tháng của từng mùa).
Cách tiến hành:
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS hoàn thành BT vào VBT:
+ reo vui, dang tay, rang lạc, gieo hạt.
+ bệnh viện, rau dền, bện thừng, dập
dềnh.
- HS chơi tiếp sức.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
143
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ
để kể tên các tháng và xếp các tháng
theo mùa.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ trả lời câu
hỏi Khi nào?
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ trả lời câu
hỏi Khi nào?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a, đọc đoạn văn.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi
theo yêu cầu BT trong nhóm đôi để
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3.
- HS thảo luận nhóm, kể tên các tháng,
xếp theo mùa:
+ Mùa xuân: 3 – 4 – 5.
+ Mùa hạ: 6 – 7 – 8.
+ Mùa thu: 9 – 10 – 11.
+ Mùa đông: 12 – 1 – 2.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS đặt và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi để tìm từ ngữ trả
lời câu hỏi Khi nào? trong từng câu.
Đáp án: mùa đông, xuân sang, hè về,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
144
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào?
trong từng câu.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Chọn từ ngữ phù hợp
để thay thế *
Mục tiêu: Chọn từ ngữ phù hợp, trả
lời được câu hỏi Khi nào?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn từ
ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? thay thế
cho * trong nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT,
đọc lại câu văn sau khi đã điền từ ngữ,
so sánh với câu ban đầu.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
thu đến.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các
HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành BT:
+ Mùa xuân, muôn hoa đua nở.
+ Mùa hạ, những đám mây trắng bồng
bềnh trôi.
- HS làm bài vào VBT, đọc lại câu văn
sau khi đã điền từ ngữ, so sánh với câu
ban đầu.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các
HS còn lại lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
145
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV và cả lớp nhận xét.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói và đáp lời đồng ý
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đồng ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 5a.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc
lời của các nhân vật trong tranh.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và
đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống.
- GV mời một số nhóm HS đóng vai
trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Nói và đáp lời không
đồng ý
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời lời
không đồng ý.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Cùng bạn đóng vai hoa hồng và vàng
anh để nói và đáp lời đồng ý phù hợp
với tình huống.
- HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý
phù hợp với tình huống. VD:
+ Vàng anh ơi, hót cho mình nghe
được không?
+ Được chứ!
- Một số nhóm HS đóng vai trước lớp.
Cả lớp xem, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
146
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5b, đọc các tình huống.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
đôi, phân vai anh trai và người em,
phân vai hai người bạn để nói và đáp
lời không đồng ý phù hợp với mỗi tìn
huống. GV gợi ý:
+ Ta thường đáp lời không đồng ý khi
nào?
+ Khi không đồng ý, em cần đáp với
thái độ thế nào? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói và đáp
trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Thuật việc được tham gia
Hoạt động 1: Nói về việc làm của
mỗi người trong tranh
Mục tiêu: Nhận biết nội dung tranh,
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Đóng vai, nói và đáp lời bày tỏ ý kiến
không đồng ý trong từng trường hợp.
- HS hoạt động theo nhóm. VD:
+ Anh trai rủ em trèo cây hái quả chín:
▪ Liên ơi, mấy chùm nhãn kia
chín rồi, chúng mình trèo lên hái
ăn đi!
▪ Không được đâu anh, trèo lên
nguy hiểm lắm!
+ Bạn rủ em đi tắm sông:
▪ Hùng ơi, nay trời nóng, chúng
mình đi tắm sông đi!
▪ Không được đâu, tắm sông nguy
hiểm lắm!
- Một số nhóm HS nói và đáp trước
lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
147
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nói được việc làm của mỗi người trong
tranh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát và nói về
việc làm của mỗi người trong tranh
theo nhóm đôi.
- GV mời một số nhóm HS nói trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về việc dọn dẹp
nhà cửa để đón Tết của gia đình em
Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài
thuật việc đã tham gia. Viết được về
việc dọn dẹp nhà cửa để đón Tết của
gia đình.
Cách tiến hành:
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS hoạt động theo nhóm đôi:
+ Bố/Ba lau bàn thờ.
+ Mẹ cắm hoa.
+ Anh trai/hai trang trí cây mai.
+ Bé lau kệ ti vi.
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
148
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 6b và đọc các câu hỏi gợi
ý.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
đôi để trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
- GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói
và VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã
đọc về thiên nhiên
Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã
đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên truyện, tác giả, nhân
vật (hoạt động, đặc điểm), cảm xúc,...
6b.
- HS thảo luận trong nhóm đôi.
- HS viết nội dung đã nói và VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả
lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Chia
sẻ một truyện đã đọc về thiên nhiên.
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
149
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết thông tin vào Phiếu
đọc sách một truyện đã đọc về thiên
nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên truyện, tác giả, nhân vật (hoạt
động, đặc điểm), cảm xúc,...
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
2. Chơi trò chơi Nhà thơ nhí
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Nhà thơ nhí; nói được 1 – 2 câu về một
nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
150
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
loài vật được nhắc đến trong bài thơ.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động.
- GV tổ chức cho HS thi đọc các bài
thơ về loài vật.
- GV yêu cầu HS nói 1 – 2 câu về con
vật có trong bài thơ.
- GV và cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu của
hoạt động.
- HS thi đọc các bài thơ về loài vật.
- HS nói 1 – 2 câu về con vật có trong
bài thơ. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
151
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: TRÁI CHÍN (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được câu đố về các loại trái cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loại trái
cây khi chín.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ V hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc, điền đúng dấu chấm, dấu chấm than và đặt
được câu thể hiện sự ngạc nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Nhìn hình đoán trái.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình; biết nêu
màu sắc của một số loại hoa, quả thường gặp và nói được câu tả màu sắc của
loại hoa, quả đỏ.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác
tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành,
hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
152
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi khổ thơ thứ hai và ba.
- Mẫu chữ viết hoa V.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
- Thẻ màu, ảnh hoặc vật thật một số loại trái cây.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Giải được câu đố về các
loại trái cây; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
thi đố bạn về các loại trái cây mà em
biết theo mẫu gợi ý.
- GV giới thiệu và ghi tên bài mới lên
- HS hoạt động nhóm đôi, thi đố bạn
về các loại trái cây mà em biết theo
mẫu gợi ý.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
153
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bảng: Với chủ điểm về thiên nhiên,
chúng ta đã đi tìm hiểu các văn bản về
chim vàng anh, về loài ong. Đó là các
loài động vật, côn trùng. Trong tiết học
hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực
vật, cụ thể hơn là những loại trái cây
trong bài đọc: Trái chín.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng
logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng đọc thong thả,
vui tươi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: xù xì, chín, tàn nhang,
lấm chấm, xa-pô-chê,...; hướng dẫn
cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ,
khổ thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
154
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của
các loại trái cây khi chín; biết liên hệ
bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên
nhiên quanh mình; biết nêu màu sắc
của một số loại hoa, quả thường gặp và
nói được câu tả màu sắc của loại hoa,
quả đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD:
lấm chấm (có nhiều chấm nhỏ rải
rác),...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Khi chín, mít, dưa hấu, cà
chua có đặc điểm gì?
+ Câu 2: Quả ớt, quả hồng, quả chuối
tiêu khi chín được so sánh với những
hình ảnh nào?
+ Câu 3: Nội dung bài thơ là gì?
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó, nghe GV hướng dẫn.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi chín,
▪ mít có đặc điểm: da cóc xù xì;
▪ dưa hấu vỏ chín xanh;
▪ cà chua vỏ chín đỏ.
+ Câu 2: Khi chín, quả ớt được so sánh
sánh với ngọn lửa, quả hồng được so
sánh với son, quả chuối được so sánh
với tàn nhang lấm chấm
+ Câu 3: Nội dung của bài thơ là (2)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
155
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
▪ Tên gọi và màu sắc của các loại
trái cây.
▪ Màu sắc, hình dáng của một số
loại trái cây khi chín.
▪ Tên gọi và hương vị của một số
loại trái cây.
+ Câu 4: Em thích khổ thơ nào? Vì
sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên
nhiên quanh mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, thành
thạo bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại khổ thơ thứ hai và ba.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
Màu sắc, hình dáng của một số loại
trái cây khi chín.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá
nhân.
- HS nêu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp,
đặc điểm riêng của các loài trái cây
khi chín.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản
thân.
- HS nêu cách hiểu nội dung bài, xác
định giọng đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ khổ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
156
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhóm nhỏ khổ thơ thứ hai và ba.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc trước lớp khổ
thơ thứ hai và ba.
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
2 khổ thơ em thích. GV tổ chức trò
chơi theo phương pháp xóa dần để HS
ghi nhớ.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS thi đọc thuộc
lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Chọn màu phù hợp cho mỗi
loại hoa, quả. Nói được câu tả màu sắc
của một loại hoa hoặc quả đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động Cùng sáng tạo – Bảng
màu kì diệu.
thơ thứ hai và ba.
- Một số HS đọc trước lớp khổ thơ thứ
hai và ba.
- HS chơi trò chơi, ghi nhớ khổ thơ.
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
em thích trong nhóm đôi.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ
thơ em thích trước lớp. Cả lớp nhận
xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
Cùng sáng tạo – Bảng màu kì diệu:
Chọn màu phù hợp cho mỗi loại hoa,
quả. Nói câu tả màu sắc của một loại
hoa hoặc quả đó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
157
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ: nêu màu sắc của hoa hồng, thanh
long, xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu
sắc của loài hoa hoặc quả mình chọn.
(GV không gò ép HS theo những màu
thường thấy, chỉ nhắc nhở hướng dẫn
khi HS chọn/ nói màu, câu có nội dung
ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục).
- GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm trình bày kết
quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết
quả.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ V hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ V
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ V hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ V hoa.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu
màu sắc của hoa hồng, thanh long,
xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu sắc
của loài hoa hoặc quả mình chọn.
- HS thực hiện vào VBT.
- Một số nhóm trình bày kết quả trước
lớp và nghe GV nhận xét kết quả.
- HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của
con chữ V hoa.
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy
trình viết chữ V hoa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
158
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thẳng
đứng và nét móc phải.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách
bên trái ĐK dọc 2 một li, viết
nét cong trái, hơi lượn lên trước
khi dừng bút bên phải ĐK dọc 2,
giữa ĐK ngang 3 và 4.
▪ Không nhấc bút, hơi lượn lại
ĐK dọc 2 để viết nét thẳng
đứng, lượn trái một chút khi gần
chạm ĐK ngang 1.
▪ Không nhấc bút, lượn gần lại
ĐK dọc 3 viết nét móc phải rồi
dừng bút trên ĐK ngang 3, sau
ĐK dọc 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ V hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa và câu
ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc và
- HS viết chữ V hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ V hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
159
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Văn
hay chữ tốt: Văn hay chữ tốt hay chữ
tốt văn hay chỉ người học giỏi, thông
minh tài hoa.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa,
cách nối nét từ chữ V hoa sang chữ ă.
- GV viết mẫu chữ Văn.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Văn và câu
ứng dụng Văn hay chữ tốt vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ V hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Lê Anh Xuân
→ Nói đến vẻ đẹp bốn mùa của Việt
Nam.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa, chữ
Việt và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Văn hay chữ tốt.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Văn và câu ứng dụng
Văn hay chữ tốt vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ.
- HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu
thơ vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
160
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ màu
sắc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và tìm
từ ngữ chỉ màu sắc cho các sự vật
trong tranh; chia sẻ kết quả trong
nhóm đôi. GV khuyến khích HS nêu từ
ngữ chỉ màu sắc theo năng lực quan
sát của em, không gò ép HS nêu theo
từng từ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt câu có từ ngữ chỉ
màu sắc
- HS tự đánh giá bài viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm
từ ngữ chỉ màu sắc phù hợp với mỗi *.
- HS hoạt động nhóm đôi, tìm từ ngữ
chỉ màu sắc cho các sự vật trong tranh.
VD:
+ Hoa sen hồng.
+ Hoa cúc vàng.
+ Con sóc màu nâu xám.
+ Con bò màu nâu nhạt.
+ Con quạ màu đen/ lam tía.
- Một số HS trình bày kết quả. Một số
HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
161
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Đặt được câu có từ ngữ chỉ
màu sắc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a, đọc lại các từ ngữ ở BT
3.
- GV yêu cầu một số HS đặt câu trước
lớp. GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 1 – 2 câu vừa đặt
vào VBT.
Hoạt động 2: Điền dấu chấm hoặc
dấu chấm than
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu
chấm than.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
xác định vị trí đặt dấu chấm hoặc dấu
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1a:
Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài
tập 3.
- Một số HS đặt câu trước lớp. Một số
HS nhận xét. Các HS còn lại lắng
nghe. VD: Hoa mai vàng./ Tóc của mẹ
đen óng./ Em thích màu hồng./…
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết 1 – 2 câu vừa đặt vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b:
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than
vào các ô vuông trong đoạn văn.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
162
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chấm than phù hợp, đọc lại đoạn văn
sau khi đã điền dấu câu.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm trình bày trước
lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Viết câu có sử dụng
dấu chấm than
Mục tiêu: Đặt được câu thể hiện sự
ngạc nhiên có sử dụng dấu chấm than.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 4c.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
bài tập:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới
đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú
lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy
bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt
long lanh như thủy tinh. Thân hình chú
nhỏ và thon vàng như màu vàng của
nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành
lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn
cánh khẽ rung rung như đang còn
phân vân.
→ Thứ tự lần lượt trong các ô vuông:
dấu chấm than, dấu chấm than, dấu
chấm, dấu chấm
- Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả
lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4c: Viết một câu có sử dụng dấu chấm
than thể hiện sự ngạc nhiên của em khi
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
163
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
đặt câu theo yêu cầu của BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp câu
đặt theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét câu.
Bước 4: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào VBT.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Nhìn hình đoán trái.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chơi trò chơi Nhìn
hình đoán trái.
- GV hướng dẫn HS cách chơi: nhìn
hình ảnh, phán đoán là trái cây gì, và
trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất sẽ
giành chiến thắng.
- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm riêng
của một loại trái cây mà em thích.
thấy một cảnh đẹp.
- HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo
yêu cầu. VD:
+ Ôi, đẹp quá!
+ Òa, cảnh ở đây trông thật tuyệt vời!
+ …
- Một số HS nói trước lớp câu đặt theo
yêu cầu. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào VBT.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu của
hoạt động.
- HS lắng nghe.
- HS nêu đặc điểm riêng của một loại
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
164
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
trái cây mà em thích.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
165
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: HOA MAI VÀNG (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho
Tết ở miền Nam.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ao/oa; ch/tr, ich/it.
- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc); đặt được câu có
từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- Nghe – kể được từng đoạn văn của câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo
tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc được tham gia theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài đã đọc về thiên nhiên.
- Kể được tên các con vật theo gợi ý.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
166
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành,
hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Một bài đọc về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Giải được các câu đố về
một loài hoa em thích; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc
qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
167
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: phô, mượt mà, chùm,
uyển chuyển, rập rờn,…
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng –
loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam;
biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên
nhiên tươi đẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD:
phô (để lộ ra), đơm (nảy ra từ trong cơ
thể thực vật),…
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Hoa mai và hoa đào có đặc
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe hướng dẫn, giải thích
nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Hoa mai và hoa đào đều là
hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
168
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
điểm gì giống nhau?
+ Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở
những điểm nào?
+ Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi
hình ảnh.
+ Câu 4: Em thích đặc điểm nào ở hoa
mai? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm trình bày câu
trả lời. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
bền bỉ sức sống, lâu tàn, tượng cho
ngày Tết, cũng có nưm cánh như hoa
đào.
+ Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở
những điểm:
▪ Hoa mai tượng trưng, tiêu biểu
cho tết ở miền Nam.
▪ Cánh hoa mai to hơn hoa đào
một chút.
▪ Những nụ mai ngời xanh màu
ngọc bích. Sắp nở, nụ mai phô
vàng.
▪ Trổ từng bông thưa thớt, không
đơm đặc như hoa đào. Cành mai
uyển chuyển hơn cành đào.
+ Câu 3:
▪ Nụ mai: xanh ngọc bích.
▪ Hoa mai: mịn màng như lụa.
▪ Cành mai: uyển chuyển.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá
nhân.
- Một số nhóm trình bày câu trả lời. Cả
lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ
đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
169
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, thành
thạo bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Hoa mai cũng có
năm cánh đến mượt mà.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ đoạn từ Hoa mai cũng có
năm cánh đến mượt mà.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn
từ Hoa mai cũng có năm cánh đến
mượt mà.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn..
biểu cho Tết ở miền Nam.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu nội dung, xác định
giọng đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- HS đọc trước lớp. Các HS còn lại
lắng nghe.
- Một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Các
HS còn lại lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
170
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời
câu hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh
vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết
sai do cấu tạo, VD: xòe, hoa; hoặc do
ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phô,
ngời, mịn màng,...
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS viết vào
vở VBT.
Bước 3: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ao/oa
Mục tiêu: Phân biệt được ao/oa; ch/tr.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và yêu cầu của
BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
nhỏ: đọc câu đố, giải câu đố.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó
đọc, dễ viết sai.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Giải
các câu đố, biết rằng lời giải đố chứa
tiếng có vần ao hoặc vần oa.
- HS thảo luận nhóm, đọc và giải câu
đố: hoa loa kèn, hoa mào gà.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
171
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS so sánh vần ao và
vần oa.
- GV yêu cầu HS tìm thêm từ ngữ
chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt
câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ch/tr, ich/it
Mục tiêu: Phân biệt được ch/tr, ich/it.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 2c.
- HS so sánh vần ao và vần oa:
+ Giống nhau: đều cđược cấu tạo nên
từ 2 âm a và o.
+ Khác nhau: Thứ tự sắp xếp của chữ
cái khác nhau, âm khác nhau. Âm ao
kết thúc khẩu hình khép lại, âm oa kết
thúc khẩu hình mở ra.
- HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có
vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ
tìm được. VD:
+ Từ ngữ:
▪ Ao hồ, ngôi sao, chiều cao,...
▪ Hòa bình, khóc òa, sáng lòa,...
+ Đặt câu:
▪ Buổi tối, em rất thích ngắm
những ngôi sao trên trời.
▪ Buổi sáng, mặt trời chiếu qua
cửa sổ phòng em sáng lòa.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: Đặt
câu để phân biệt các cặp từ:
▪ chẻ - trẻ
▪ chông – trông
▪ ích – ít
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
172
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS chọn BT ch/tr hoặc
ich/it và đặt câu với từ cho trước.
- GV yêu cầu HS viết các câu đặt được
vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện tập
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
▪ tích – tít
- HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt
câu với từ cho trước.
- HS viết các câu đặt được vào VBT.
VD:
▪ Bác nông dân đang chẻ củi.
▪ Chị ấy còn rất trẻ.
▪ Những chông gai, thử thách ấy
là để chúng ta vượt qua.
▪ Em ở nhà trông em giúp mẹ.
▪ Trồng cây đem lại lợi ích.
▪ Cô ấy ăn rất ít.
▪ Kiến tha lâu cũng đầy tổ nói về
việc tích tiểu thành đại
▪ Bé cười tít mắt.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm
từ ngữ chỉ màu sắc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
173
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi,
tìm từ ngữ phù hợp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu có từ ngữ chỉ
màu sắc của cây cối hoặc con vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
trong nhóm đôi.
- HS trao đổi nhóm đôi, tìm từ ngữ phù
hợp:
3a. Từ ngữ chỉ màu sắc:
- Nâu đất.
- Xanh lá.
- Đỏ son.
3b. Tìm thêm 3 – 4 từ ngữ chỉ màu
sắc:
Xanh → xanh ngắt, xanh biếc, xanh
thăm thẳm.
- Đỏ → đỏ rực, đỏ lỏm, đỏ chót.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây
cối hoặc con vật.
- HS quan sát mẫu theo hướng dẫn của
GV.
- HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu. VD:
▪ Lá bàng khô có màu đỏ.
▪ Cây xương rồng màu xanh.
▪ Gấu trúc có bộ lông màu trắng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
174
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp câu
đặt theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 câu
có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc
con vật.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
5. Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện Sự tích
cá thờn bơn theo tranh, ghi nhớ nội
dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện.
và đen.
▪ Những lá trúc mà gấu trúc ăn có
màu xanh biếc.
- Một số HS nói trước lớp câu đặt theo
yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào VBT 2 câu có từ ngữ chỉ
màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- HS tự đánh giá.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
175
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS lắng nghe, phán đoán.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
176
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm
tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng
các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán,
trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú
ý của HS.
SỰ TÍCH CÁ THỜN BƠN
1. Ngày xưa, các loài cá sống cùng
nhau nhưng chẳng ai thèm chơi với
ai. Các con lớn khỏe thường ỷ mạnh,
ức hiếp con yếu. Một hôm, các loài
cá bàn nhau tổ chức thi bơi để chọn
con bơi nhanh nhất làm chúa tể.
Chúng hi vọng chúa tể sẽ kịp thời
đến cứu giúp những con yếu đuối.
Thờn bơn, một chú cá mình dẹt và
hay ganh tị cũng tham dự cuộc thi.
Nó cùng những con cá khác bơi vào
bờ xếp hàng dự thi. Khi cá cờ vẫy
đuôi ra hiệu, tất cả đều xuất phát. Cá
măng lao nhanh như tên bắn, theo
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
177
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sau là cá mòi, cá bống mú,...
3. Bỗng nhiên có tiếng reo hò, cổ vũ:
- Cá mòi dẫn đầu! Cá mòi dẫn đầu
rồi!
- Cá mòi dẫn đầu rồi. Hoan hô cá
mòi!
Cá thờn bơn bơi mãi phía sau, nghe
vậy vội lớn tiếng tỏ ý bất bình:
- Ai dẫn đầu?
Nhiều tiếng đáp lại, giọng đầy thán
phục:
- Cá mòi! Cá mòi!
Anh chàng hay tị nạnh lại la to:
- Còn lâu nhé! Cá thờn bơn ta đây...
4. Trời nghe thấy, bèn kéo miệng
thờn bơn lệch sang một bên. Từ đấy,
họ hàng thờn bơn đều lệch miệng.
Theo Truyện cổ Grimm, Lương Văn
Hồng dịch.
- GV yêu cầu HS trao đổi về phán
đoán của mình sau khi nghe câu
chuyện.
- GV kể chuyện lần hai kết hợp quan
sát tranh minh họa để minh họa ghi
nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh
- HS trao đổi về phán đoán của mình
sau khi nghe câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và cụm từ gợi ý để
kể lại từng đoạn của câu chuyện trước
lớp.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và hoạt
động trong nhóm nhỏ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
178
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
và từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và
cụm từ gợi ý để kể lại từng đoạn của
câu chuyện trước lớp.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS kể từng đoạn câu
chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng
dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi
kể, phân biệt giọng các nhân vật.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
GV yêu cầu cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ câu
chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh
và từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp. GV yêu cầu cả lớp
nhận xét.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích, giải thích lí do, trao đổi về nội
- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng
đoạn của câu chuyện trước lớp. Cả lớp
nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích, giải
thích lí do, trao đổi về nội dung câu
chuyện. VD: Em thích nhân vật cá
mòi, vì mòi bơi giỏi và được mọi
người ủng hộ./ Em thích ông trời vì
ông trời đã trừng trị để thờn bơn không
còn tị nạnh với người khác.
- HS trao đổi, lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
179
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
dung câu chuyện.
- GV trao đổi thêm về nhân vật cá thờn
bơn đáng ghét, đáng giận hay cũng
đáng để thấu hiểu?
- GV chốt: Ai cũng muốn mình giỏi và
được công nhận. Khi người khác đạt
được điều mình hằng ao ước, ta rất dễ
sinh lòng đố kỵ. Lúc ấy ta phải tỉnh táo
nhìn nhận lại sự nỗ lực của người khác
và bản thân mình.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được tham
gia
Hoạt động 1: Nói về việc được tham
gia
Mục tiêu: Nói được về việc đã được
tham gia.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và
đọc gợi ý: Trong tranh là hình hai bạn
nhỏ đang làm những việc mà mình
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Nói
4 – 5 câu về một việc làm mà em thích
theo gợi ý.
- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát
tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
180
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thích. Bạn nam trong tranh bên trái
đang tưới nước cho cây hoa hướng
dương. Bạn nữ trong tranh bên phải
đang gấp quần áo cất vào tủ. Trước
hết, để tưới cây, bạn nam đi lấy nước
vào vòi tưới. Tiếp đến bạn đem vòi
nước đến chỗ cây hoa hướng dương.
Rồi bạn tưới nước. Sau cùng bạn cất
vòi tưới và đợi cho hoa hướng dương
nở. Còn bạn nữ, trước hết bạn đi lấy
quần áo đã phơi khô vào trong nhà.
Tiếp đến bạn gấp quần áo. Rồi bạn
cho quần áo đã gấp vào tủ. Sau cùng,
bạn đóng tủ lại. Vậy là đã xong rồi!
Tương tự như thế, dựa vào các câu hỏi
gợi ý trong SGK, em hãy tập nói về
việc làm mà mình thích.
- HS trả lời.
- HS nói miệng về một việc làm em
thích trong nhóm đôi.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp
nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
181
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV đặt câu hỏi: Em thích làm những
việc gì?.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói miệng về một
việc làm em thích trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp.
GV yêu cầu cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về việc được tham
gia
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc được tham gia theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói
vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.
GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận
xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài đã đọc
về thiên nhiên
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết
5 – 6 câu về nội dung em vừa nói.
- HS viết vào VBT.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đọc
một bài đọc về thiên nhiên, chia sẻ về
bài đọc.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
về tên bài đọc, tác giả, cảm xúc, thông
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
182
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài đã
đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài đọc, tác giả, cảm
xúc, thông tin,…
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết thông tin vào Phiếu
đọc sách một bài đã đọc về thiên
nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, tác giả, cảm xúc,
thông tin,…
tin,…
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
183
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Kể tên con vật theo gợi ý
Mục tiêu: Kể được tên các con vật
theo gợi ý.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 2: Kể tên các con vật em biết
theo gợi ý: biết bay, biết bơi, chạy
nhanh.
- GV chia lớp thành 3 đội, tổ chức trò
chơi bắt thăm thẻ con vật để để kể tên
nhanh.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn về
điều em thích ở các con vật đã kể tên.
- GV tổng kết trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi, kể tên các con vật.
VD:
+ Biết bay: các loài chim, bướm,
ong,…
+ Biết bơi: các loài cá, rùa, tôm, sao
biển,…
+ Chạy nhanh: sóc, thỏ.
- HS chia sẻ với bạn về điều em thích
ở các con vật đã kể tên.
- HS lắng nghe GV tổng kết trò chơi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
184
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 12: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TUẦN 25 – 26
BÀI 1: QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn về cảnh đẹp nơi em sống; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Biết đóng vai nhân vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.
- Viết đúng chữ X hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; đặt được câu bày tỏ sự ngạc nhiên, vui
mừng.
- Chọn được một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên và nói được về bức tranh
đó.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự
giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
185
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Cả hai reo lên đến bữa cơm chiều mẹ nấu quả.
- Mẫu chữ viết hoa X.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
- Bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được với bạn về cảnh
đẹp nơi em sống; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc
qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu
cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ
của mình về tên chủ điểm Sắc màu quê
hương: Hai tuần tiếp theo này, chúng
- HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy
nghĩ của mình về tên chủ điểm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
186
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ta sẽ chuyển sang chủ điểm mới Sắc
màu quê hương. Theo em chủ điểm
này sẽ nói về những gì?.
- GV chốt: Chủ điểm Sắc màu quê
hương nói về vẻ đẹp đa dạng của quê
hương.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ,
nói với bạn về cảnh đẹp nơi mình sống
(đó là cảnh gì, cảnh có gì đẹp, cảm
xúc,…).
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc lên bảng: Quê mình đẹp nhất:
Trong bài học đầu tiên của chủ điểm
mới, chúng ta sẽ tìm hiểu xem hai bạn
nhỏ trong bài vì sao thích đi chơi ở
những nơi xa lạ, nhưng cuối cùng lại
quay về quê hương và cho rằng quê
hương là đẹp nhất.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời
nói, hành động của các nhân vật.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa, phán đoán nội dung
bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
187
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV chuyển sang phần đọc: Để hiểu
rõ hơn về nội dung bài đọc, chúng ta
chuyển sang phần B. Khám phá và
luyện tập.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu với giọng kể thong thả,
phân biệt được lời của các nhân vật và
lời người dẫn chuyện, nhấn giọng ở
những từ ngữ chỉ hoạt động và cảm
- HS chuyển sang phần B. Khám phá
và luyện tập.
- HS đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
188
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
xúc của 2 bạn nhỏ.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: nghĩ, cõng, sóng vỗ, sụt
sùi...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và
luyện đọc một số câu dài: Trong giấc
mơ,/ Nguyên thấy mình và Thảo/ tình
cờ gặp đám mây đang nằm ngủ/ trên
đỉnh núi.// Hai bạn nhẹ nhàng leo lên/
và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình/
lên trời.//,...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Phân biệt được lời của các
nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu
nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương
của hai bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân:
Yêu quý quê hương; biết đóng vai nhân
vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD: sụt
sùi (khóc, có tiếng nhỏ kéo dài, vẻ
ngậm ngũi),...
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của
GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe, giải thích nghĩa của
một số từ khó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
189
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Trong giấc mơ, Nguyên và
Thảo được đám mây đưa đi đâu?
+ Câu 2: Lúc đầu, hai bạn cảm thấy thế
nào?
+ Câu 3: Sau đó, hai bạn lại mong
muốn điều gì? Vì sao?
+ Câu 4: Sau chuyến đi, hai bạn nhận
ra điều gì?
▪ Chuyến đi rất thú vị.
▪ Đại bàng là bạn tốt.
▪ Quê mình là đẹp nhất.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày câu trả
lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe
và nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý quê hương.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Trong giấc mơ, Nguyên và
Thảo được đám mây đưa lên tận trời
xanh.
+ Câu 2: Lúc đầu, hai bạn cảm thấy
thích thú, đã reo lên.
+ Câu 3: Sau đó, hai bạn lại mong
muốn trở về quê nhà, nhìn cánh đồng
lúa, biển mênh mông và ăn cơm mẹ
nấu.
+ Câu 4: Sau chuyến đi, hai bạn nhận
ra: Quê mình là đẹp nhất.
- Một số HS trình bày câu trả lời trước
lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu
quê hương của hai bạn nhỏ.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
190
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc đoạn từ Cả hai reo lên đến
bữa cơm chiều mẹ nấu quá.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Cả hai
reo lên đến bữa cơm chiều mẹ nấu
quá.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời cảm ơn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời
hay ý đẹp: Cùng bạn đóng vai Nguyên
và Thảo nói lời cảm ơn, đóng vai chị
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài,
bước đầu xác định được giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và đọc
trước lớp.
- HS đọc cả bài trước lớp.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
191
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
gió và đại bàng nói lời cảm ơn.
Bước 2: Hoạt động nhóm và cả lớp
- GV yêu cầu HS chia nhóm, đóng vai
nhân vật Nguyên và Thảo nói lời cảm
ơn; chị gió và đại bàng đáp lời cảm ơn.
GV hướng dẫn: Nguyên và Thảo phải
nói lời cảm ơn với những ai? chị gió
và đại bàng nói lời cảm ơn về điều gì?
Em hãy đọc lại bài đọc, dựa vào nội
dung trong đó để biết cách nói lời cảm
ơn phù hợp.
- GV mời một số nhóm đóng vai, nói
lời cảm ơn trước lớp. GV yêu cầu cả
lớp lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ X hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ X hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ X
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ X hoa.
- HS lắng nghe hướng dẫn, chia nhóm,
đóng vai. VD:
+ Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn:
▪ Cảm ơn mây đã đưa chúng tớ
lên trời xanh nhé!
▪ Cảm ơn đại bàng đưa chúng tớ
về nhà nhé!
+ Chị gió và đại bàng nói lời cảm ơn:
▪ Chị gió: Đại bàng ơi, cậu giúp
tôi đưa hai bạn nhỏ Nguyên và
Thảo về nhà nhé! Cảm ơn cậu!
▪ Đại bàng: Việc nên làm mà!
- Một số nhóm đóng vai và nói lời cảm
ơn trước lớp. Cả lớp láng nghe, nhận
xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ X hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của
con chữ X hoa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
192
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ X hoa:
+ Cấu tạo: gồm nét cong phải và nét
cong trái.
+ Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3,
cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét
cong trái nhỏ liền mạch với nét cong
phải lớn; không nhấc bút, viết tiếp nét
cong trái lớn liền mạch với nét cong
phải nhỏ, dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1
và 2, sau ĐK dọc 2.
+ Lưu ý: ĐK dọc 2 là trục đối xứng
của chữ X.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ X hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ X hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ X hoa và câu
ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc và
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết chữ X hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ X hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
193
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Xuân
về hoa nở: Xuân về hoa nở (Xuân noãn
hoa khai) nguyên nghĩa để chỉ cảnh
mùa xuân đẹp. Hiện nay xuân về hoa
nở thường dùng để nói đến việc học
hành, công việc đạt được kết quả, có
lợi ích.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ X hoa
và cách nối nét từ chữ X hoa sang chữ
u.
- GV viết mẫu chữ Xuân.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Xuân và câu
ứng dụng Xuân về hoa nở vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ X hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng
người
Đỗ Lan
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ X hoa, chữ
- HS đọc, tìm hiểu nghĩa của câu ứng
dụng và nghe hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Xuân và câu ứng dụng
Xuân về hoa nở vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ: Câu thơ nói về cảnh đẹp mùa xuân
khiến cho lòng người ngây ngất.
- HS viết chữ X hoa, chữ Xuân và câu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
194
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Xuân và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt
động.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn. GV tổ
chức cho HS chơi tiếp sức tìm các từ
ngữ chỉ con vật và hoạt động tương
ứng trong đoạn văn.
- GV yêu cầu HS tìm câu bày tỏ cảm
xúc ngạc nhiên, vui mừng trong đoạn
văn; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm
trong đoạn văn từ ngữ chỉ hoạt động
của các con vật và câu bày tỏ cảm xúc
ngạc nhiên, vui mừng.
- HS chơi tiếp sức để hoàn thành BT
3a. Từ ngữ chỉ hoạt động của các con
vật: (Chim nhạn) reo lên, (bướm trắng)
bay, (bướm) đi tìm hoa.
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành
BT 3b. Câu bày tỏ cảm xúc ngạc
nhiên, vui mừng trong đoạn văn:
+ Ôi, có cả bướm nữa!
+ Có, vui quá bạn nhỉ!
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
195
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu bày tỏ sự
ngạc nhiên, vui mừng.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
- GV tổ chức chơi trò chơi, HS đóng
vai, nói câu bày tỏ cảm xúc ngạc
nhiên, vui mừng. GV yêu cầu cả lớp
lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết câu vừa nói vào
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4:
Đặt 2 – 3 câu bày tỏ cảm xúc ngạc
nhiên, vui mừng trong từng tình
huống:
a. Trước một cảnh đẹp.
b. Khi gặp lại bạn bè, người thân.
- HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo
yêu cầu:
a. Trước một cảnh đẹp:
- Ôi, khung cảnh này đẹp quá!
- Oà, biển ở đây đẹp thế!
b. Khi gặp lại bạn bè, người thân:
- Lâu lắm rồi không gặp! Dạo này
trông cậu ra dáng quá!
- Con đã về nhà rồi đấy ư?! Lớn quá
rồi!
- HS chơi trò chơi, đóng vai, nói câu
bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
196
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VBT.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Chọn được một bức tranh
về cảnh đẹp thiên nhiên và nói được về
bức tranh đó.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chọn một bức tranh về
cảnh đẹp thiên nhiên và nói về bức
tranh đó. Em hãy để ý các hình ảnh
trong tranh xem cảnh thiên nhiên đó là
ở đây, ở đầm, hay ở núi và biển? Có
hoa sen, mây trời, có bươm bướm hay
có mưa, có cầu vồng, có đàn cá tung
tăng?
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động
theo nhóm nhỏ.
- GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp. GV
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS viết câu vừa nói vào VBT.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm
nhỏ.
- 1 – 2 HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
197
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được một vài điều em biết về rừng; nêu được phỏng đoán của bản thân
về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Cung cấp thông tin về hệ sinh thái phong phú của rừng
ngập mặn Cà Mau – nơi cực Nam của Tổ quốc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; viết đúng các tên riêng địa lí; phân biệt được
r/d/gi, im/iêm.
- Mở rộng được vốn từ về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật, chỉ tình cảm đối với
quê hương); đặt và trả lười được câu hỏi Ở đâu?, Để làm gì?.
- Biết nói và đáp lời cảm ơn.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về quê hương.
- Thực hiện được trò chơi Nhà nông nhí; nói về một loài cây mà mình biết.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quê hương, ham thích tìm hiểu về thế giới tự
nhiên.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự
giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
198
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi hai đoạn cuối.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được một vài điều em
biết về rừng; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bươc 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
nói với bạn vài điều em biết về rừng
(tên khu rừng, các sản vật của rừng,
ích lợi của rừng, vẻ đẹp của rừng,...).
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS hoạt động nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
199
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: rừng ở đâu,
rừng có gì...
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc Rừng ngập mặn Cà Mau lên bảng:
Tiếp tục với chủ điểm về quê hương,
hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một
vùng đất ở phía tận cùng của Tổ quốc.
Ở đó, có một rừng ngập mặn lớn nhất
cả nước với nhiều món quà vô giá mà
thiên nhiên tặng chúng ta. Thầy/ cô trò
chúng ta cùng đi vào bài đọc: Rừng
ngập mặn Cà Mau.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
200
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghĩa.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: rừng ngập mặn, đước,
sú vẹt, rái cá, ba khía, rạch,...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Cung cấp thông tin về hệ sinh thái
phong phú của rừng ngập mặn Cà
Mau – nơi cực Nam của Tổ quốc; biết
liên hệ bản thân: Yêu quê hương, ham
thích tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV gợi ý và yêu cầu HS giải thích
nghĩa của một số từ khó:
+ rừng ngập mặn: rừng ở những cửa
sông hoặc ven biển.
+ ba khía: con cáy sống ở vùng nước
mặn, to bằng nắm tay.
+ chim di cư: loài chim di chuyển theo
mùa giữa nơi sinh ra và nơi tránh rét.
+ phù sa: đất, cát mịn và có nhiều chất
- HS luyện đọc theo GV.
- HS luyện đọc thành tiếng câu, đoạn,
bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS nghe GV gợi ý, giải thích nghĩa
của từ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
201
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
màu mỡ được cuốn trôi theo dòng
nước.
Bước 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Ở Việt Nam, rừng ngập mặn
nào lớn nhất?
+ Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số
loài động vật, thực vật trong bài đọc.
+ Câu 3: Nêu các lợi ích của rừng ngập
mặn Cà Mau.
+ Câu 4: Theo em, vì sao chúng ta cần
bảo vệ rừng?
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Ở Việt Nam, rừng ngập mặn
Cà Mau là lớn nhất.
+ Câu 2: Từ ngữ chỉ tên một số loài
động vật, thực vật trong bài đọc:
▪ Động vật: cò, le le, chích bông
nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ
đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn,
rắn, cá sấu, ba khía.
▪ Thực vật: đước, mắm, sú vẹt,
dừa nước.
+ Câu 3: Trồng rừng ngập mặn Cà
Mau không những cung cấp thức ăn và
môi trường sống cho các loài động vật,
thực vật mà còn giúp cho con người
sinh sống với món quà vô giá mà thiên
nhiên ban tặng.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu. VD:
Theo em, chúng ta cần bảo vệ rừng, vì
rừng lưu giữ được đa dạng sinh học,
giúp điều hòa môi trường, và là một
nguồn cung cấp quý giá của con
người.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
202
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ
bản thân: Yêu quê hương, ham thích
tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài đọc. Từ đó, bước
đầu xác định được giọng đọc toàn bài
và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại 2 đoạn cuối.
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, trước lớp 2 đoạn cuối.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- Một số HS trả lời trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét, chốt đáp án.
- HS nêu nội dung bài đọc: Cung cấp
thông tin về hệ sinh thái phong phú
của rừng ngập mặn Cà Mau – nơi cực
Nam của Tổ quốc.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài
đọc, xác định giọng đọc và một số từ
ngữ cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước
lớp 2 đoạn cuối.
- HS đọc cả bài.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
203
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời
câu hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh
vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết
sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ, VD: rừng ngập mặn, rái
cá,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dừa,
dừng, di,...
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe –
viết vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Viết hoa tên địa lí
Mục tiêu: Viết đúng các tên riêng địa
lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT. GV lưu ý HS: Tên địa danh phải
nội dung.
- HS đánh vần theo hướng dẫn của
GV.
- HS lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết
tên tỉnh (thành phố) nơi em ở.
- HS thực hiện BT vào vở BT (tùy theo
nơi ở).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
204
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
được viết hoa. HS có thể viết tên tỉnh
(thành phố) hoặc viết tên địa danh ở
các cấp nhỏ hơn.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp. GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt r/d/gi, im/iêm
Mục tiêu: Phân biệt được r/d/gi,
im/iêm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 2c: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự
vật trong tranh chứa tiếng bắt đầu bằng
chữ r, chữ d hoặc chữ gi; chứa tiếng có
vần im hoặc iêm.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu của BT 2c.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Chữ r/d/gi: quả/trái dừa, rùa biển,
hướng dương, đôi giày.
+ Vần im/iêm: đàn chim, hồng xiêm,
đường diềm, con nhím.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
205
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Xác định nghĩa của từ
quê hương
Mục tiêu: Xác định được nghĩa của từ
quê hương.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
- GV yêu cầu HS chọn dòng phù hợp
với nghĩa của từ quê hương. Chia sẻ
kết quả trước lớp. GV yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Xếp các từ vào hai
nhóm: chỉ sự vật có ở quê hương;
chỉ tình cảm đối với quê hương
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
quê hương (từ ngữ chỉ sự vật, chỉ tình
cảm đối với quê hương).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3a:
Tìm dòng nêu đúng nghĩa của từ quê
hương.
- HS chọn dòng phù hợp với nghĩa của
từ quê hương, chia sẻ kết quả trước
lớp. Cả lớp nghe, nhận xét. (Đáp án:
Nơi gia đình, dòng họ mình đã nhiều
đời sinh sống).
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu BT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
206
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 3b: Xếp các từ vào hai nhóm:
chỉ sự vật có ở quê hương; chỉ tình
cảm đối với quê hương.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, chơi
trò chơi xếp các từ ngữ theo nhóm.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt câu có từ ngữ chỉ
sự vật có ở quê hương và từ ngữ chỉ
tình cảm đối với quê hương
Mục tiêu: Đặt câu với các từ ngữ chỉ
sự vật có ở quê hương và các từ ngữ
chỉ tình cảm đối với quê hương
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
- HS quan sát mẫu, chơi trò chơi xếp
các từ ngữ theo nhóm:
+ Từ ngữ chỉ sự vật có ở quê hương:
bến cảng, rừng cây, đầm sen, mái đình,
phố phường, ruộng lúa.
+ Từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê
hương: tự hào, thương nhớ, thân
thương, thân thuộc, mến yêu.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT 4a: Đặt
2 – 3 câu có từ ngữ ở bài tập 3b.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
207
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi. GV hướng dẫn:
Em có thể lấy các từ chỉ sự vật có ở
quê hương ghép với các từ chỉ tình
cảm đối với quê hương để đặt thành
câu nêu tình cảm của em đối với quê
hương mình.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp câu
đặt theo yêu cầu, cả lớp nghe và nhận
xét.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi
Ở đâu?, Để làm gì?.
Mục tiêu: Đặt và trả lời được câu hỏi
Ở đâu?, Để làm gì?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi
theo yêu cầu BT trong nhóm đôi để
thay * bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Ở
đâu? hoặc Để làm gì?.
- HS nghe hướng dẫn, đặt câu theo yêu
cầu BT trong nhóm đôi. VD:
+ Em rất tự hào về bến cảng quê em.
+ Em rất thương nhớ rừng cây thận
thuộc ấy.
+ Phố phường mến yêu để lại trong em
nhiều thương nhớ quá.
- Một số HS nói trước lớp câu đặt theo
yêu cầu. Cả lớp nghe và nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Thay * bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Ở
đâu? hoặc Để làm gì?.
- HS đặt và trả lời câu hỏi theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi:
+ Cuối tuần, bố mẹ chở em về quê để
làm gì?
+ Ở đâu, cảnh vật thanh bình?
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
208
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói và đáp lời cảm ơn
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời cảm ơn.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5a.
- GV yêu cầu HS đọc lời các nhân vật
trong tranh.
- GV yêu cầu HS đóng vai, nói trước
lớp.
- GV đặt câu hỏi:
+ Ta thường nói lời cảm ơn khi nào?
+ Khi nhận được lời cảm ơn, em nên
đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
+ Bà đưa em ra vườn để làm gì?
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đọc
lời của các nhân vật trong tranh.
- HS đọc lời các nhân vật trong tranh.
- HS đóng vai, nói trước lớp.
- HS trả lời:
+ Ta thường nói lời cảm ơn khi được
người khác giúp đỡ, quan tâm.
+ Khi nhận được lời cảm ơn, em nên
đáp với thái độ vui vẻ, mong người
khác tốt đẹp. Vì em đã làm điều gì đó
giúp đỡ họ với mong muốn ấy.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
209
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Khi nói và đáp lời cảm ơn, cần chú ý
điều gì (giọng nói, nét mặt, ánh mắt,
cử chỉ, điệu bộ,...)?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành nói và đáp
lời cảm ơn
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời cảm ơn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to xác định yêu
cầu của BT 5b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và
đáp lời cảm ơn phù hợp với mỗi tình
huống.
+ Khi nói và đáp lời cảm ơn, cần chú ý
giọng nói vừa đủ, nét mặt và ánh mắt
tươi cười.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn phù
hợp với từng tình huống:
▪ Bà kể cho em nghe một câu
chuyện thú vị.
▪ Bạn cho em mượn một tập thơ
viết về quê hương.
- HS đóng vai để nói và đáp lời cảm ơn
phù hợp với mỗi tình huống:
+ Bà kể cho em nghe một câu chuyện
thú vị:
▪ Cháu cảm ơn bà đã kể cho cháu
nghe một câu chuyện thú vị như
vậy ạ!
▪ Không có gì. Cháu thích, lúc
khác bà sẽ kể cho cháu nghe
những câu chuyện khác.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
210
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói và đáp
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được tham
gia
Hoạt động 1: Nói về việc được tham
gia
Mục tiêu: Nói được về việc đã được
tham gia.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a và 6b.
+ Bạn cho em mượn một tập thơ viết
về quê hương:
▪ Cảm ơn cậu đã cho tớ mượn tập
thơ viết về quê hương này nhé!
Tớ sẽ đọc và giữ gìn nó cẩn
thận!
▪ Cậu đọc và giữ gìn nó cẩn thận
nhé!
- Một số nhóm nói và đáp trước lớp.
Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6a,
6b:
a. Sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với
các bước trồng cây.
b. Nói nội dung mỗi bức tranh bằng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
211
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo
luận và sắp xếp đúng thứ tự các tranh
trong nhóm đôi, tập nói về nội dung
từng bức tranh bằng một câu. GV gợi
ý: Để nói về nội dung mỗi bức tranh
bằng một câu, em có thể dựa vào các
từ, cụm từ dưới mỗi tranh.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS trình bày
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
một câu.
- HS quan sát tranh, thảo luận và sắp
xếp thứ tự các tranh trong nhóm đôi,
tập nói về nội dung từng bức tranh
bằng một câu:
a. Sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với
các bước trồng cây:
Tranh 2: Đào một cái hố nhỏ.
Tranh 4: Đặt bầu cây vào hố.
Tranh 3: Lấp đất.
Tranh 1: Tưới nước.
b. Nói nội dung mỗi bức tranh bằng
một câu:
+ Tranh 2: Để trồng cây, đầu tiên
chúng ta phải đào một cái hố nhỏ.
+ Tranh 4: Sau khi đã đào hố, ta đặt
bầu cây vào hố.
+ Tranh 3: Tiếp theo, ta lấp đất để cây
bám chắc, không bị nghiêng ngả, bật
gốc.
+ Tranh 1: Cuối cùng, ta tưới nước để
cây hấp thụ các chất và phát triển.
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
212
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Viết về việc được tham
gia
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc đã tham gia theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu thuật
lại việc trồng cây vào VBT. GV
khuyến khích HS sáng tạo trong cách
viết. GV hướng dẫn: Dựa vào các câu
em nói về nội dung trong mỗi tranh, có
thể tập hợp lại thành một đoạn văn
thuật lại việc trồng cây.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã
đọc về quê hương
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về quê hương.
Cách tiến hành:
- HS đọc, xác định yêu cầu BT 6c:
Viết 4 – 5 câu thuật lại việc trồng cây.
- HS lắng nghe, viết 4 – 5 câu thuật lại
việc trồng cây vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả
lớp nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
213
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài thơ (tác giả, tập
thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),
cảm xúc,...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin bài thơ đã đọc về quê hương.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, nơi được nhắc đến,
thông tin mới, cảm xúc của em sau khi
đọc bài.
- GV mời một vài HS chia sẻ Phiếu
đọc sách trước lớp.
- GV nhận xét.
2. Chơi trò chơi Nhà nông nhí
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Nhà nông nhí; nói về một loài cây mà
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
1a: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về quê
hương.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
tên bài thơ (tác giả, tập thơ), điều em
thích (từ ngữ, hình ảnh), cảm xúc,...
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
214
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mình biết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động.
- GV tổ chức cho HS thi kể tên các
loài cây.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm về
một loài cây mà em biết (tên, đặc
điểm, lợi ích,...).
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động: Thi kể tên các loài cây, nói với
bạn về một loài cây mà em biết.
- HS thi kể tên các loài cây.
- HS nói trong nhóm về một loài cây
mà em biết (tên, đặc điểm, lợi ích,..).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
215
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: MÙA LÚA CHÍN (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Tìm được từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, quả theo gợi ý; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bày tỏ
lòng biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt lúa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ Y hoa và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng của sự vật; đặt được câu
tả cảnh đẹp.
- Thực hiện được trò chơi Ca sĩ nhí; nói được câu thể hiện cảm xúc của mình
khi hát.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân; biết chia sẻ tranh
(hoặc ảnh) về cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống, nói câu bày tỏ cảm xúc về
cảnh vật đó.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự
giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
216
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Mẫu chữ viết hoa Y.
- Bảng phụ/ slide ghi 2 khổ thơ đầu.
- Bảng phụ/ slide ghi các khổ thơ ở BT 3.
- Bài hát về mùa lúa chín.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ tả mùi
hương của một loại cây, hoa, quả theo
gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
- HS hoạt động nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
217
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nói với bạn những từ ngữ tả mùi
hương của một loại cây, hoa, qur (tên
cây, hoa, quả, từ ngữ tả mùi
hương,…).
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
mới Mùa lúa chín lên bảng: Tiếp tục
với chủ đề Sắc màu quê hương, hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc
Mùa lúa chín.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng
- HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh
minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
218
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng tình cảm, chậm
rãi, nhịp thơ 3/3, nhấn giọng ở các từ
ngữ chỉ vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín
và tình cảm của tác giả: biển vàng,
thoang thoảng, say say, rầm rì, rung
rinh, xáo động, quyện, mênh mang,…
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: say say, đàn ri đá, rầm
rì, rung rinh, rặng cây, quyện,…;
hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các
dòng thơ, khổ thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và
bày tỏ lòng biết ơn những người nông
dân đã làm ra hạt lúa; biết liên hệ bản
thân: Kính trọng, biết ơn người nông
dân; biết chia sẻ tranh (hoặc ảnh) về
cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống,
nói cây bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
219
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ biển vàng: ví đồng lúa chín vàng
rộng mênh mông như biển.
+ ri đá: một loại chim sẻ nhỏ, còn gọi
là họa mi đất.
+ rầm rì: từ gợi tả tiếng động hay tiếng
nói chuyện nho nhỏ, cứ đều đều không
dứt; theo ngữ cảnh của bài đọc, rầm rì
nghĩa là: âm thanh liên tục làm động
xung quanh.
+ quyện: hòa vào nhau, không tách ra
được.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Tìm từ ngữ tả cảnh mùa lúa
chín trong khổ thơ đầu.
+ Câu 2: Khổ thơ thứ ba nói về điều
gì?
▪ Cánh đồng lúa chín rất đẹp.
▪ Bông lúa chín vàng, trĩu nặng.
▪ Người nông dân rất vất vả để
làm ra hạt lúa.
- HS nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa
của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Từ ngữ tả cảnh mùa lúa chín
trong khổ thơ đầu: một biển vàng,
hương lúa chín.
+ Câu 2: Khổ thơ thứ ba nói về: Người
nông dân rất vất vả để làm ra hạt lúa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
220
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 3: Em thích khổ thơ nào? Vì
sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ
bản thân: Kính trọng, biết ơn người
nông dân.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại 2 khổ thơ đầu.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, trước lớp 2 khổ thơ đầu.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
+ Câu 3: HS trả lời theo sở thích cá
nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ
đẹp của đồng lúa chín và bày tỏ lòng
biết ơn những người nông dân đã làm
ra hạt lúa.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cách hiểu nội dung bài đọc,
xác định giọng đọc toàn bài và một số
từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước
lớp 2 khổ thơ đầu.
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
em thích trong nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
221
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một vài HS thi đọc thuộc
lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: HS chia sẻ tranh ảnh về
cảnh vật ở quê hoặc nơi em sống.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của
hoạt động Cùng sáng tạo – Quê mình
đẹp nhất.
- GV yêu cầu HS chia sẻ tranh ảnh về
cảnh vật ở quê hương hoặc nơi mình
sinh sống; nói câu bày tỏ cảm xúc về
cảnh vật đó.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Y hoa
Mục tiêu: Viết đúng chữ Y hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Y
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ Y hoa.
- Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ
thơ em thích trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
Cùng sáng tạo – Quê mình đẹp nhất:
Chia sẻ tranh (hoặc ảnh) cảnh vật ở
quê em hoặc nơi em sống; Nói câu bày
tỏ cảm xúc của em về cảnh đẹp đó.
- HS chia sẻ tranh ảnh về cảnh vật ở
quê hương hoặc nơi mình sinh sống;
nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ Y hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ con
chữ Y hoa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
222
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ Y hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu và nét
khuyết dưới.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách
bên trái ĐK dọc 2 một li, viết
nét móc 2 đầu và dừng bút trên
ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1
và 2.
▪ Lia bút lên theo ĐK dọc 3, viết
nét khuyết dưới và dừng bút
trước ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang
1 và 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Y hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Y hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ Y hoa và câu
ứng dụng.
Cách tiến hành:
- HS quan sát.
- HS viết chữ Y hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ Y hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
223
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Yêu nước
thương nòi.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Y hoa
và cách nối nét từ chữ Y hoa sang chữ
ê.
- GV viết mẫu chữ Yêu.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Yêu và câu
ứng dụng Yêu nước thương nòi và
VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ Y hoa và
câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại.
Phạm Tiến Duật
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Y hoa, chữ
Yêu và câu thơ và VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Yêu nước thương nòi: đề cao
tinh thần yêu nước, yêu quê hương,
đồng bào của mình. Yêu nước và
thương nòi luôn đi liền với nhau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Yêu và câu ứng dụng Yêu
nước thương nòi và VTV.
- HS đọc và tìm hiểu của câu thơ: câu
thơ thể hiện tình yêu của tác giả với
những hình ảnh quen thuộc, gần gũi
của quê hương, cụ thể là cái cầu treo
trên sông giúp cho mọi người đi lại.
- HS viết chữ Y hoa, chữ Yêu và câu
thơ và VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
224
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật
và màu sắc tương ứng của sự vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và chia
sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ, thảo
luận nhóm nhỏ để tìm cặp từ ngữ chỉ
sự vật và màu sắc tương ứng, chia sẻ
kết quả trước lớp.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm
3 – 5 cặp từ chỉ sự vật và màu sắ trong
đoạn thơ.
- HS đọc đoạn thơ, thảo luận nhóm
nhỏ để tìm cặp từ ngữ chỉ sự vật và
màu sắc tương ứng:
▪ Tre – xanh
▪ Lúa – xanh
▪ Sông – xanh mát
▪ Trời mây – xanh ngắt mùa thu,
xanh màu ước mơ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
225
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu tả cảnh đẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
đặt câu tả cảnh đẹp mà em thích, yêu
cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết câu vào VBT.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Ca
sĩ nhí; nói được câu thể hiện cảm xúc
của mình khi hát.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chơi trò chơi Ca sĩ
nhí.
- GV yêu cầu HS hát tập thể bài hát
Em đi giữa biển vàng.
- GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp về
cảm xúc của mình khi hát bài hát đó,
▪ Ngói mới – đỏ tươi
▪ Trường học – đỏ thắm
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
2 – 3 câu tả một cảnh đẹp mà em thích.
- HS thảo luận nhóm đôi, đặt câu tả
cảnh đẹp mà em thích, yêu cầu cả lớp
nghe, nhận xét.
- HS viết câu và VBT.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu hoạt động.
- HS hát tập thể bài hát Em đi giữa
biển vàng.
- 1 – 2 HS nói trước lớp về cảm xúc
của mình khi hát bài hát đó, yêu cầu cả
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
226
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
lớp nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
227
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: SÔNG HƯƠNG (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được các câu đố về tên dòng sông; nêu được phỏng đoán của bản thân
về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo thời gian
của sông Hương, bày tỏ tình yêu sông Hương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe; iu/iêu, an/ang.
- Mở rộng được vốn từ về quê hương (nhận biết và biết cách viết tên riêng
của dòng sông, ngọn núi, bãi biển); đặt được câu giới thiệu một cảnh sông
nước hoặc núi non.
- Nghe – kể được từng đoạn câu chuyện Sự tích Hồ Gươm theo tranh và từ
ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về quê hương.
- Nói được về vẻ đẹp sông Hương với người thân.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
228
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được sự
giàu đẹp của quê hương, bước đầu thể hiện tình yêu quê hương, nơi mình
sống bằng các việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động; tham gia
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi…).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Sông Hương là một đặc ân đến hết.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài văn về quê hương đã tìm đọc.
- Bút màu và vật dụng để trang trí bưu thiếp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Giải được các câu đố về tên
dòng sông; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
- HS hoạt động nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
229
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đố bạn về tên dòng sông theo gợi ý.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV
ghi tên bài đọc mới Sông Hương lên
bảng: Trong các buổi học trước, chúng
ta đã tìm hiểu về vẻ đẹp quê hương ở
nông thôn với đồng lúa chín, vẻ đẹp
của rừng ngập mặn Cà Mau. Vẫn tiếp
tục tìm hiểu sắc màu và vẻ đẹp quê
hương, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu bài đọc Sông Hương.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dâu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn
giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nghe GV đọc mẫu, đọc thầm
theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
230
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sông Hương: sắc độ, xanh thẳm, xanh
biếc, xanh non, lung ling, dát vàng,…
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một
số từ khó: sắc độ, dát vàng, phượng vĩ,
trăng sáng,…; hướng dẫn cách ngắt
nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bao
trùm lên cả bức tranh là một màu xanh
có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/
màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh
biếc của lá cây,/ màu xanh non của
những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt
nước.//; Sông hương là một đặc ân của
thiên nhiên/ dành cho Huế,/ làm cho
không khí thành phố trở nên trong
lành,/ làm tan biến những tiếng ồn ào
của chợ búa,/ tạo cho thành phố một
vẻ đẹp êm đềm.//;…
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội bài đọc: Miêu tả vẻ
đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo
thời gian của sông Hương, bày tỏ tình
yêu sông Hương; biết liên hệ bản thân:
Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của quê
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
231
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hương đất nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD: sắc
độ (mức đậm, nhạt của màu), đặc ân
(ơn đặc biệt),…
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Trong đoạn 1, bức tranh sông
Hương được tả bằng những màu sắc
nào?
+ Câu 2: Khi mùa hè tới, màu sắc của
sông Hương thay đổi như thế nào?
+ Câu 3: Vào những đêm trăng sáng,
sông Hương giống với hình ảnh gì?
+ Câu 4: Vì sao sông Hương là một
đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?
- HS nghe GV hướng dẫn, giải thích
nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Trong đoạn 1, bức tranh sông
Hương được tả bằng những màu sắc:
màu xanh thẳm của da trời, màu xanh
biếc của lá cây, màu xanh non của
những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt
nước.
+ Câu 2: Khi mùa hè tới, màu sắc của
sông Hương từ màu xanh thành màu
đào ửng hồng: Hương Giang bỗng
thay chiếc áo xanh hằng ngày thành
dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
+ Câu 3: Vào những đêm trăng sáng,
sông Hương giống với một đường
trăng lung linh dát vàng.
+ Câu 4: Sông Hương là một đặc ân
của thiên nhiên dành cho Huế vì sông
hương làm cho không khí thành phố
trở nên trong lành, làm tan biến những
tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
232
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp
của quê hương, đất nước.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
phố một vẻ đẹp êm đềm.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ
đẹp thơ mộng, luôn luôn biến đổi theo
thời gian của sông Hương, bày tỏ tình
yêu sông Hương.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó
đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
233
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn từ
Mỗi mùa hè tới đến dát vàng.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh
vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết
sai do cấu tạo, VD: hoa, lụa; hoặc do
ảnh hưởng của phương ngữ, VD:
phượng vĩ, đỏ rực, phố phường, lung
linh,…; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dải,
dát.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV cho đọc từng cụm từ để HS viết
vào VBT.
Bước 3: Hoạt dộng theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt eo/oe
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đánh vần theo hướng dẫn của
GV.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp với
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
234
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt iu/iêu, an/ang
Mục tiêu: Phân biệt được iu/iêu,
an/ang.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần).
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Khéo léo
+ Khoe sắc
+ Tròn xoe
+ Lóe sáng
+ Trong veo
+ Mạnh khỏe
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Chọn vần thích hợp với mỗi * và thêm
dấu thanh (nếu cần):
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Vần iu hoặc vần iêu:
Những hạt sương mát dịu
Níu nhau trĩu trên cành
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
235
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ đã
điền vần và dấu thanh trước lớp, cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Hoạt động 1: So sánh từ ngữ chỉ sự
vật chung và từ ngữ chỉ sự vật cụ thể
Mục tiêu: So sánh được từ ngữ chỉ sự
vật chung và từ ngữ chỉ sự vật cụ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt
động cả lớp
Bầu trời rất là xanh
Nắng vàng đang khiêu vũ.
Theo Nhật Quang
+ Vần an hoặc vần ang:
Ngọn gió thì quen bò ngang
Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày
Ngọn mướp thì ưa leo cây
Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn.
Theo Nguyễn Ngọc Oánh
- HS đọc lại đoạn thơ đã điền và dấu
thanh trước lớp. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: So
sánh các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ
màu hồng, giải thích sự khác nhau đó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
236
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS quan sát các từ ngữ ở
thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, tìm
điểm giống và khác nhau trong cách
viết. Chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV giải thích cách viết khác nhau
(chỉ sự vật chung; chỉ sự vật cụ thể -
riêng).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết tên địa danh gồm
từ chỉ sự vật chung và từ ngữ chỉ sự
vật cụ thể
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
quê hương (nhận biết và biết cách viết
tên riêng của dòng sông, ngọn núi, bãi
biển).
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b và thảo luận trong
nhóm nhỏ.
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức giữa các
nhóm để HS viết theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
- HS quan sát từ ngữ ở thẻ màu xanh
và thẻ màu hồng, tìm điểm giống và
khác nhau trong cách viết. Chia sẻ kết
quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết
tên một dòng sông, dòng suối hoặc
một dòng thác; một ngọn núi, hòn đảo
hoặc một bãi biển.
- HS chơi trò chơi tiếp sức giữa các
nhóm, viết theo yêu cầu. VD:
+ Sông Lô, Suối Nậm, Thác Prenn,
Thác Datanla.
+ Núi Ngự, Núi Langbiang, đảo Cồn
Cỏ, đảo Cát Bà, bãi biển Đồ Sơn, bãi
biển Vũng Tàu.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
237
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu một
cảnh sông nước hoặc núi non.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 4.
- GV hướng dẫn: Sông hay núi đó tên
là gì? Cảnh ở đó có gì đẹp, đặc biệt?
Em có mong muốn gì về cảnh sông
nước hoặc núi non?
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm
nhỏ và viết vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
- GV chữa, nhận xét một số bài làm.
5. Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện Sự tích
Hồ Gươm theo tranh, ghi nhớ nội dung
câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
2 – 3 câu giới thiệu một cảnh sông
nước hoặc núi non mà em biết.
- HS đặt câu trong nhóm nhỏ và viết
vào VBT.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
238
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
239
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm
tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng
các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán,
trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú
ý của HS.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
1. Giặc Minh đô hộ nước ta, làm
nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng
cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng
ban đầu thế yếu nên thường bị thua.
Vì thế, đức Long Quân quyết định
cho nghĩa quân mượn thanh gươm
thần để trừ giặc.
2. Hồi ấy, một người đánh cá tên là
Lê Thận, ba lần kéo lưới đều gặp
một thanh sắt, nhìn kĩ, hóa ra một
lưỡi gươm. Sau đó, Lê Thận gia
nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn
và dâng thanh gươm cho Lê Lợi.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
240
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3. Ít lâu sau, một lần Lê Lợi bị giặc
đuổi phải chạy vào rừng, ông bắt
được chuôi gươm nạm ngọc trên cây
đa. Khi tra chuôi gươm vào lưỡi
gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in.
Lúc đó, Lê Lợi mới biết đấy là gươm
thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa
quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng
đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lơi
– lúc bấy giờ đã lên ngôi vua – đi
thuyền chơi hồ Tả Vọng, rùa vàng
theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi
lại gươm thần. Vua nâng gươm trả
lại cho rùa vàng. Từ đó, hồ mang tên
là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn
Kiếm.
Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam
- GV yêu cầu HS trao đổi về phán
đoán của mình sau khi nghe câu
chuyện.
- GV kể chuyện lần thứ hai kết hợp
quan sát từng tranh minh họa để ghi
nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn câu
- HS trao đổi về phán đoán của mình
sau khi nghe câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
241
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chuyện Sự tích Hồ Gươm theo tranh và
từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa
vào từ ngữ gợi ý dưới tranh để kể lại
từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS kể từng đoạn câu
chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng
dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ câu
chuyện Sự tích Hồ Gươm theo tranh và
từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và dựa vào từ ngữ
gợi ý dưới tranh để kể lại từng đoạn
của câu chuyện trước lớp.
- HS kể từng đoạn câu chuyện trong
nhóm nhỏ, nghe GV hướng dẫn.
- HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
242
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghe, nhận xét phần kể chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích và giải thích lý do.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập thuật việc được tham
gia (tiếp theo)
Hoạt động 1: Sắp xếp các câu thành
đoạn văn
Mục tiêu: Nhận biết nội dung của các
câu, sắp xép được các câu thành đoạn
văn theo đúng thứ tự.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thực hiện BT trong
nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp nhận xét phần kể
chuyện.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích và giải
thích lý do.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6a:
Sắp xếp lại thứ tự các công việc cần
làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ
hoặc cô nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
- HS thực hiện BT trong nhóm đôi:
+ Chuẩn bị các vật liệu cần thiết.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
243
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thuật lại cách làm bưu
thiếp
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
việc đã tham gia (cách làm bưu thiếp)
theo gợi ý.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 6b, nói về việc làm bưu
thiếp.
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu thuật
lại việc làm bưu thiếp.
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã
đọc về quê hương
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn
đã đọc về quê hương.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
+ Vẽ hình bưu thiếp.
+ Cắt theo hình đã vẽ.
+ Trang trí bưu thiếp.
+ Viết lời chúc mừng.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết
4 – 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.
- HS viết 4 – 5 câu thuật lại việc làm
bưu thiếp.
- HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
244
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài văn (tác giả, cuốn
sách), cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm
xúc,…
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết thông tin vào Phiếu
đọc sách bài văn đã đọc về quê hương.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài văn (tác giả, cuốn sách),
cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm
xúc,…
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
1a: Chia sẻ một bài văn về quê hương
đã đọc.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
về tên bài văn (tác giả, cuốn sách),
cảnh đẹp (từ ngữ, câu văn), cảm
xúc,…
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
văn (tác giả, cuốn sách), cảnh đẹp (từ
ngữ, câu văn), cảm xúc,…
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
245
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
2. Nói về vẻ đẹp của sông Hương
Mục tiêu: Nói được về vẻ đẹp sông
Hương với người thân.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Nói về vẻ đẹp của sông
Hương với người thân.
- GV hướng dẫn HS cách trao đổi với
người thân ở nhà: Dựa vào bài đọc đã
học, em hãy nói với người thân về vẻ
đẹp của sông Hương theo dựa theo các
câu hỏi trong SGK: Sông Hương có
những màu sắc nào? Màu sắc của
sông Hương thay đổi như thế nào khi
mùa hè tới? Đêm trăng sáng, sông
Hương trông như thế nào? Em thích gì
ở sông Hương? Em cũng có thể trao
đổi thêm với người thân và lắng nghe
câu chuyện về sông Hương hay góp ý
từ họ.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt
động.
- HS nghe GV hướng dẫn, thực hành ở
nhà với người thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
246
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TUẦN 27
ÔN TẬP 1 (Tiết 1 – 2)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu đúng tên bài (văn bản truyện) đã đọc; đọc trôi chảy một đoạn trong bài
và trả lời câu hỏi về nội dung bài; trao đổi với bạn về một nhân vật trong
truyện.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng các chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y hoa và viết đúng tên riêng địa lí.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân
quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
247
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Mẫu chữ viết hoa Q, R, S, T, Ư, V, X, Y.
- Tranh ảnh một số địa danh : Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U
Minh Thượng.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Nhớ lại tên bài đọc
Mục tiêu: Nêu đúng tên bài (văn bản
truyện) đã đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của
BT 1, quan sát tranh, trao đổi và thực
hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
- HS xác định yêu cầu của BT 1, quan
sát tranh, trao đổi và thực hiện yêu cầu
của BT trong nhóm nhỏ:
+ Tranh 1: Bài đọc Chuyện của vàng
anh.
+ Tranh 2: Bài đọc Khu vườn tuổi thơ.
+ Tranh 3: Bài đọc Quê mình đẹp nhất.
+ Tranh 4: Bài đọc Chuyện bốn mùa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
248
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức:
dựa vào hình ảnh gợi ý, viết tên bài
đọc.
2. Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu
hỏi
Mục tiêu: Đọc trôi chảy một đoạn
trong bài và trả lời được câu hỏi về nội
dung đoạn đọc hoặc về nội dung bài.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng một
đoạn em thích trong một bài đọc ở BT
1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn
đọc hoặc nội dung bài đọc ở BT 1 theo
- HS chơi tiếp sức: dựa vào hình ảnh
gợi ý, viết tên bài đọc.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2: Đọc đoạn văn em yêu thích trong
một bài đọc tìm được ở BT 1.
- HS đọc thành tiếng một đoạn em
thích trong một bài đọc ở BT 1 và trả
lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc
nội dung bài đọc ở BT 1 theo nhóm 4.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
249
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhóm 4.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Trao đổi về nhân vật em thích
theo gợi ý
Mục tiêu: Trao đổi với bạn về một
nhân vật trong truyện.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi về một nhân vật trong bài đọc (tên,
lời nói).
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, tên nhân vật, lời nói
của nhân vật đó.
Tiết 2
4. Ôn viết chữ Q, R, S, T, Ư, V, X, Y
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Trao
đổi với bạn về một nhân vật theo gợi ý.
- HS trao đổi trong nhóm đôi về một
nhân vật trong bài đọc (tên, lời nói).
- HS trao đổi trong nhóm đôi về một
nhân vật trong bài đọc (tên, lời nói).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
250
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hoa
Mục tiêu: Viết đúng các chữ Q, R, S,
T, Ư, V, X, Y hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
đôi, quan sát mẫu chữ Q, R, S, T, Ư, V,
X, Y hoa, xác định chiều cao, độ rộng
các con chữ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết
một số chữ đã học.
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát mẫu
chữ, xác định chiều cao, độ rộng các
con chữ.
- HS nêu lại quy trình viết một số chữ
đã học.
- HS lắng nghe, quan sát, viết từng chữ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
251
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu từng chữ, nêu quy trình
viết, và nêu HS viết từng chữ sau mỗi
lần GV hướng dẫn vào VTV:
+ Chữ Q hoa:
* Cấu tạo:
* Cách viết:
▪ Viết như chữ O.
▪ Lia bút đến trước đường kẻ
(ĐK) dọc 2, phía trên ĐK ngang
1, viết nét lượn. Đuôi nét lượn
song song với nét cong kín và
dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và
2, sau ĐK dọc 3.
+ Chữ R hoa:
* Cấu tạo: gồm nét móc ngược, nét
cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét
móc ngược phải.
* Cách viết:
▪ Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4,
trước ĐK dọc 3, viết một nét
móc ngược trái bên phải ĐK dọc
2 một li, hơi lượn vòng khi bắt
đầu và dừng bút dưới ĐK ngang
2, trước ĐK dọc 2.
▪ Lia bút đến điểm giao nhau giữa
ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết
nét cong trái liền mạch với nét
cong phải, nét thắt, nét móc
sau mỗi lần GV hướng dẫn vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
252
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ngược phải và dừng bút phía
dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc
4.
▪ Lưu ý: Lưng của nét cong trái
tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng
của nét cong phải (trên nét thắt)
tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt
nằm phía trên ĐK ngang 2 và
cắt ngang nét móc ngược trái.
+ Chữ S hoa:
* Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét
thẳng đứng.
* Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2,
phía dưới ĐK ngang 34, viết một nét
cong trái phía trên ĐK ngang 2, lượn
vòng lên chạm ĐK dọc 2 viết nét thẳng
đứng sát ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét
cong trái và dừng bút cách bên phải
ĐK dọc 2 một li, phía dưới ĐK ngang
2.
* Lưu ý: Lưng của 2 nét cong trái đều
chạm ĐK dọc 1. Chỗ bắt đầu viết nét
cong trái lớn phải ngang bằng với
điểm đặt bút.
+ Chữ T hoa:
* Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thắt
và nét cong phải.
* Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
253
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết
nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt
rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch
với nét cong phải và dừng bút cách
bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK
ngang 2.
* Lưu ý: Lưng nét cong trái nhỏ phải
chạm ĐK dọc 1. Nét cong phải chạm
ĐK dọc 3 và ĐK ngang 2.
+ Chữ Ư hoa:
* Cấu tạo: gồm nét móc hai đầu, nét
móc ngược phải và dấu phụ (nét móc
trái nhỏ).
* Cách viết:
▪ Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2
một li, dưới ĐK ngang 3, viết
nét móc 2 đầu và dừng bút trên
ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1
và 2.
▪ Lia bút lên theo ĐK dọc 3 đến
giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét
móc ngược phải và dừng bút
giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước
ĐK dọc 4.
▪ Viết thêm dấu phụ phía trên ĐK
ngang 3, chạm nét móc ngược
phải.
+ Chữ V hoa:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
254
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
* Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thẳng
đứng và nét móc phải.
* Cách viết:
▪ Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách
bên trái ĐK dọc 2 một li, viết
nét cong trái, hơi lượn lên trước
khi dừng bút bên phải ĐK dọc 2,
giữa ĐK ngang 3 và 4.
▪ Không nhấc bút, hơi lượn lại
ĐK dọc 2 để viết nét thẳng
đứng, lượn trái một chút khi gần
chạm ĐK ngang 1.
▪ Không nhấc bút, lượn gần lại
ĐK dọc 3 viết nét móc phải rồi
dừng bút trên ĐK ngang 3, sau
ĐK dọc 3.
+ Chữ X hoa:
* Cấu tạo: gồm nét cong phải và nét
cong trái.
* Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3,
cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét
cong trái nhỏ liền mạch với nét cong
phải lớn; không nhấc bút, viết tiếp nét
cong trái lớn liền mạch với nét cong
phải nhỏ, dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1
và 2, sau ĐK dọc 2.
* Lưu ý: ĐK dọc 2 là trục đối xứng
của chữ X.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
255
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Chữ Y hoa:
* Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu và nét
khuyết dưới.
* Cách viết:
Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái
ĐK dọc 2 một li, viết nét móc 2 đầu và
dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa ĐK
ngang 1 và 2.
Lia bút lên theo ĐK dọc 3, viết nét
khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc
4, giữa ĐK ngang 1 và 2.
5. Luyện viết tên riêng địa lí
Mục tiêu: Viết đúng tên riêng địa lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc các từ Ô Quy
Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh
Thượng và nói hiểu biết của mình về
các địa danh.
- GV giới thiệu các địa danh:
+ Ô Quy Hồ: đèo Ô Quy Hồ là đèo cắt
ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh
đèo ở gần ranh giới giữa hai tỉnh Lào
Cai và Lai Châu.
- HS đọc các từ Ô Quy Hồ, Ghềnh
Ráng, Trường Sơn, U Minh Thượng và
nói hiểu biết của mình về các địa danh.
- HS lắng nghe GV giới thiệu các địa
danh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
256
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Ghềnh Ráng: là khu du lịch nổi tiếng
ở Quy Nhơn với các địa điểm nổi tiếng
và đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên như
Bãi Đá Trứng, Bãi Tiên Sa. Ngoài ra
đến đây ta có thể thăm mộ của nhà thơ
Hàn Mặc Tử.
+ Trường Sơn: là dãy núi có hướng
Tây Bắc – Đông Nam, là dải núi phân
chia ranh giới giữa Việt Nam và Lào,
dài khoảng 1.100km.
+ U Minh Thượng: U Minh Thượng là
một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Nơi
đây nổi tiếng với vườn Quốc gia U
Minh Thượng rộng hơn 21.000 ha.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng cách
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
257
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
TP. HCM khoảng 363 km về hướng
Tây Nam.
- GV yêu cầu HS xác định độ cao các
con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng
cách giữa các tiếng,...
- GV viết mẫu từ Ô Quy Hồ.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết các tên riêng địa
danh Ô Quy Hồ, Ghềnh Ráng, Trường
Sơn, U Minh Thượng vào VTV.
6. Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết các chữ hoa đã
học và luyện viết thêm các tên riêng
địa lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của bài ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ
Xương.
- HS xác định độ cao các con chữ, vị
trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các
tiếng,...
- HS quan sát.
- HS viết các tên riêng địa danh Ô Quy
Hồ, Ghềnh Ráng, Trường Sơn, U Minh
Thượng vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa nghĩa của
bài ca dao.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
258
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây
Hồ.
- GV chốt ý nghĩa bài ca dao: Bài ca
dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất
nước, cụ thể ở đây là khu vực Tây Hồ
vào buổi sớm khi xưa.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết bài ca dao vào
VTV.
7. Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá lại bài viết, chỉnh
sửa nếu cần thiết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài ca dao vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
259
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP 2 (Tiết 3 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu đúng tên bài (văn bản thông tin) đã đọc; đọc trôi chảy một đoạn trong
bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc về nội dung bài; trao đổi với
với bạn về một thông tin biết thêm từ bài đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết được một đoạn văn ngắn; đặt được câu phân biệt cặp từ dây –
giây; phân biệt được s/x, iên/iêng.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân
quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Thẻ ghi từ ngữ ở BT 4b cho HS chơi tiếp sức.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
260
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Nhớ lại tên bài đọc
Mục tiêu: Nêu đúng tên bài (văn bản
thông tin) đã đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS quan
sát tranh kết hợp đọc các thông tin,
trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT
trong nhóm nhỏ.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Xác
định thông tin và hình ảnh có trong bài
đọc nào.
- HS quan sát tranh kết hợp đọc các
thông tin, trao đổi và thực hiện yêu cầu
của BT trong nhóm nhỏ:
+ Tranh 1: Bài đọc Đầm sen.
+ Tranh 2: Bài đọc Ong xây tổ.
+ Tranh 3: Bài đọc Con suối bản tôi.
+ Tranh 4: Bài đọc Rừng ngập mặn Cà
Mau.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
261
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức HS chơi tiếp sức: Dựa
vào hình ảnh và thông tin gợi ý, viết
tên bài đọc.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- HS chơi tiếp sức, viết tên bài đọc.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
262
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu
hỏi
Mục tiêu: Đọc trôi chảy một đoạn
trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung
đoạn đọc hoặc về nội dung bài.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng một
đoạn văn em yêu thích trong bài đọc ở
BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung
đoạn đọc hoặc nội dung bài theo nhóm
4.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp,
yêu cầu cả lớp đọc thầm theo, lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Trao đổi về thông tin trong bài
đọc theo gợi ý
Mục tiêu: Trao đổi với bạn về một
thông tin biết thêm từ bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đọc
đoạn văn em yêu thích trong một bài
đọc tìm được ở BT 1.
- HS đọc thành tiếng một đoạn văn em
yêu thích trong bài đọc ở BT và trả lời
câu hỏi về nọi dung đoạn đọc hoặc nội
dung bài theo nhóm 4.
- HS đọc bài trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo, lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Trao
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
263
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi về thông tin em biết thêm từ bài
đọc.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, thông tin mới.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ thông tin
mà em biết trước lớp, yêu cầu cả lớp
lắng nghe.
- GV nhận xét.
Tiết 2
4. Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết được một đoạn
văn ngắn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
BT 4a, đọc bài Chiều mùa hạ, yêu cầu
cả lớp đọc thầm.
đổi với bạn về một thông tin em biết
thêm từ bài đọc.
- HS trao đổi trong nhóm đôi về thông
tin em biết thêm từ bài đọc.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
đọc, thông tin mới.
- HS chia sẻ thông tin mà em biết
trước lớp. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nghe GV hướng dẫn, đọc thầm
theo lời GV đọc.
- HS nêu nội dung bài đọc, nghe GV
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
264
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài
vừa đọc, chốt đáp án: Nội dung bài
đọc nói về vẻ đẹp của một chiều mùa
hạ với tiếng sơn ca hót, cánh đồng
nắng chiều vàng dịu và thơm thoang
thoảng mùi lúa đang ngậm đòng,
hương sen.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh
vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết
sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ, VD: tha thiết, ao ước,
thoang thoảng,…; hoặc do ngữ nghĩa,
VD: dịu;…
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS viết vào
VBT. GV hướng dẫn HS: tên bài lùi
vào 5 – 6 ô, dòng đầu tiên lùi vào một
ô. Viết dấu chấm cuối câu.
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
5. Luyện tập chính tả - Phân biệt
d/gi; s/x, iên/iêng
Hoạt động 1: Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Đặt được câu phân biệt cặp
nhận xét.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
265
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
từ dây – giây.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức để HS viết
kết quả lên bảng lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Phân biệt s/x, iên/iêng
Mục tiêu: Đặt được câu phân biệt
được s/x, iên/iêng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
câu để phân biệt cặp từ sau: dây –
giây.
- HS thực hiện BT vào VBT. VD:
+ Em rất thích chơi nhảy dây.
+ Đồng hồ ngoài 2 chiếc kim chỉ giờ
và phút, còn có một chiếc kim chạy rất
nhanh để chỉ giây.
- HS chơi tiếp sức, viết kết quả lên
bảng.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi
*.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Chữ s hoặc chữ x.
▪ dòng suối
▪ thôn xóm
▪ làng xã
▪ sườn núi
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
266
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- GV yêu cầu HS đặt câu với từ ngữ
vừa điền.
- GV nhận xét.
+ Vần iên hoặc vần iêng và thêm dấu
thanh (nếu cần).
▪ củ riềng
▪ triền núi
▪ biên giới
▪ cồng chiêng
- HS chơi tiếp sức, hoàn thành BT trên
bảng.
- HS đặt câu với từ ngữ vừa điển. VD:
+ Dòng suối chảy róc rách.
+ Thôn xóm em ở bên sườn núi.
+ Làng xã là một hình thức cộng đồng
của Việt Nam.
+ Củ riềng có là một gia vị không thể
thiếu trong các món cá kho.
+ Những bông hoa bên triền núi nở
thật đẹp.
+ Việt Nam có đường biên giới giáp
Trung Quốc, Lào và Cam – pu – chia.
+ Cồng chiêng Tây Nguyên được
UNESCO công nhận là kiệt tác truyền
khẩu và phi vật thể của nhân loại.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
267
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP 3 (Tiết 5 – 6)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc thuộc lòng đúng đoạn thơ; nêu đúng tên bài thơ có đoạn thơ đã đọc; trả
lời được các câu hỏi về nội dung đoạn thơ; trao đổi được với bạn về những
câu thơ em thích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Món quà quê theo tranh và từ
ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân
quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
b. Đối với HS
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
268
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Ôn đọc thuộc lòng và trả lời câu
hỏi
Mục tiêu: Đọc thuộc lòng đúng đoạn
thơ; nêu đúng tên bài thơ có đoạn thơ
đã đọc; trả lời được các câu hỏi về nội
dung đoạn thơ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS quan
sát tranh, trao đổi và thực hiện yêu cầu
của BT trong nhóm nhỏ.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1:
Dựa vào tranh gợi ý, đọc thuộc lòng
đoạn thơ có nội dung tương ứng, nói
tên bài có đoạn thơ em đã đọc.
- HS quan sát tranh, trao đổi và thực
hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
+ Tranh 1: Bài đọc Con đường làng.
+ Tranh 2: Bài đọc Trái chín.
+ Tranh 3: Bài đọc Mùa lúa chín.
+ Tranh 4: Bài đọc Dàn nhạc mùa hè.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
269
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức: chọn tranh,
đọc thuộc lòng đoạn thơ phù hợp với
bức tranh và viết tên bài đọc.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội
dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
- GV mời một số HS đọc thuộc lòng
- HS chơi tiếp sức, chọn tranh, đọc
thuộc lòng đoạn thơ phù hợp với bức
tranh và viết tên bài đọc.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn,
bài đọc.
- Một số HS đọc thuộc lòng những
đoạn thơ em thích trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
270
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
những đoạn thơ em thích trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
2. Trao đổi về câu thơ em thích theo
gợi ý
Mục tiêu: Trao đổi được với bạn về
những câu thơ em thích.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi về tên bài thơ, câu thơ em thích,
cảm xúc của em khi đọc bài thơ.
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài thơ, câu thơ em thích, cảm
xúc của em khi đọc bài thơ.
Tiết 2
3. Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe kể câu chuyện Món
quà quê theo tranh, ghi nhớ nội dung
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2: Trao đổi với bạn về những câu thơ
em thích theo gợi ý.
- HS trao đổi trong nhóm đôi về tên
bài thơ, câu thơ em thích, cảm xúc của
em khi đọc bài thơ.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
thơ, câu thơ em thích, cảm xúc của em
khi đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
271
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện.
- GV kể chuyện lần thứ nhất để HS
kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa
dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng
đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tạp
trung chú ý của HS:
+ (Đến đoạn Tuấn buột miệng), GV
đặt câu hỏi: Chúng ta cùng đoán xem
ông Tư sẽ có thái độ và phản ứng như
thế nào với Tuấn?
+ (Đến đoạn ông Tư cho Tuấn bánh
tổ): Ông Tư có buồn khi Tuấn ấp úng
như vậy không?
+ Liệu ba mẹ Tuấn có la (mắng) Tuấn
vì những lời nói của Tuấn không?
MÓN QUÀ QUÊ
1. Từ ngoài quê vào, ông Tư biếu gia
đình Tuấn một bich muối hạt làm
quả. Thấy bịch mối, Tuấn buột
miệng:
- Sao muối không trắng, mịn như
muối nhà mình?
Ba cười và bảo Tuấn:
- HS lắng nghe, phỏng đoán.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
272
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Muối biển ở quê quý lắm con à.
2. Thấy Tuấn, ông Tư cười móm
mém:
- Ông có bánh tổ cho cháu đây!
Ông đưa cho Tuấn một cái bánh bọc
trong khuôn lá chuối. Bánh tròn, to,
màu nâu sẫm, có rắc mẻ, trông bình
thường và không hấp dẫn. Tuấn ấp
úng:
- Cháu cám ơn ông Tư. Nhưng
cháu…
3. Mẹ chạm nhẹ vào tay Tuấn:
- Con cám ơn cậu Tư. Cậu vẫn nhớ
món bánh tụi con mê từ hồi nhỏ…
4. Ông Tư về rồi, mẹ nhẹ nhàng nói
với Tuấn:
- Đây là bánh quê mình. Phải quý
nhà mình lắm ông Tư mới đem từ
quê vào cho. Ngon lắm, con ăn thử
xem.
Cắn một miếng bánh, Tuấn bất ngờ
bởi vị ngọt và hương thơm rất lạ.
Tuấn sẽ gọi điện xin lỗi ông. Tuấn
mong hè sẽ về thăm ông Tư và được
ông cho ăn bánh tổ.
Theo Kim Hải.
- GV yêu cầu HS trao đổi về phán
đoán của mình sau khi nghe câu
- HS trao đổi về phán đoán của mình
sau khi nghe câu chuyện.
- HS lắng nghe, quan sát tranh minh
họa, ghi nhớ nội dung từng câu
chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
273
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chuyện.
- GV kể chuyện lần thứ hai (có thể
dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể
phối hợp với tranh, hình ảnh động
minh họa) kết hợp quan sát từng tranh
minh họa để ghi nhớ nội dung từng
đoạn câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
274
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện Món quà quê theo tranh và từ
ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa
vào từ ngữ gợi ý dưới tranh để kể lại
từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS kể từng đoạn câu
chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng
- HS quan sát tranh, hoạt động nhóm,
chuẩn bị kể chuyện trước lớp.
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
275
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi
kể; phân biệt giọng các nhân vật.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể
chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ câu
chuyện Món quà quê theo tranh và từ
ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe,
nhận xét phần kể chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích và giải thích lí do, trao đổi với
bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV chốt nội dung, ý nghĩa của câu
chuyện: Câu chuyện nói về việc phải
biết trân trọng những món quà quê
đầy tình cảm. Những món quà ấy tuy
đoạn câu chuyện trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét phần kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét
phần kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS nói về nhân vật em thích và giải
thích lí do, trao đổi với bạn về nội
dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
276
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
không bắt mắt, không thời thượng,
nhưng chất chứa trong đó là nghĩa
tình, là sự yêu thương từ cội nguồn
của chúng ta. Bên cạnh đó, câu chuyện
còn nói về tình cảm gia đình, giữa ông
Tư, ba mẹ Tuấn và Tuấn. Ông Tư vẫn
luôn quan tâm và ghi nhớ những món
yêu thích của ba mẹ Tuấn, lặn lội đem
tận ở quê ra để cho nhà Tuấn. Ba mẹ
Tuấn khi thấy Tuấn chưa hiểu chuyện
không la mắng, mà nhẹ nhàng giải
thích.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
277
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP 4 (Tiết 7 – 8)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu đúng tên bài đọc; đọc trôi chảy một đoạn trong bài và trả lời được các
câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi được với bạn về
một hình ảnh em thích trong bài đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Tìm được 2 – 3 từ ngữ chứa tiếng đã cho. Tìm đúng từ ngữ trả lời câu hỏi
Khi nào? Để làm gì? phù hợp với nội dung câu đã cho; điền đúng dấu chấm,
dấu phẩy, dấu chấm than.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân
quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Thẻ từ ghi tên bài đọc và từ ngữ ở BT 1 cho HS chơi tiếp sức.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
278
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bảng nhóm cho HS tìm từ ngữ.
- Bảng phụ/ slide chép đoạn văn ở BT 6.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Nhớ lại tên bài đọc
Mục tiêu: Nêu đúng tên bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc tên bài, từ ngữ
có trong bài đọc; trao đổi và thực hiện
yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức: Nối hình
ảnh miêu tả với tên bài đọc.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1:
Chọn hình ảnh miêu tả phù hợp với tên
mỗi bài đọc.
- HS đọc tên bài, từ ngữ có trong bài
đọc; trao đổi và thực hiện yêu cầu của
BT trong nhóm nhỏ.
- HS chơi tiếp sức, nối hình ảnh miêu
tả với tên bài đọc:
+ Mùa đông ở vùng cao – tam giác
mạch nảy mầm lên xanh mướt.
+ Bên cửa sổ - trăng như chiếc thuyền
vàng trôi trong mây.
+ Sông Hương – một đường trăng lung
linh dát vàng.
+ Hoa mai vàng – một đàn bướm vàng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
279
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu
hỏi
Mục tiêu: Đọc trôi chảy một đoạn
trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung
đoạn đọc hoặc nội dung bài.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu nhóm 4 HS đọc thành
tiếng đoạn văn em yêu thích trong một
bài văn ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội
dung đoạn đọc tương ứng.
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Trao đổi về hình ảnh em thích
theo gợi ý
Mục tiêu: Trao đổi được với bạn về
một hình ảnh em thích trong bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
rập rờn bay lượn.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2:
Đọc đoạn văn em yêu thích trong một
bài đọc tìm được ở bài tập 1: Mùa
đông ở vùng cao, Bên cửa sổ, Sông
Hương, Hoa mai vàng.
- HS làm việc theo nhóm 4, đọc thành
tiếng đoạn văn em yêu thích trong một
bài văn ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội
dung đoạn đọc tương ứng.
- Một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
280
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi về tên bài đọc, hình ảnh em thích,
cảm xúc của em.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, hình ảnh em thích,
cảm xúc của em.
Tiết 2
4. Ôn từ ngữ chỉ đặc điểm
Mục tiêu: Tìm được 2 – 3 từ ngữ chứa
tiếng đã cho.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu
cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật
mảnh ghép (thực hiện giai đoạn 1
trong nhóm, giai đoạn 2 trước lớp),
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 3.
- HS trao đổi trong nhóm đôi về tên
bài đọc, hình ảnh em thích, cảm xúc
của em.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
đọc, hình ảnh em thích, cảm xúc của
em.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4:
Tìm 2 – 3 từ ngữ có chứa tiếng: xanh,
tròn, cao.
- HS thực hiện yêu cầu, hoàn thành
BT:
+ xanh: xanh ngắt, xanh dương.
+ tròn: tròn xoe, tròn vành vạnh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
281
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
một phần tư số nhóm thực hiện một
yêu cầu, ghi vào thẻ từ, chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải thích các từ ngữ
tìm được.
- GV nhận xét.
5. Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi
nào?, Để làm gì?
Mục tiêu: Tìm đúng từ ngữ trả lời câu
hỏi Khi nào? Để làm gì? phù hợp với
nội dung câu đã cho.
+ cao: cao kều, cao lêu nghêu, cao vút.
- HS giải thích các từ ngữ tìm được.
VD:
+ Xanh ngắt: xanh thuần một màu trên
diện rộng.
+ Xanh dương: xanh lam hay xanh
nước biển.
+ Tròn xoe: rất tròn, tựa như căng đều
ra mọi phía.
+ Tròn vành vạnh: tròn đều và đầy
đặn.
+ Cao kều: (thường nói về dáng người)
cao vượt hẳn lên và gầy, không cân
đối.
+ Cao lêu nghêu: (gần giống với cao
kều) cao quá cỡ và gầy, trông mất cân
đối.
+ Cao vút: rất cao, vươn thẳng lên
không trung.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
282
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trong
nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp từ
ngữ tìm được theo yêu cầu. GV yêu
cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT câu
hoàn chỉnh.
6. Ôn dấu câu
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu
phẩy, dấu chấm than.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 5:
Thay * bằng twg ngữ trả lời câu
hỏiKhi nào? hoặc Để làm gì?
a. *, em phải mặc áo ấm.
b. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp
nhà cửa *.
- HS tìm từ ngữ trong nhóm đôi:
a. Khi nào, em phải mặc áo ấm?
b. Cả gia đình em cùng nhau dọn dẹp
nhà cửa để làm gì?
- Một số HS nói trước lớp từ ngữ tìm
được theo yêu cầu. Cả lớp nghe, nhận
xét.
- HS viết vào VBT câu hoàn chỉnh.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6:
Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô
vuông trong đoạn văn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
283
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, thảo
luận trong nhóm đôi, thực hiện yêu cầu
BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức, điền dấu
câu phù hợp vào ô trống.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã
điền dấu câu và nêu tác dụng của dấu
chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
- HS đọc đoạn văn, thảo luận trong
nhóm đôi, thực hiện yêu cầu BT:
Vừa thấy cô gió, những đám mây
nhỏ mừng rỡ:
- Cô gió ơi, nhờ cô đưa chúng cháu
đi theo với! Chúng cháu cũng muốn
được ngắm sông dài, biển rộng.
Cô gió mỉm cười:
- Được thôi! Cô cháu mình cùng đi
nhé!
Theo Hồng Minh
+ Ô vuông 1: Dấu chấm than.
+ Ô vuông 2: Dấu phẩy.
+ Ô vuông 3: Dấu chấm hoặc dấu
chấm than.
+ Ô vuông 4: Dấu chấm hoặc dấu
chấm than.
+ Ô vuông 5: Dấu chấm than.
- HS chơi tiếp sức, điền dấu câu phù
hợp vào ô trống.
- HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu
và nêu tác dụng của dấu chấm, dấu
phẩy, dấu chấm than.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
284
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
285
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP 5 (Tiết 9 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc thầm và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết được 4 – 5 câu về một chuyến tham quan theo gợi ý.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm: Nơi chốn thân
quen, Bốn mùa tươi đẹp, Thiên nhiên muôn màu, Sắc màu quê hương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Một số tranh ảnh về chuyến tham quan của lớp, trường.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
286
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bài thơ về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Đọc
Mục tiêu: Đọc thầm bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 1.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, phán
đoán nội dung bài đọc trong nhóm
nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu tên bài đọc Một ngày ở
vườn quốc gia: Ở BT 1 này, chúng ta
sẽ tiếp tục củng cố khả năng đọc qua
bài Một ngày ở vườn quốc gia với câu
chuyện về ba của một bạn nhỏ và chú
voi con.
- GV mời một số HS đọc nối tiếp trước
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh, phán đoán nội
dung bài đọc trong nhóm nhỏ.
- HS lắng nghe.
- Một số HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
287
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
lớp làm mẫu.
Bước 4: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
trong nhóm nhỏ.
2. Trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi về
nội dung bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
lớp đọc thầm theo.
- HS đọc nối đoạn trong nhóm nhỏ.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2:
Dựa vào bài đọc, trả lời câu hỏi.
- HS làm bài vào VBT:
a. Chủ nhật, ba chở những gì vào khu
bảo tồn?
Trả lời: Chủ nhât, ba chở mía, dừa,
chuối, gạo và khu bảo tồn.
b. Hỏi đáp cùng bạn: “Sau cơn mưa,
cảnh vật như thế nào?”
Trả lời: Sau cơn mưa, suối chảy rì rầm,
cây cỏ xanh tươi, thỉnh thoảng có
những đàn bướm rập rờn ven đường.
c. Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù
hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
288
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV mời 1 – 2 HS đọc lại cả bài, yêu
cầu cả lớp đọc thầm theo, nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 2
3. Ôn thuật việc được tham gia
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về một
chuyến tham quan theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
Trả lời:
+ Cặp mắt nhỏ: sáng lên.
+ Cái vòi dài: hôn lên tay ba.
+ Hai cái tai to: luôn ve vẩy.
d. Câu văn “Lúc tôi và ba ra về, chú
voi con huơ vòi như để chào tạm biệt.”
nói lên điều gì?
Trả lời: Câu văn “Lúc tôi và ba ra về,
chú voi con huơ vòi như để chào tạm
biệt” nói lên tình cảm của chú voi con
dành cho con người, cụ thể là bạn nhỏ
và ba bạn nhỏ.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- 1 – 2 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
289
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 3 và đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV làm mẫu 1 đoạn văn cho HS dễ
hiểu. VD: Chủ nhật tuần vừa rồi, em
được bố dẫn đi tham quan Bảo tàng
Dân tộc học nằm trên đường Nguyễn
Văn Huyên. Trên đường đi bố đã kể
với em rất nhiều về cố GS Nguyễn Văn
Huyên, một nhà sử học, dân tộc học,
nghiên cứu văn hóa. Chắc vì vậy mà
Bảo tàng Dân tộc học nằm trên đường
mang tên của cố GS. Vào bên trong
bảo tàng, em có dịp được quan sát
nhiều hiện vật văn hóa của 54 dân tộc
Việt Nam. Đây có thể coi là một
chuyến du lịch Việt Nam thu nhỏ ngay
giữa lòng Hà Nội.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn:
+ Em được đi tham quan ở đâu?
+ Em làm những gì trong chuyến đi?
+ Cảm xúc của em về chuyến đi.
+ …
- GV yêu cầu HS viết vào VBT.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3:
Viết 4 – 5 câu về một chuyến tham
quan của em dựa vào gợi ý.
- HS quan sát bài văn mẫu.
- HS chia sẻ với bạn.
- HS viết vào VBT.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
290
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
xét.
- GV nhận xét.
4. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã
đọc về thiên nhiên
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
nhỏ về tên bài thơ, hình ảnh em thích,
cảm xúc của em.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách trong (VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài thơ đã đọc về thiên
nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4: Trao đổi với bạn bài thơ về thiên
nhiên đã đọc theo gợi ý.
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên bài
thơ, hình ảnh em thích, cảm xúc của
em.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
291
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài thơ, hình ảnh em thích,
cảm xúc của em.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
thơ, hình ảnh em thích, cảm xúc của
em.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
292
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 13: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TUẦN 28 – 29
BÀI 1: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hát, đọc được đoạn/bài thơ về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của bản thân
về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Bác Hồ luôn yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu nhi, mong muốn
các cháu thật thà, dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi;
kính trọng, yêu quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
và rút ra được nội dung liên hệ với nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ A hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ và từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu
nhi với Bác; đặt được câu về Bác Hồ.
- Trao đổi được về 1 – 2 việc làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
293
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Các em nhỏ đến hết.
- Mẫu chữ viết hoa A (kiểu 2).
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Hát, đọc được đoạn/bài thơ
về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu và yêu cầu HS nêu
cách hiểu, suy nghĩ về tên chủ điểm:
Trong tuần mới này, chúng ta sẽ tìm
hiểu chủ điểm Bác Hồ kính yêu. Em
hãy nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của
mình về tên chủ điểm.
- GV tổ chức cho HS thi hát trước lớp
- HS lắng nghe, nêu cách hiểu, suy
nghĩ về tên chủ điểm Bác Hồ kính yêu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
294
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
về Bác Hồ.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời
nói, việc làm của các nhân vật.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc Ai ngoan sẽ được thưởng lên bảng.
Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu về bài đọc: Ai ngoan sẽ được
thưởng.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, phân biệt giọng nhân
vật: người dẫn chuyện giọng kể thong
thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ
suy nghĩ, hành động của Bác Hồ;
- HS thi hát trước lớp về Bác Hồ.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
295
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
giọng Bác Hồ ấm áp, trìu mến; giọng
các cháu thiếu nhi vui tươi, trong sáng;
giọng Tộ hối hận, e dè.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: ùa, quây quanh, khẽ,
trìu mến,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ
và luyện đọc một số câu dài: Thưa
Bác,/ hôm nay/ cháu không vâng lời
cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không
được ăn kẹo ạ.//;…
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Phân biệt được lời của các
nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu
nội dung bài đọc: Bác Hồ luôn yêu
thương, quan tâm đến các cháu thiếu
nhi, mong muốn các cháu thật thà,
dũng cảm; biết liên hệ bản thân: Biết
nhận lỗi nếu mắc lỗi; kính trọng, yêu
quý Bác Hồ; đọc được 5 điều Bác Hồ
dạy thiếu niên nhi đồng và rút ra được
nội dung liên hệ với nhân vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của
GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS nghe GV hướng dẫn và giải thích
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
296
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ non nớt: quá non, quá yếu.
+ khẽ: không gây ra tiếng ồn hoặc một
chuyển động có thể làm ảnh hưởng
đến không khí yên tĩnh chung.
+ trìu mến: biểu lộ tình yêu thương tha
thiết.
+ …
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác
Hồ cùng các em đi thăm những nơi
nào?
+ Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh
những gì?
+ Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ
nói gì với Bác Hồ?
+ Câu 4: Vì sao Bác Hồ vẫn chia kẹo
cho Tộ?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi đến trại nhi đồng, Bác
Hồ cùng các em đi thăm phòng ngủ,
phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,…
+ Câu 2: Bác Hồ hỏi các em học sinh
chơi có vui không, ăn có no không, các
cô có mắng phạt không, có thích Bác
chia kẹo không.
+ Câu 3: Đến lượt mình nhận kẹo, Tộ
nói với bác là hôm nay mình không
vâng lời cô, chưa ngoan nên không
được ăn kẹo.
+ Câu 4: Bác Hồ vẫn chia kẹo cho Tộ
vì Tộ biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm.
- HS nêu nội dung bài đọc: Bác Hồ
luôn yêu thương, quan tâm đến các
cháu thiếu nhi, mong muốn các cháu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
297
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ
bản thân: Biết nhận lỗi nếu mắc lỗi ;
kính trọng, yêu quý Bác Hồ.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Các em nhỏ đến
hết.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Các em
nhỏ đến hết.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
thật thà, dũng cảm.
- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài. Từ đó, bước đầu xác định được
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước
lớp đoạn từ Các em nhỏ đến hết.
- Một số HS khá, giỏi đọc cả bài.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
298
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo –
Bác Hồ kính yêu.
- GV yêu cầu HS đọc lại 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS hoạt động trong
nhóm nhỏ: nói được việc làm của Tộ
phù hợp với điều nào trong 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ A hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ A hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ A
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ A hoa.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động Cùng sáng tạo – Bác Hồ kính
yêu.
- HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng.
- HS hoạt động nhóm nhỏ: nói được
việc làm của Tộ phù hợp với điều thứ
năm (thật thà, dũng cảm nhận lỗi)
trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ, xác định chiều
cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con
chữ A hoa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
299
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ A hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong kín (cuối nét
lượn vào trong) và nét móc ngược
phải.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút trên ĐK dọc, giữa ĐK
ngang 3 và 4, viết nét cong kín
như chữ O hoa.
▪ Lia bút lên theo ĐK dọc 3, giữa
ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc
ngược phải, dừng bút giữa ĐK
ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ A hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ A hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ A hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết chữ A hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ A hoa vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
300
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghĩa của câu ứng dụng Ai cũng đáng
yêu.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa
và cách nối từ chữ A hoa sang chữ i.
- GV viết mẫu chữ Ai.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Ai và câu
ứng dụng Ai cũng đáng yêu vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ A hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Tố Hữu
- GV yêu cầu HS viết chữ A hoa, chữ
Áo và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
- GV nhận xét một số bài viết.
ứng dụng Ai cũng đáng yêu: nói về tất
cả mọi người đều trông xinh xắn, và
đều đáng được yêu thương, trân trọng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Ai và câu ứng dụng Ai
cũng đáng yêu vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ: câu thơ nói về hình ảnh giản dị
nhưng đẹp tươi của Bác Hồ cùng tình
cảm của nhà thơ dành cho Bác.
- HS viết chữ A hoa, chữ Áo và câu thơ
và VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét một số
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
301
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ ở thẻ
màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ
màu hồng
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn
ngữ, tư duy logic, ghép được từ ở thẻ
màu xanh với thẻ màu hồng để tạo
thành cụm từ có nghĩa. Tìm được từ
ngữ chỉ đặc điểm về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 3a.
- GV yêu cầu HS đọc từ ngữ có trong
các thẻ màu và chọn từ ngữ ở thẻ màu
xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu
hồng.
- GV yêu cầu HS chữa bài bằng hình
thức chơi tiếp sức ghép thẻ màu xanh
với thẻ màu hồng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Ghép các tiếng cho sẵn
thành từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu
nhi với Bác Hồ
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn
ngữ, tư duy logic, ghép được các tiếng
cho sẵn để tạo thành từ ngữ có nghĩa
bài viết.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3a.
- HS đọc từ ngữ có trong các thẻ màu
và chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù
hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng: mái
tóc bạc phơ, đôi mắt tinh anh, nụ cười
ấm áp, nước da hồng hào.
- HS chơi tiếp sức, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
302
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b.
- GV yêu cầu HS đọc các tiếng có
trong búp sen.
- GV yêu cầu HS ghép các tiếng cho
sẵn để tạo thành các từ ngữ chỉ tình
cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu về Bác
Hồ theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT câu
vừa đặt.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Trao đổi được về 1 – 2 việc
làm của học sinh thực hiện 5 điều Bác
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3b.
- HS đọc các tiếng có trong búp sen.
- HS ghép các tiếng cho sẵn để tạo
thành các từ ngữ chỉ tình cảm của
thiếu nhi với Bác Hồ: kính yêu, kính
mến, yêu quý, yêu mến, quý mến, mến
yêu,...
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4:
Đặt 2 – 3 câu về Bác Hồ có sử dụng từ
ngữ ở bài tập 3.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
bài tập.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS viết câu vừa đặt vào VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
303
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hồ dạy.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Trao đổi 1 – 2 việc làm
của học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ
dạy thiếu niên nhi đồng.
- GV yêu cầu HS đọc lại 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ về những việc làm phù hợp: làm
việc nhà vừa sức, đoàn kết giúp đỡ
bạn,...
- GV mời một số nhóm trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ.
- Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
304
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: THƯ TRUNG THU (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về một món quà Trung thu mà em thích; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung ài đọc: Tình yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành cho các
cháu thiếu nhi thể hiện qua Thư Trung thu; biết liên hệ bản thân: Kính yêu,
biết ơn Bác Hồ; chăm chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt được uy/uyu; l/n, ươn/ương.
- Mở rộng được vốn từ về Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm chất đạo đức,
hoạt động); đặt được câu kể về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên
nhi đồng; tìm được từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?.
- Biết nói lời từ chối; nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng.
- Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với người em yêu quý.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về Bác Hồ.
- Đọc được Thư Trung thu của Bác Hồ cho người thân nghe; nói được suy
nghĩ của mình sau khi đọc Thư Trung thu của Bác Hồ.
3. Phẩm chất:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
305
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh, file nhạc, video clip về Bác Hồ.
- Bảng phụ ghi ô chữ ở BT 3.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Truyện về Bác Hồ đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về
một món quà Trung thu mà em thích;
nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài đọc qua tên bài và tranh
minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn về một món quà Trung
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
306
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thu mà em thích.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV
ghi tên bài đọc mới Thư Trung thu lên
bảng: Nói về món quà Trung thu, tiếp
tục với chủ đề Bác Hồ kính yêu, hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc
Thư Trung thu.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
bạn về món quà Trung thu mà mình
thích.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
307
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, trìu
mến.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: bận, ngoan ngoãn, sức,
gìn giữ,...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tình
yêu thương, sự quan tâm của Bác Hồ
dành cho các cháu thiếu nhi thể hiện
qua Thư Trung thu; biết liên hệ bản
thân: Kính yêu, biết ơn Bác hồ; chăm
chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó VD: hòa
bình (không có chiến tranh),...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó. HS lắng nghe GV.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
trong nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Bác Hồ nhớ đến các cháu nhi
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
308
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Bác Hồ nhớ đến ai vào dịp
Tết Trung thu?
+ Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm và
tính nết của các cháu nhi đồng trong
đoạn thơ Bác viết.
+ Câu 3: Bác Hồ mong điều gì ở các
cháu?
+ Câu 4: Em hiểu thêm điều gì về Bác
Hồ qua bức thư? (GV gợi ý: Bác có
quan tâm và yêu quý các cháu nhi
đồng không? Vì sao Bác bận mà vẫn
viết thư cho các cháu thiếu nhi? Trong
thơ Bác viết: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/
Tùy theo sức của mình” cho thấy Bác
có suy nghĩ và mong muốn như thế
nào?).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
đồng vào dịp Tết Trung thu.
+ Câu 2: Từ ngữ chỉ đặc điểm và tính
nết của các cháu nhi đồng trong đoạn
thơ Bác viết: ngoan ngoãn, xinh xinh.
+ Câu 3: Bác Hồ mong các cháu cố
gắng thi đua và học hành.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý kiến cá
nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu
thương, sự quan tâm của Bác Hồ dành
cho các cháu thiếu nhi thể hiện qua
Thư Trung thu.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
309
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bản thân: Kính yêu, biết ơn Bác Hồ,
chăm chỉ học tập rèn luyện theo 5 điều
Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Ai yêu các nhi
đồng đến hết.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm, trước lớp đoạn từ Ai yêu các nhi
đồng đến hết.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn thơ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ từ Ai
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài. Từ đó, bước đầu xác định được
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp
đoạn từ Ai yêu các nhi đồng đến hết.
- Một số HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về
nội dung: đoạn thơ nói về tình cảm và
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
310
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
yêu đến hòa bình, trả lời câu hỏi về nội
dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: ngoan ngoãn, sức, gìn giữ,...;
hoặc do ngữ nghĩa, VD: gia, giữ,...
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ, dòng thơ để HS
nghe – viết vào VBT. GV hướng dẫn
HS: lùi vào 3 – 4 ô đầu mỗi dòng thơ.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt uy/uyu
Mục tiêu: Phân biệt được uy/uyu; l/n,
ươn/ương.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
mong mỏi của Bác Hồ đối với các
cháu nhi đồng.
- HS đánh vần theo yêu cầu và hướng
dẫn của GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2b:
Chọn những bông hoa có từ ngữ viết
đúng.
- HS nghe GV hướng dẫn, đánh vần.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
311
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh
vần: u-y-uy; u-y-u-uyu.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án. GV giải
thích thêm: “khịu” không có nghĩa,
“khuỵu”: gập chân lại, không đứng
thẳng nữa.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt l/n, ươn/ương
Mục tiêu: Phân biệt được l/n,
ươn/ương.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn vần
phù hợp thay cho * trong nhóm đôi.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Từ ngữ viết đúng chính tả: suy nghĩ,
khuy áo, nguy nga, khuỷu tay;
+ Từ ngữ viết sai chính tả: ngã khịu –
chữa lại: ngã khuỵu.
- Một số HS trình bày kết quả, cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2c: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với
mỗi *.
- HS thảo luận, chọn vần phù hợp cho
* trong nhóm đôi:
+ Chữ l hoặc chữ n:
Mọi nỗi nhớ dẫn quên
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
312
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ sau
khi đã điền vần.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV chốt đáp án.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm
chất đạo đức, hoạt động).
Như sắc màu nâu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân lên?
Theo Đặng Hấn?
+ Vần ươn hoặc vần ương và thêm
dấu thanh (nếu cần):
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Theo Tố Hữu
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã điền.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
313
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
- GV chiếu ô chữ lên bảng, tổ chức trò
chơi, để HS tìm các từ ngữ.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu kể về việc
thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng
Mục tiêu: Đặt được câu kể về việc
thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên
nhi đồng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu theo
yêu cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
3.
- HS chơi trò chơi, tìm các từ ngữ:
đoàn kết, kỉ luật, dũng cảm, khiêm tốn,
thật thà.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a.
- HS đặt 2 – 3 câu theo yêu cầu BT
trong nhóm đôi.
- HS nói trước lớp câu đặt được theo
yêu cầu. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
314
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS nói trước lớp câu đặt
được theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thay * bằng từ ngữ
trả lời câu hỏi Để làm gì?
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ trả lời câu
hỏi Để làm gì?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói lời từ chối
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4b.
- HS hoàn thành yêu cầu BT trong
nhóm đôi:
+ Chúng em thi đua học tập tốt để mai
này xây dựng đất nước.
+ Chúng em tham gia Tết trồng cây để
có nhiều không gian xanh hơn.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
315
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Biết nói lời từ chối.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5a.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và dựa
vào nội dung bài đọc Ai ngoan sẽ được
thưởng, thảo luận nhóm, dự đoán tình
huống trong tranh.
- GV mời một số nhóm HS nói trước
lớp.
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Ta thường nói lời từ chối khi nào?
+ Khi nói lời từ chối, em cần nói với
thái độ thế nào? Vì sao?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nói lời bày tỏ sự ngạc
nhiên, vui mừng
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
5a.
- HS quan sát tranh, dựa vào nội dung
bài đọc Ai ngoan sẽ được thưởng, thảo
luận nhóm, dự đoán tình huống trong
tranh: Bạn Tộ nói mình không ngoan
nên không được kẹo, nhưng Bác Hồ
khen bạn biết nhận lỗi, như thế là
ngoan và vẫn chia kẹo cho bạn.
- Một số HS nói trước lớp.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Ta thường nói lời từ chối khi không
muốn thực hiện một yêu cầu hay một
điều gì đó từ người khác.
+ Khi nói lời từ chối, em cần nói với
thái độ lịch sự, nhẹ nhàng nhưng
cương quyết.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
316
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời bày tỏ sự
ngạc nhiên, vui mừng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5b.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nói
trong nhóm nhỏ câu thể hiện cảm xúc
ngạc nhiên và vui mừng của Tộ khi
được nhận kẹo của Bác Hồ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ta
thường thể hiện cảm xúc ngạc nhiên,
vui mừng khi nào?
- GV nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Nói, viết về tình cảm với người em
yêu quý
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
5b: Đóng vai Tộ, nói lời bày tỏ sự
ngạc nhiên, vui mừng khi được nhận
kẹo của Bác Hồ.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, nói câu thể
hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng
của Tộ khi được nhận kẹo của Bác Hồ.
VD: Dạ?! Vậy là cháu vẫn được nhận
kẹo ạ?! Cháu cảm ơn Bác! Cháu hứa
sẽ luôn ngoan ngoãn, nghe lời các cô
ạ!
- Một số HS trình bày kết quả. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi: Ta thường thể
hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng khi
đứng trước những điều bất ngờ mà lại
như mong muốn.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
317
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 1: Đọc và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Đọc và trả lời được câu hỏi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 2 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn viết về điều gì?
+ Bác Hồ làm những việc gì cho các
cháu thiếu nhi?
+ Tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ
như thế nào?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về tình cảm của
em với thầy cô
- 2 HS đọc BT 6a. Cả lớp đọc thầm
theo. Cả lớp xác định yêu cầu BT: Đọc
đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu
hỏi:
+ Đoạn văn viết về Bác Hồ, những
việc bác đã làm cho các cháu thiếu nhi
và tình cảm của bạn nhỏ viết đoạn văn
dành cho Bác.
+ Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu
thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả
ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để
các cháu đến thăm Bác có chỗ vui
chơi. Năm nào Bác cũng viết thư cho
các cháu mặc dù rất bận.
+ Bạn nhỏ kính yêu Bác Hồ.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
318
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài
nói, viết về tình cảm với người em yêu
quý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
đôi, hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã
đọc về Bác Hồ
Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã
đọc về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6b: Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em
với thầy cô dựa vào gợi ý.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, hoàn
thành BT. VD: Thầy giáo chủ nhiệm
của em tên là Chung. Thầy không chỉ
dạy chúng em về kiến thức mà còn
quan tâm tới cuộc sống của chúng em.
Thầy luôn hỏi han ân cần, chỉ dạy cho
chúng em những điều hay lẽ phải. Em
rất quý mến thầy và mong thầy vẫn
tiếp tục là chủ nhiệm của lớp em.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
319
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên truyện (tập truyện,
tên tác giả), tên nhân vật (việc làm, lời
nói), lời khuyên,...
- GV yêu cầu HS hỏi đáp với bạn về
những điều em muốn biết thêm trong
truyện bạn đã chia sẻ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
một truyện đã đọc về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên truyện (tập truyện, tên tác
giả), tên nhân vật (việc làm, lời nói),
lời khuyên,...
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
1a: Chia sẻ một truyện đã đọc về Bác
Hồ.
- HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện
yêu cầu BT.
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên
truyện (tập truyện, tên tác giả), tên
nhân vật (việc làm, lời nói), lời
khuyên,...
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
320
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
2. Thi đua Em là cháu ngoan Bác Hồ
Mục tiêu: Đọc được Thư Trung thu
của Bác Hồ cho người thân nghe; nói
được suy nghĩ của mình sau khi đọc
Thư Trung thu của Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động.
- GV hướng dẫn HS cách đọc Thư
Trung thu cho người thân nghe: Em
hãy đọc cả bài cho người thân nghe
một cách diễn cảm. Sau đó cùng trao
đổi với người thân về lá thư của Bác
Hồ để xem người thân và em có cùng
suy nghĩ hay không. Em cũng hay xin ý
kiến của người thân để thực hiện
những điều như Bác Hồ mong mỏi.
- GV yêu cầu HS thi kể tên các việc
em đã làm ở nhà và ở trường.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác
định yêu cầu của BT.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực
hành ở nhà với người thân.
- HS thi kể tên các việc em đã làm.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
321
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: CHÁU THĂM NHÀ BÁC (Tiết 11 - 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc thong thả, tình
cảm; hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình cảm
của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ;
đọc, hát và nêu được suy nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn
Bác (Hàn Ngọc Bích).
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của
thiếu nhi với Bác Hồ. Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu
nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thực hiện được trò chơi Hướng dẫn viên nhí.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
322
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh hoặc video clip nhà sàn của Bác Hồ.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối.
- Video clip bai hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích)
- Mẫu chữ viết hoa Ă (kiểu 2).
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được với bạn về những
điều em thấy trong bức tranh; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn về tranh minh họa bài
đọc: cảnh vật, cây cối,...
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn về tranh minh họa bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
323
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Cháu thăm nhà Bác: Trong
các buổi học trước, chúng ta đã được
học các bài đọc về thư của Bác Hồ gửi
cho các nhi đồng, bài đọc về Bác Hồ
đến thăm thiếu nhi. Hôm nay, chúng ta
sẽ tìm hiểu một bài đọc cũng về chủ
điểm Bác Hồ kính yêu, nhưng từ một
góc nhìn khác, từ người cháu – những
thế hệ sau đến thăm nhà Bác. Thầy/ cô
trò chúng ta cùng đi vào bài đọc Cháu
thăm nhà Bác.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với kết quả trao đổi tranh ảnh minh
họa để phán đoán nội dung bài đọc.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ
đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc tên bài kết hợp với kết quả
trao đổi tranh minh họa để phán đoán
nội dung bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
324
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thong thả, tình cảm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng tình cảm, tha
thiết.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: nắng tràn, ngan ngát,
xao, ngỡ...; hướng dẫn đọc ngắt nghỉ
đúng nhịp, dấu câu của dòng thơ, khổ
thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng từng
dòng, khổ thơ, bài thơ trong nhóm nhỏ
và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ: Miêu
tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình
cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác
Hồ; biết liên hệ bản thân: Kính yêu
Bác Hồ
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó, VD:
xao (chao động, lay động),...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ,
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn và yêu
cầu của GV.
- HS đọc thành tiếng từng dòng, khổ
thơ, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
- HS nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa
của một số từ khó.
- HS đọc thần lại bài thơ, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
325
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Cảnh vật ở nhà Bác có gì
đẹp?
+ Câu 2: Bạn nhỏ nghe thấy những âm
thanh gì khi đến thăm nhà Bác?
+ Câu 3: Từ ngữ nào tả đôi mắt và nụ
cười của Bác?
+ Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong
bài? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Kính yêu Bác Hồ.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
SGK:
+ Câu 1: Cảnh vật nhà Bác có vườn
hoa ngan ngát mùi phong lan, có ngôi
nhà sàn xinh xinh dưới bóng cây vú
sữa, có tiếng chim hót, có mặt hồ xao
ngọn gió và có luống rau tươi.
+ Câu 2: Những âm thanh bạn nhỏ
nghe thấy khi đến thăm nhà Bác: tiếng
chim, tiếng gió xao mặt hồ.
+ Câu 3: Từ ngữ tả đôi mắt và nụ cười
của Bác: đôi vì sao (tả mắt), hiền hậu
(tả nụ cười).
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá
nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ
đẹp của nhà sàn và tình cảm của tác
giả khi đến thăm nhà Bác Hồ.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
326
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, xác định
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- GV đọc lại 2 khổ thơ cuối.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
2 khổ thơ em thích theo cách GV
hướng dẫn (PP xóa dần) trong nhóm
đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS thi đọc thuộc
lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Đọc, hát và nêu được suy
nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng
chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc
Bích).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo –
Điều em muốn nói.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài, xác định giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
em thích trong nhóm đôi.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ
thơ em thích trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động Cùng sáng tạo – Điều em muốn
nói.
- HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện
yêu cầu của GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
327
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi
một đoạn bài hát Tiếng chim trong
vườn Bác (Hàn Ngọc Bích).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV trình chiếu video, clip đoạn nhạc
cho HS nghe.
Bước 4: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS hoạt động trong
nhóm nhỏ: hát đoạn bài hát Tiếng chim
trong vườn Bác của nhạc sĩ Hàn Ngọc
Bích, nói 1 – 2 câu về đoạn vừa đọc và
hát.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS trình bày
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Ă hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ă
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ Ă hoa.
- HS nghe đoạn nhạc.
- HS hoạt động trong nhóm nhỏ.
- Một số nhó trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ Ă hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của
con chữ Ă hoa.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
328
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ Ă hoa: Tương tự quy trình viết chữ
A, chữ Ă viết thêm nét lượn vòng trên
đầu chữ A.
- GV yêu cầu HS viết chữ Ă hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Ă hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Ăn ngay nói
thẳng. GV chốt: Ăn ngay nói thẳng chỉ
những phẩm chất đáng quý của con
người: chân thành, chân thật, thẳng
thắn, không ngại ngùng hay nịnh bợ.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Ă hoa
và cách nối từ chữ Ă hoa sang chữ n.
- GV viết mẫu chữ Ăn.
- GV yêu cầu HS viết chữ Ăn và câu
ứng dụng Ăn ngay nói thẳng vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
- HS quan sát.
- HS viết chữ Ă hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ Ă hoa vào VTV.
- HS đọc, tìm hiểu nghĩa của câu ứng
dụng. HS lắng nghe GV.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Ăn và câu ứng dụng Ăn
ngay nói thẳng vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
329
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Luyện viết chữ Ă hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ca dao:
Ấy ngày mùng sáu tháng Ba
Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây.
- GV chốt: Câu ca dao nói về ngày hội
ở chùa Tây Phương (đỉnh núi Câu Lậu,
Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội). Chùa
Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng với
công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc,
tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời
Hậu Lê. Chùa Tây Phương có các pho
tượng Phật cổ được công nhận là bảo
vật Quốc gia.
- GV yêu cầu HS viết chữ Ă hoa, chữ
Ăn và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở và sửa
cho nhau.
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca
dao.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ Ă hoa, chữ Ăn và câu ca
dao vào VTV.
- HS đổi chéo vở và sửa cho nhau.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
330
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ tình
cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc 2 đoạn thơ, thảo
luận nhóm nhỏ để tìm từ ngữ chỉ tình
cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm thêm các từ ngữ
nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu
nhi và tình cảm của thiếu nhi với
Bác Hồ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ tình
cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm
từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối
với thiếu nhi trong hai khổ thơ được
trích dẫn.
- HS đọc 2 đoạn thơ, thảo luận nhóm
để tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ
với thiếu nhi: yêu, nhớ thương, nhớ
nhung.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
331
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để
tìm từ ngữ theo yêu cầu của BT bằng
kĩ thuật Khăn trải bàn.
- GV gợi ý HS đọc lại các bài đọc
trong chủ điểm Bác Hồ kính yêu để tìm
thêm được từ ngữ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức chơi tiếp sức để HS chữa
bài, giải nghĩa và đặt câu với các từ
ngữ tìm được.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu về những việc
làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu
bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác
Hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 – 2 HS đọc to và xác định
yêu cầu của BT 4.
3b: Tìm thêm các từ ngữ nói về tình
cảm của Bác Hồ với thiêu nhi và từ
ngữ nói về tình cảm của thiếu nhi với
Bác Hồ.
- HS nghe GV hướng dẫn, hoạt động
nhóm, tìm từ ngữ: thương nhớ, nhớ,
quan tâm.
- HS chơi tiếp sức.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
2 – 3 câu (theo mẫu) nêu những việc
làm của Bác Hồ với thiếu nhi, bày tỏ
tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
332
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu theo
yêu cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào VBT câu
vừa đặt.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Hướng dẫn viên nhí.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
- HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu. VD:
a. Nêu những việc làm của Bác Hồ với
thiêu nhi:
- Bác Hồ cho đặt một bể cá và cả ghế
ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các
cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi.
- Bác đến thăm trại nhi đồng.
b. Bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với
Bác Hồ:
- Em càng thêm kính yêu Bác Hồ của
chúng em.
- Các cháu thiếu nhi rất nhớ Bác Hồ.
- HS viết vào VBT câu vừa đặt.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động:
Giới thiệu về ngôi nhà sàn của Bác
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
333
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của hoạt động: Chơi trò chơi Hướng
dẫn viên nhí.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung
trong nhóm: đọc lại bài thơ, tìm thêm
những hình ảnh, thông tin,... về ngôi
nhà sàn Bác Hồ.
- GV mời đại diện các nhóm thi làm
Hướng dẫn viên nhí. GV tổ chức cho
cả lớp bình chọn cho từng cá nhân dự
thi.
Hồ.
- HS chuẩn bị nội dung theo hướng
dẫn của GV.
- Các nhóm thi làm Hướng dẫn viên
nhí. GV và cả lớp bình chọn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
334
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn một vài điều em biết về Bác Hồ; nêu được phỏng đoán
của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Cây và hoa cũng mang tình cảm thiêng liêng như của con
người dành cho Bác; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ; gìn giữ, bảo vệ
khu di tích văn hóa, lịch sử.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; chọn được từ ngữ viết đúng; phân biệt được
ui/uy, s/x, ưc/ưt.
- Mở rộng được vốn từ về Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm chất, đức tính;
chỉ quê hương, đất nước); đặt câu về hoạt động của thiếu nhi trong ngày Tết
trồng cây.
- Kể được truyện Ai ngoan sẽ được thưởng đã đọc.
- Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với bạn bè.
- Chia sẻ được một bài đã đọc về Bác Hồ.
- Vận dụng được hiểu biết về tên và hình ảnh một số loài cây, hoa để giải ô
chữ.
3. Phẩm chất:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
335
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
góp phần giúp HS có ý thức học tập, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh, video clip về lăng Bác Hồ và cảnh cây cối xung quanh lăng.
- Tranh ảnh một số loài cây: vạn tuế, dầu nước, hoa ban, đào Sơn La, sứ đỏ,
hoa dạ, hương
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn một
vài điều em biết về Bác Hồ; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung
bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn một vài điều em biết về
Bác Hồ (những tên gọi của Bác Hồ,
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn mộ vài điều em biết về Bác Hồ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
336
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
những mẩu chuyện về Bác Hồ với
thiếu nhi,...).
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: lăng Bác, cây
cối xung quanh lăng,...
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc Cây và hoa bên lăng Bác lên bảng:
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài
đọc Cây và hoa bên lăng Bác.
B. Khám phá
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi, nhấn giọng ở một số từ chỉ đặc
điểm của cây và hoa, giọng tình cảm,
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa, phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
337
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thiết tha ở câu cuối.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: uy nghi, gần gũi, đâm
chồi, tỏa, thẳng tắp, khỏe khoắn, vươn
lên, gấm vóc,...; hướng dẫn các ngắt
nghỉ và luyện đọc một số câu dài, VD:
Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương/
chưa đơm bông,/ nhưng hoa nhài
trắng mịn,/ hoa mộc,/ hoa ngâu/ kết
chùm/ đang tỏa hương ngào ngạt.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Cây
và hoa cũng mang tình cảm thiêng
liêng như của con người dành cho
Bác; biết liên hệ bản thân: Kính yêu
Bác Hồ; gìn giữ, bảo vệ khu di tích
văn hóa, lịch sử.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một sô từ khó, VD:
+ đâm chồi (nảy ra từ trong cơ thể thực
- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe GV, giải thích nghĩa
của một số từ khó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
338
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
vật).
+ bậc tam cấp (thêm có ba bậc để
bước lên nền nhà).
+ ngào ngạt (có mùi thơm lan toả rộng
và kích thích mạnh vào khứu giác).
+ thiêng liêng (cao quý, đáng coi trọng
hơn hết),...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Lăng Bác Hồ được đặt ở đâu?
+ Câu 2: Kể tên những loài cây và hoa
được trồng ở lăng Bác Hồ có trong
đoạn 2.
+ Câu 3: Mỗi loài cây và hoa dưới đây
được tả bằng từ ngữ nào?
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Lăng Bác được đặt ở quảng
trường Ba Đình lịch sử.
+ Câu 2: Những loài cây và hoa được
trồng ở lăng Bác Hồ có trong đoạn 2:
cây vạn tuế, cây hoa ban.
+ Câu 3: Mỗi loài cây và hoa được tả
bằng những từ ngữ:
Cây vạn tuế: tượng trưng cho một
hàng quân danh dự đứng trang
nghiêm.
Cành đào Sơn La: khỏe khoắn vươn
lên.
Hoa nhài: trắng mịn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
339
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 4: Đọc câu văn cho thấy cây và
hoa cũng mang tình cảm của con
người đối với Bác Hồ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Kính yêu Bác Hồ, gìn giữ,
bảo vệ khu di tích văn hoá, lịch sử.
+ Câu 4: Câu văn cho thấy cây và hoa
cũng mang tình cảm của con người đối
với Bác Hồ: Cây và hoa của non sông
gấm vóc đang dâng niềm tôn kính
thiêng liêng theo đoàn người vào lăng
viếng Bác.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Cây và hoa
cũng mang tình cảm thiêng liêng như
của con người dành cho Bác.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
340
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu lại một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn
Cây và hoa bên lăng Bác (từ đầu đến
trang nghiêm), trả lời câu hỏi về nội
dung.
- GV yêu cầu HS quan sát những chữ
dễ viết sai do cấu tạo, ảnh hưởng
phương ngữ, VD: uy, gũi, tỏa ngát,
trang,... hoặc do ngữ nghĩa, VD: danh
dự; chú ý viết hoa tên riêng Ba Đình
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc,
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, đọc
nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm
theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS nghe đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi
về nội dung: Đoạn văn miêu tả cảnh ở
lăng Bác với cây và hoa ở khắp miền
đất nước về hội tụ.
- HS quan sát những chữ dễ viết sai.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
341
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
và trường hợp viết hoa đặc biệt: Bác.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe –
viết vào VBT.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ui/uy
Mục tiêu: Phân biệt được ui/uy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- GV yêu cầu HS đọc thầm các từ ngữ
trong ngôi sao.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi,
chọn ngôi sao có từ ngữ viết đúng.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe, chú ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS đọc thầm các từ ngữ trong ngôi
sao.
- HS trao đổi nhóm đôi, chọn ngôi sao
có từ ngữ viết đúng: huy hiệu, mũi tàu,
thành lũy,gần gũi. Từ ngữ viết sai: thủi
thủ - chữa lại: thủy thủ.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
342
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt s/x, ưc/ưt
Mục tiêu: Phân biệt được s/x, ưc/ưt.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và
trao đổi nhóm đôi, chọn đúng tiếng ở
từng chiếc lá ghép với tiếng ở mỗi
bông hoa.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
Bác Hồ kính yêu (từ ngữ chỉ phẩm
chất, đức tính; chỉ quê hương, đất
nước).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Chọn tiếng ở từng chiếc lá phù hợp với
tiếng ở mỗi bông hoa.
- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm
đôi, chọn đúng tiếng ở từng chiếc lá
ghép với tiếng ở mỗi bông hoa:
+ Chữ s/x: giọt sương; xương rồng,
xúc xắc, phô sắc.
+ Vần ưc/ưt: mứt dừa, mức độ, nức nở,
nứt nẻ.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
343
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm từ ngữ
trong khung.
Bước 3: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu trao đổi trong nhóm nhỏ,
chọn từ ngữ không cùng nhóm trong
từng khung, chia sẻ kết quả trước lớp.
GV yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt câu về hoạt động của
thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu theo
3: Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong
mỗi khung cho sẵn.
- HS đọc thầm từ ngữ trong khung.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, chọn từ
ngữ không cùng nhóm trong từng
khung, chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Từ ngữ không cùng nhóm từ ngữ ca
ngợi Bác Hồ: đất nước.
+ Từ ngữ không cùng nhóm với từ ngữ
chỉ quê hương, đất nước: nhân dân.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4: Đặt 2 – 3 câu về hoạt động của các
bạn thiếu nhi trong ngày Tết trồng cây.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
yêu cầu BT. VD:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
344
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
yêu cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp 2 –
3 câu đã đặt, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Bước 4: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào VBT câu đã
đặt.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
5. Kể chuyện (Đọc – kể)
Hoạt động 1: Đọc lại truyện Ai
ngoan sẽ được thưởng
Mục tiêu: Đọc lại và ghi nhớ nội dung
truyện Ai ngoan sẽ được thưởng đã
đọc.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 – 2 HS đọc nối tiếp truyện
Ai ngoan sẽ được thưởng, cả lớp đọc
thầm theo để nhớ lại nội dung truyện:
nhân vật, sự việc,...
Hoạt động 2: Sắp xếp các bức tranh
+ Em đêm hạt giống của cây hoa hồng
đến trường để trồng.
+ Bạn Huy đào đất.
+ Bạn Hùng xách tưới và tưới cây.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào VBT câu đã đặt.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS đọc nối tiếp truyện Ai ngoan sẽ
được thưởng, cả lớp đọc thầm theo để
nhớ lại nội dung truyện: nhân vật, sự
việc,...
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
345
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
theo đúng trình tự sự việc
Mục tiêu: Nhận biết nội dung từng
bức tranh, sắp xếp được các bức tranh
theo đúng trình tự sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát, nói về
nội dung từng tranh và đọc lời nhân
vật (nếu có):
+ Tranh 1: Bác Hồ phát kẹo cho các
bạn nhi đồng.
+ Tranh 2: Bác Hồ ngồi quây quần
cùng các bạn nhi đồng
+ Tranh 3: Các bạn nhi đồng chạy ra
đón Bác Hồ.
- HS quan sát tranh theo hướng dẫn
của GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
346
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Tranh 4: Bác Hồ phát kẹo cho Tộ.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi, sắp xếp các bức tranh theo đúng
trình tự sự việc trong truyện.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV chốt đáp án.
Hoạt động 3: Kể từng đoạn câu
chuyện theo tranh
Mục tiêu: Kể từng đoạn truyện Ai
ngoan sẽ được thưởng theo tranh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại
từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ.
GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt,
- HS trao đổi trong nhóm đôi, sắp xếp
các bức tranh theo đúng trình tự sự
việc trong truyện.
- HS lắng nghe đáp án: 3 – 2 – 1 – 4.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, tập kể
chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
347
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân
vật.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể
chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ truyện Ai
ngoan sẽ được thưởng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS phân vai, kể toàn bộ
câu chuyện trong nhóm nhỏ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét phần kể chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện, yêu
cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Tiết 5, 6
6. Nói, viết về tình cảm với bạn bè
Hoạt động 1: Nói về tình cảm với
bạn bè
Mục tiêu: Nói được về tình cảm với
bạn bè.
- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng
đoạn trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS phân vai, kể toàn bộ câu chuyện
trong nhóm nhỏ.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét phần kể
chuyện.
- HS lắng nghe GV nhận xét, trao đổi
về ý nghĩa của câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
348
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói theo nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về tình cảm với
bạn bè
Mục tiêu: Viết được về tình cảm với
bạn bè.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói
và VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6a:
Nói về tình cảm của em với một người
bạn theo gợi ý.
- HS nói theo nhóm đôi. VD: Bạn em
tên là Chung. Nhà bạn ở ngay cạnh
nhà em. Sáng sáng, em và bạn cùng
nhau đi học. Đến tối, em và bạn cùng
nhau học bài ở nhà. Em rất quý bạn vì
bạn học rất giỏi và thường giúp đỡ em.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT 6b:
Viết 4 – 5 câu nội dung em vừa nói.
- HS viết nội dung đã nói và VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
349
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài đã đọc
về Bác Hồ
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài đã
đọc về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
nhỏ về tên bài đọc, thông tin, tình cảm,
việc làm,...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài đã đọc về Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- Một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: Chia
sẻ một bài đã đọc về Bác Hồ.
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về tên bài
đọc, thông tin, tình cảm, việc làm,...
- HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
350
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài đọc, thông tin, tình cảm,
việc làm,...
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Chơi trò chơi Giải ô chữ
Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về
tên và hình ảnh một số loài cây, hoa để
giải ô chữ.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS và xác định yêu
cầu của BT 2.
- GV yêu cầu HS quan sát các chữ cái
có trong ô và hình ảnh gợi ý.
- GV tổ chức cho HS chơi theo đội,
giải các ô chữ.
- GV và cả lớp tính điểm cho các đội
chơi.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 2: giải ô
chữ.
- HS quan sát các chữ cái có trong ô và
hình ảnh gợi ý.
- HS chơi theo đội, giải ô chữ. Đáp án:
2. (hoa) ngây; 4. vạn tuế; 5. (hoa) nhài;
6, (hoa) hồng; 7. hoa (đào); 8. (hoa)
ban; hàng dọc: cây và hoa.
- HS nghe đáp án. Cả lớp và GV tính
điểm cho các đội.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
351
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU
TUẦN 30 – 31
BÀI 1: CHUYỆN QUẢ BẦU (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể được tên một vài dân tộc ít người mà em biết; nêu được phỏng đoán của
bản thân về tên chủ điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà,
cùng chung một tổ tiên; biết liên hệ với ban thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc
anh em; biết tưởng tượng, hoàn thành các câu gợi ý để kể tiếp được câu
chuyện một cách đơn giản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ Â hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu
chấm, dấu phẩy.
- Thực hiện được trò chơi Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên em đã đặt.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành
và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống,
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn
cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
352
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh một số dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Một hôm đến hết.
- Mẫu chữ viết hoa  (kiểu 2).
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Kể được tên một vài dân
tộc ít người mà em biết; nêu được
phỏng đoán của bản thân về tên chủ
điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài
và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn một vài dân tộc ít
người mà em biết.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với
bạn một vài dân tộc ít người mà em
biết.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
353
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV giới thiệu chủ điểm: Trong tuần
này, chúng ta sẽ chuyển sang chủ điểm
Việt Nam mến yêu. Chủ điểm sẽ cho
các em có lòng tự hào về vẻ đẹp của
Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có ý
thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa,
truyền thống.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tên
bài để phỏng đoán nội dung Chuyện
quả bầu.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc lên bảng: Tiết học hôm nay,
thầy/cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
bài đọc Chuyện quả bầu để xem các
dân tộc Việt Nam đã được sinh ra như
thế nào nhé.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, phỏng đoán.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
354
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng chậm rãi có thay
đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn biến
của câu chuyện, nhấn mạnh ở những từ
ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc,
VD: dúi báo sắp có lụt; Vợ chồng nhà
nọ thoát nạn.; sinh ra một quả bầu; từ
trong quả bầu, những con người bé
nhỏ bước ra.; Đó là tổ tiên của các
dân tộc anh em trên đất nước ta ngày
nay.;...
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó
câu tạo âm tiết/ do ảnh hưởng của biến
thể phương ngữ: trả ơn, lũ lụt, khoét
rỗng,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ
theo logic ngữ nghĩa: Nghe lười dúi,/
họ khoét rỗng khúc gỗ to,/ chuẩn bị
thức ăn/ bỏ vào đó.//; Vừa chuẩn bị
xong/ thì mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập
mênh mông.//; Người vợ bèn lấy que,/
dùi quả bầu.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và cả
lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thành tiếng bài đọc trong
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
355
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Các
dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh
em một nhà, cùng chung một tổ tiên;
biết liên hệ với bản thân: Yêu quý bạn
bè, dân tộc anh em.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ thoát nạn: thoát khỏi một nghịch
cảnh, có thể có hại lớn với con người,
trong bài đọc, thoát nạn là thoát khỏi
trận lũ lớn.
+ người Khơ Mú, người Thái, người
Dao: các dân tộc ít người, sống chủ
yếu ở miền núi phía Bắc.
+ người Ê-đê, người Ba-na: dân tộc ít
người, sống chủ yếu ở Tây Nguyên.
+ người Kinh: còn gọi là người Việt,
dân tộc đông nhất ở Việt Nam.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Hai vợ chồng làm gì khi bắt
nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo nhóm để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Hai vợ chồng đã tha cho con
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
356
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
được con dúi?
+ Câu 2: Nhờ đâu hai vợ chồng thoát
nạn?
+ Câu 3: Chuyện gì lạ xảy ra với hai
vợ chồng sau nạn lụt?
+ Câu 4: Câu chuyện giải thích điều
gì?
▪ Nạn lụt ở nước ta.
▪ Sự ra đời của các dân tộc.
▪ Sự tích quả bầu.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc anh
em.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
dúi.
+ Câu 2: Hai vợ chồng thoát nạn nhờ
được dúi báo tin nên đã khoét rỗng
khúc gỗ to, chuẩn bị thức bỏ vào đó,
sống trong khúc gỗ qua trận lũ.
+ Câu 3: Sau nạn lụt, người vợ sinh ra
một quả bầu.
+ Câu 4: Câu chuyện giải thích sự ra
đời của các dân tộc.
- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Các dân
tộc trên đất nước Việt Nam là anh em
một nhà, cùng chung một tổ tiên.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
357
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Một hôm đến hết.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Biết tưởng tượng, hoàn
thành các câu gợi ý để kể tiếp được
câu chuyện một cách đơn giản.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo –
Việt Nam trong mắt em.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ: kể tiếp câu chuyện Chuyện quả
bầu bằng cách hoàn thành các câu gợi
ý. (GV không gò ép trí tưởng tượng
của HS nhưng phải đảm bảo thuần
phong mĩ tục, các vấn đề về chính trị,
dân tộc).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
bài. Từ đó, bước đầu xác định được
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS đọc và xác định yêu cầu hoạt
động: Kể tiếp Chuyện quả bầu bằng
cách hoàn thành các câu cho sẵn.
- HS trao đổi nhóm nhỏ, kể tiếp câu
chuyện. VD: Sau khi đi ra khỏi quả
bầu, những con người bé nhỏ bỗng
cao to hơn. Họ cùng đi đến khắp mọi
miền đất nước. Họ làm nhà, trồng trọt,
chăn nuôi, xây chợ, đắp đê, làm
trường học, xây dựng quê hương,...
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
358
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Â hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ Â hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Â
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ Â hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ Â hoa: Tương tự quy trình viết chữ
A, chữ Â viết thêm 2 nét xiên nhỏ (dấu
mũ) trên đầu chữ A.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Â hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Â hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ Â hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ, xác ddihj
chiêu cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ Â hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ Â hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
359
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Ân sâu nghĩa
nặng (ơn nghĩa sâu sắc, tình cảm đằm
thắm).
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Â hoa
và cách nối chữ Â hoa sang chữ n.
- GV viết mẫu chữ Ân.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng Ân
sâu nghĩa nặng vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ Â hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Ầm ầm bão táp mưa sa
Ấy là mắt bão biển xa, chuyển về.
Nguyễn Như Mai
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Â hoa, chữ
Ầm, chữ Ấy và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Ân sâu nghĩa nặng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết câu ứng dụng Ân sâu nghĩa
nặng vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ: Miêu tả cơn bão từ biển đổ vào
đất liền.
- HS viết chữ Â hoa, chữ Ầm, chữ Ấy
và câu thơ vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
360
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi
và đặc điểm của các loài chim có
trong đoạn văn
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật
(con vật).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3a và đọc đoạn văn.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên
gọi và chỉ đặc điểm của các loài chim
trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức,
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi và chỉ đặc
điểm của các loài chim trong nhóm
nhỏ: chích chòe – nhanh nhảu, khướu
– lắm điều, chào mào – đỏm dáng, cu
gáy – trầm ngâm.
- HS chơi tiếp sức, viết tên gọi và đặc
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
361
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
viết tên gọi và đặc điểm của các loài
chim.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Chọn tên gọi phù hợp
với hình vẽ của từng loài chim
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc
điểm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b.
- GV yêu cầu HS đọc các thẻ từ ghi tên
các loài chim và quan sát tranh.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bằng
kĩ thuật Khăn trải bàn để chọn tên gọi
phù hợp với hình vẽ của từng loài
chim.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt câu hỏi cho các từ
điểm của các loài chim.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS các thẻ từ ghi tên các loài chim
và quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật
Khăn trải bàn để chọn tên gọi phù hợp
với hình vẽ của từng loài chim: chích
chòe – nhanh nhảu, khướu – lắm điều,
chào mào – đỏm dáng, cu gáy – trầm
ngâm.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
362
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ngữ in đậm
Mục tiêu: Đặt được câu hỏi cho các từ
in đậm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi theo yêu
cầu BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Hoạt động 2: Chọn dấu câu phù hợp
với mỗi ô vuông
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấy
phẩy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS đọc to và xác định yêu cầu BT
4a: Đặt câu hỏi với từ ngữ in đậm.
- HS đặt câu hỏi theo yêu cầu BT trong
nhóm đôi:
+ Thức ăn của bói cá là gì?
+ Sáng sớm, chim sơn ca làm gì?
+ Bộ lông của loài vẹt như thế
nào/trông thế nào?
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
363
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
để chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô
trống.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết lại đoạn văn đã
điền dấu câu vào VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước
lớp, đọc lại đoạn văn đã điền dấu.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên
em đã đặt.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS tự đặt tên khác cho
câu chuyện Chuyện quả bầu.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô
vuông.
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn dấu câu
phù hợp:
Chim vàng anh còn có tên là hoàng
anh. Giọng hót của vàng anh rất đặc
biệt. Giọng hót ấy lúc trong trẻo, lúc
trầm thấp, lúc vút cao.
- HS viết lại đoạn văn đã điền dấu câu
vào VBT.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, đọc lại
đoạn văn đã điền dấu. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động: Chơi trò chơi Nhà văn nhí.
- HS tự đặt tên khác cho câu chuyện
Chuyện quả bầu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
364
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS nói với bạn về tên đã
đặt trong nhóm đôi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS nói với bạn về tên đã đặt trong
nhóm đôi.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
365
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: SÓNG VÀ CÁT Ở TRƯỜNG SA (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của sóng và cát ở các đảo Trường
Sa; thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với những ngời làm nhiệm vụ
canh giữ biển đảo; biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, trân trọng
những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iêu/ươu, oan/oang.
- Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ đặc điểm); đặt
được câu tả cảnh đẹp của Việt Nam.
- Biết nói và đáp lời an ủi, nói lời mời.
- Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với người thân.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về đất nước Việt Nam.
- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; giới thiệu được về bức vẽ của mình.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành
và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
366
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn
cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Cát xung quanh các đảo đến giữa biển khơi.
- Thẻ từ cho HS thực hiện các BT 3 và 4.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài thơ về đất nước Việt Nam đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được với bạn về màu
sắc của những sự vật trong thiên nhiên;
nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài đọc qua tên bài và tranh
minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
nói với bạn về những màu sắc của
- HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn
về những màu sắc của thiên nhiên.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
367
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thiên nhiên.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
Sóng và cát ở Trường Sa lên bảng:
Thiên nhiên, vũ trụ bao la và có những
vẻ đẹp mà không phải ai cũng đã được
biết hay chạm đến. Hôm nay, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Sóng và cát ở
Trường Sa để biết thêm một vẻ đẹp
thiên nhiên, cũng là vẻ đẹp của Tổ
quốc Việt Nam.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
368
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi, tự hào nhấn giọng các từ ngữ miêu
tả vẻ đẹp của sóng và cát: mềm mại,
chuyển động liên tục, tơi nhẹ, ánh lên,
trắng lấp lánh,...; chỉ tình cảm yêu quý
và trân trọng của tác giả đối với chú bộ
đội hải quân: màu áo của các chú bộ
đôi, hòa quyện, vẻ đẹp riêng,...
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ ngữ khó (do ảnh hưởng
phương ngữ/ do cấu tạo âm tiết): bền
bỉ, doi cát, xoay vần, hòa quyện,...;
hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ kèm
nhấn giọng và luyện đọc một số câu
dài: Những con sóng bền bì ngày đêm/
vẽ quanh chân đảo một viền hoa/ như
một dải đăng ten mềm mại.//; Hình
ảnh cát san hô trắng lấp lánh,/ biển
xanh/ và màu áo của các chú bộ đội
hải quân hòa quyện/ tạo nên vẻ đẹp
riêng/ cho những hòn đảo ở Trường
Sa.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
369
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của sóng và
cát ở các đảo Trường Sa; thể hiện tình
cảm trân trọng của tác giả đối với
những người làm nhiệm vụ canh giữ
biển đảo; biết liên hệ bản thân: Yêu
quý thiên nhiên, trân trọng những
người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ xoay vần: biến đổi theo lẽ tự nhiên.
+ cát san hô: cát được tạo thành từ
những vụn san hô.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Sóng ở các đảo được tả như
thế nào?
+ Câu 2: Trên các đảo ở Trường Sa,
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe, giải thích nghĩa của
một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ trả lời các câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Sóng ở các đảo được tả: bền
bỉ ngày đêm vẽ quanh chân đảo viền
hoa như một dải đăng ten mềm mại.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
370
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cát có gì lạ?
+ Câu 3: Nhờ đâu những hòn đảo ở
Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng?
+ Câu 4: Kể những điều em biết về
Trường Sa.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân:
Yêu quý thiên nhiên, trân trọng những
người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
+ Câu 2: Trên các đảo ở Trường Sa,
cát là những vụn san hô nên rất tơi,
thường ánh lên dưới mặt trời.
+ Câu 3: Những hòn đảo ở Trường Sa
có vẻ đẹp rất riêng nhờ vào hình ảnh
cát san hô trắng lấp lánh, biển xanh và
màu áo của các chú bộ đội hải quân
hòa quyện.
+ Câu 4: HS kể những điều em biết về
Trường Sa theo hiểu biết cá nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp
đặc biệt của sóng và cát ở các đảo
Trường Sa; thể hiện tình cảm trân
trọng của tác giả đối với những người
làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
371
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim
rừng Tây Nguyên, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: chao lượn, rợp, ríu rít, rộng
vang,...; hoặc do ngữ nghĩa.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe –
viết vào VBT.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó
đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo.
- Một số HS khá, giỏi đọc lại cả bài.
Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS lắng nghe, chú ý.
- HS nghe – viết vào VBT.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
372
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Phân biệt được d/gi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc và chọn từ ngữ
viết sai, chữa lại cho đúng theo cặp.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước
lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Phân biệt iêu/ươu,
oan/oang
Mục tiêu: Phân biệt được iêu/ươu,
oan/oang.
Cách tiến hành:
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Chọn con ốc có từ ngữ ciết sai và cho
biết cách chữa.
- HS hoạt động theo cặp, thực hiện
BT: dàn khoan – chữa lại: giàn khoan.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
373
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận, chọn tiếng
phù hợp thay cho * trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ vê đất
nước (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ đặc
điểm).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2c:
Chọn tiếng trongngoawcj đơn phù hợp
với mỗi *.
- HS thảo luận, chọn tiếng phù hợp
thay cho * trong nhóm đôi:
+ vần iêu/ươu: năng khiếu, con khướu,
cái bướu, biếu quà.
+ vần oan/oang: khoang tàu, mũi
khoan, huy hoàng, hoàn lại.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
374
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS xếp các từ ngữ thành
2 nhóm trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ ở thẻ
màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ
màu hồng
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn
ngữ, chọn được các từ ngữ thích hợp
để tạo thành câu có nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
Xếp các từ cho sẵn vào 2 nhóm chỉ sự
vật và chỉ đặc điểm.
- HS xếp các từ ngữ thành 2 nhóm
trong nhóm nhỏ:
+ Từ ngữ chỉ sự vật: biển cả, bầu trời,
sông suối, rừng núi.
+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: bao la, bạt
ngàn, trập trùng, mênh mông.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
375
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp
với từ ngữ ở thẻ màu hồng.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu ghép
được trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Đặt 2 – 3 câu tả một
cảnh đẹp của Việt Nam theo gợi ý
Mục tiêu: Đặt được câu tả cảnh đẹp
của Việt Nam.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn từ ngữ
ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở
thẻ màu hồng:
+ Những cành đào Sơn La – khỏe
khoắn vươn lên.
+ Rừng ngập mặn Cà Mau – là rừng
ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
+ Họ nhà chim hót – rộn vang cả mặt
nước.
+ Bãi cát san hô – lấp lánh dưới ánh
mặt trời.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
376
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 4b.
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu trong
nhóm nhỏ.
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói và đáp lời an ủi
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời an ủi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và
đáp lời an ủi cho từng tình huống trong
nhóm đôi theo yêu cầu BT.
4b: Đặt 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của
Việt Nam theo gợi ý:
- HS đặt 2 – 3 câu trong nhóm nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
5a: Cùng bạn nói và đáp lời phù hợp
với từng tình huống sau:
+ Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp.
+ Cây hoa giấy bà trồng bị chết.
- HS đóng vai để nói và đáp lời an ủi
cho từng tình huống trong nhóm đôi
theo yêu cầu BT:
+ Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp:
Tớ biết cậu rất buồn, nhưng cây bút
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
377
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói trước
lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu
hỏi:
+ Ta thường nói lời an ủi khi nào?
+ Khi nói lười an ủi, em cần nói với
thái độ thế nào? Vì sao?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nói lời mời
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời mời.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
đấy mất thật rồi. Cậu vẫn còn những
cây bút khác rất đẹp mà! Lần sau giữ
gìn cẩn thận là được!
+ Cây hoa giấy bà trồng bị chết: Cây
hoa giấy bà trồng rất đẹp, cháu rất
thích các bông hoa của nó. Cây chết
rồi cháu cũng buồn lắm. Bà cháu mình
cùng trồng cây khác, bà nhé.
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp.
- HS trả lời một số câu hỏi:
+ Ta thường nói lời an ủi khi thấy
người khác buồn, tiếc nuối.
+ Khi nói lời an ủi, em cần nói với thái
độ thấu hiểu, cảm thông, và cần khích
lệ người nghe. Vì như vậy sẽ giúp
người nghe cảm thấy được thấu hiểu,
đồng cảm, chia sẻ, tin tưởng và sẽ
nguôi ngoai về nỗi buồn hay sự tiếc
nuối.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
378
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 5b.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh gợi ý.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói lời
mời trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói lời mời
bạn thưởng thức một món đặc sản
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Nói, viết về tình cảm với người
thân
Hoạt động 1: Nói theo gợi ý
Mục tiêu: Sắp xếp được các câu cho
sẵn theo thứ tự hợp lí để tạo thành
đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
5b.
- HS quan sát tranh gợi ý.
- HS đóng vai để nói lời mời trong
nhóm đôi.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Sắp xếp các câu cho sẵn theo thứ
tự hợp lí để tạo thành đoạn văn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
379
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
đôi sắp xếp lại thứ tự 5 câu đã cho
thành đoạn văn.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết thứ tự các câu
vào VBT, đọc lại đoạn văn đã sắp xếp
lại thứ tự.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
đôi trả lời các câu hỏi gợi ý ở BT 6b.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- GV mời một vài HS nói trước lớp về
kết quả BT 6b. Cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết 4 – 5 câu về tình
cảm với anh (chị hoặc em) của em
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình
cảm với người thân.
Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp lại
thứ tự 5 câu đã cho thành đoạn văn: 4
– 5 – 1 – 3 – 2.
- HS viết thứ tự các câu vào VBT, đọc
lại đoạn văn đã sắp xếp lại thứ tự.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các
câu hỏi gợi ý ở BT 6b:
+ Đoạn văn viết về tình cảm của bạn
nhỏ dành cho ông nội.
+ Hằng ngày, ông cùng bạn nhỏ đến
trường, đón bạn nhỏ về, tưới cây, chơi
cờ.
+ Bạn nhỏ rất quý ông vì ông là người
gần gũi với bạn nhỏ nhất. Bạn luôn
mong ông nội mạnh khỏe, sống lâu.
- Một số HS nói kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
380
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT theo gợi ý.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã
đọc về đất nước Việt Nam
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về đất nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm
nhỏ một bài thơ về đất nước Việt Nam:
tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều
em thích (câu thơ, hình ảnh), cảm xúc.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6c:
Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với
anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 1a: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về
đất nước Việt Nam.
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
381
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài thơ đã đọc về đất
nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ),
điều em thích (câu thơ, hình ảnh), cảm
xúc.
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp.
2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Họa sĩ nhí; giới thiệu được về bức vẽ
của mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích
(câu thơ, hình ảnh), cảm xúc.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp.
- HS xác định yêu cầu của BT 2.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
382
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của BT 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS vẽ một hòn đảo theo
trí tưởng tượng của mình.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giới thiệu bức vẽ
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS vẽ một hòn đảo theo trí tưởng
tượng của mình.
- HS giới thiệu bức vẽ trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
383
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: CÂY DỪA (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Trao đổi được với bạn về một loài cây được trông nhiều ở địa phương em;
nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh
minh họa.
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic
ngữ nghĩa; hiểu được nội dung: Bài thơ miêu tả và ca ngợi vẻ đẹp của cây
dừa – một loài cây gắn bó với con người, đất nước Việt Nam; nhận diện được
mối liên hệ giữa lời thơ và hình ảnh cây dừa; biết liên hệ với bản thân: Yêu
quý những cảnh đẹp của Tổ quốc Việt Nam; viết 2 – 4 dòng thơ ngắn về một
loài cây hoặc một loài hoa mình thích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ Q hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động có trong bức tranh; đặt và trả
lời được câu hỏi Ở đâu?; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Kể được tên một số món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành
và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống,
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn
cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
384
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi 8 dòng thơ đầu.
- Mẫu chữ viết hoa Q (kiểu 2).
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Trao đổi được với bạn về
mọt loài cây được trồng nhiều ở địa
phương em; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài đọc qua tên
bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ,
trao đổi với bạn về một loài cây được
trồng nhiều ở địa phương em. GV gợi
ý HS nêu tên cây và một vài đặc điểm
về hình dáng, công dụng.
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
385
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
mới Cây dừa lên bảng: Hôm nay
chúng ta sẽ cùng đi vào bài đọc Cây
dừa để xem hình ảnh cây dừa có gì đặc
biệt.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt
nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ;
đúng logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng đọc nhẹ nhàng,
chậm rãi; chú ý việc ngắt nghỉ cuối câu
bát – câu 8 chữ; nhấn mạnh ở những từ
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
386
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ngữ, câu biểu thị ý chính của đoạn thơ,
bài thơ, miêu tả vẻ đẹp của cây dừa.
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó
trong bài do ảnh hưởng biến thể ngữ
âm, VD: tỏa, tàu, tay, bạc phếch, quả,
hoa, rượu, rì rào,...; hướng dẫn cách
ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, VD:
Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/ Dang
tay đón gió/ gật đầu gọi trăng.// Thân
dừa/ bạc phếch tháng năm,// Qủa dừa/
- đàn lợn con/ nằm trên cao.// Đêm hè/
hoa nở cùng sao,// Tàu dừa/ - chiếc
lược/ chải vào mây xanh.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài
thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nội dung: Bài
thơ miêu tả và ca ngợi vẻ đẹp của cây
dừa – một loài cây gắn bó với con
người, đất nước Việt Nam; nhận diện
được mối liên hệ giữa lời thơ và hình
ảnh cây dừa; biết liên hệ với bản thân:
Yêu quý những cảnh đẹp của Tổ quốc
Việt Nam; viết 2 – 4 dòng thơ ngắn vê
một loài cây hoặc một loài hoa mình
thích.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng bài thơ trong
nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
387
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ tỏa: từ một điểm chia ra các phía.
+ tàu (lá): lá to, có cuống dài.
+ canh: trông giữ, bảo vệ.
+ đủng đỉnh: chậm rãi, khoan thai.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Quả dừa, lá dừa được so sánh
với những gì?
+ Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên
nhiên (mây, gió, trăng, sao) như thế
nào?
+ Câu 3: Tác giả quan sát cây dừa
bằng những cách nào?
+ Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong
bài? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Quả dừa được so sánh với
đàn lợn con nằm trên cao, lá dừa được
so sánh với chiếc lược chải vào mây
xanh.
+ Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên
nhiên (mây, gió, trăng, sao): dang tay
đón gió, gật đầu gọi trăng, hoa nở cùng
sao, tàu dừa chải vào mây xanh.
+ Câu 3: Tác giả quan sát cây dừa
bằng: mắt, tai, miệng.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý thích cá
nhân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
388
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý những cảnh đẹp của
Tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại 8 dòng thơ đầu, yêu cầu
HS luyện đọc trước lớp 8 dòng thơ
đầu, cả lớp đọc thầm theo.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
6 dòng thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Bài thơ
miêu tả và ca ngợi vẻ đẹp của cây dừa
– một loài cây gắn bó với con người,
đất nước Việt Nam.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài. Từ đó, bước đầu xác định được
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc trước lớp 8 dòng thơ
đầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ
em thích trong nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
389
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng trước
lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: HS phát triển năng lực văn
học, viết được một vài dòng thơ ngắn
về một loài cây hoặc một loài hoa em
thích.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Vui
cùng con chữ.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT: viết tiếp hoặc sáng tạo 2 – 4
dòng thơ ngắn về một loài cây hoặc
một loài hoa mình thích. GV không ép
buộc HS phải gieo vần, không ép buộc
phải đủ 4 dòng, đặt tên cho bài thơ,
nhưng khuyến khích HS làm được.
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Cả lớp nhận xét và lắng nghe GV
nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động Cùng sáng tạo – Vui cùng con
chữ: Viết tiếp hoặc sáng tác 2 – 4 dòng
thơ ngắn về một loài cây hoặc một loài
hoa mà em thích.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
390
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 1: Luyện viết chữ Q hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Q
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ Q hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ Q hoa:
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét cong
phải và nét lượn ngang.
+ Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2,
phía dưới ĐK ngang 3, viết nét cong
trái, viết tiếp nét cong phải rồi đổi
chiều bút, viết nét lượng ngang từ trái
sang phải, cắt ngang nét cong phải, tạo
thành 1 vòng xoán ở chân chữ, dừng
bút giữa ĐK ngang 1 và 2, ĐK dọc 3
và 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Q hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
- HS quan sát mẫu chữ, xác định chiều
cao, độ rộng, cấu tạo.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ Q hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ Q hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
391
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Quê cha đất tổ
(quê từ rât lâu đời).
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa
và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u.
- GV viết chữ Quê.
- GV yêu cầu HS viết chữ Quê và câu
ứng dụng Quê cha đất tổ vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ Q hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng
tre
Tế Hanh
- GV chốt: câu thơ nói về vẻ đẹp của
quê hương.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa, chữ
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Quê cha đất tổ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Quê và câu ứng dụng
Quê cha đất tổ vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
392
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Quê và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ chỉ sự
vật và hoạt động có trong bức tranh.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
- GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh
cảnh làng chài bãi biển.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trong
nhóm 4 bằng kĩ thuật Khăn trải bàn,
mỗi HS tìm một từ ngữ chỉ người, con
vật có trong bức tranh và từ ngữ chỉ
hoạt động tương ứng; thống nhất kết
quả trong nhóm.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
- HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu
thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3.
- HS quan sát bức tranh cảnh làng chài
bãi biển.
- HS tìm từ ngữ bằng hoạt động nhóm:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: ngư dân, người
dân, tàu, thuyền,...
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: khiêng, đi,
mua bán,...
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
393
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS chia sẻ kết
quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu nói về
hoạt động của người, con vật trong
tranh ở bài tập 3
Mục tiêu: Đặt được câu nói về hoạt
động của người, con vật trong tranh ở
BT 3.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đặt 2 – 3 câu trong
nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói câu trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số nhóm HS chia sẻ kết quả
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS đặt 2 – 3 câu trong nhóm nhỏ.
VD:
+ Mẹ em đang mua hải sản.
+ Mọi người vừa đi đánh bắt cá trở về.
+ Hai chú chó đang nô đùa.
- Một số HS nói câu trước lớp. Cả lớp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
394
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 4: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết câu vào VBT.
Hoạt động 2: Thêm vào các câu vừa
đặt từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?
Mục tiêu: Đặt và trả lời được câu hỏi
Ở đâu?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trong
nhóm đôi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Chọn dấu câu phù hợp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết câu vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b.
- HS thực hiện BT vào VBT. VD:
+ Mẹ em đang mua hải sản ở chợ ven
biển.
+ Mọi người vừa đi đánh bắt cá trở về
đất liền.
+ Hai chú chó đang nô đùa trên bãi cát.
- HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
395
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
với mỗi ô trống. Viết hoa chữ đầu
câu
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu
phẩy, viết hoa chữ đầu câu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4c.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, thảo
luận trong nhóm đôi thực hiện yêu cầu
BT.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS điền dấu câu phù hợp
vào ô trống ở VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã
điền dấu câu và nêu tác dụng của dấu
chấm, dấu phẩy. GV yêu cầu cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS đọc đoạn văn, thực hiện yêu cầu
BT:
Thuyền lớn, thuyền nhỏ chở trái cây
từ khắp các ngả về đậu đầy mặt
sông. Tiếng cười nói, tiếng gọi nhau
í ới.
- HS điền dấu câu phù hợp vào ô trống
ở VBT.
- HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu,
nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy:
+ Dấu chấm: kết thúc câu.
+ Dấu phẩy: ngắt các thành phần trong
câu.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
396
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Kể được tên một số món ăn,
đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động, quan sát tranh gợi ý.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS kể tên một số món
ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa
trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động,
quan sát tranh gợi ý.
- HS kể tên một số món ăn, đồ dùng,
đồ chơi làm từ cây dừa trong nhóm
nhỏ.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
397
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: TÔI YÊU SÀI GÒN (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ
tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc
qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người
Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc
Việt Nam.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe, s/x, ac/at.
- Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước); đặt
được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước.
- Kể được truyện Chuyện quả bầu đã đọc.
- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam.
- Nói được những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành
và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
398
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn
cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Tôi yêu những con đường đến hết.
- Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- HS mang tới lớp bài văn về đất nước Việt Nam đã tìm đọc.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Ghép được các chữ cái và
thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành
từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi ghép các chữ và
thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành
- HS chơi ghép các chữ và thêm dấu
thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
399
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới
Tôi yêu Sài Gòn lên bảng: Chúng ta vừa
chơi trò chơi để ghép các từ ngữ chỉ tên
tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Hà Nội
có Hồ Gươm, có lăng Bác, v.v... Vậy
Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh –
thành phố mang tên Bác) có gì, hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Tôi
yêu Sài Gòn.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm
rãi, trìu mến, nhấn giọng ở những từ
ngữ miêu tả cảnh vật, con người, hoạt
động; từ ngữ chỉ cảm xúc.
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một
chỉ tên tỉnh và thành phố: Hà Nội,
Huế, Sài Gòn, An Giang, Hà
Giang,...
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội
dung bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
400
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
số từ ngữ, cụm từ khó do cấu tạo, do
ảnh hưởng phương ngữ, VD: nắng sớm,
phố khuya thưa thớt, buổi sáng tinh
sương, vành khuyên ríu rít,...; hướng
dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số
câu thể hiện tình cảm yêu thương, trân
quý: Tôi/ yêu nắng sớm Sài Gòn.; Tôi/
yêu cả những con mưa rào bất ngờ ập
xuống.//; Thỉnh thoảng trong vòm lá,/
vài chị sáo,/ chị sẻ,/ chị vành khuyên/
ríu rít chuyện trò.//; Tôi/ yêu những con
người hào hiệp,/ luôn sẵn lòng giúp đỡ
mọi người.//; câu bộc lộ cảm xúc, khẳng
định tấm lòng yêu quý tự hào: Yêu biết
mấy,/ Sài Gòn của tôi!//.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tình
yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh
vật, con người Sài Gòn của tác giả; biết
liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý
trọng Tổ quốc Việt Nam.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
401
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ dập dìu: nhiều người, xe cộ qua lại
không ngớt.
+ tinh sương: khoảng thời gian rất sớm
của buổi sáng.
+ thân thiện: tỏ ra có tình cảm tốt, quý
mến.
+ hào hiệp: hết lòng vì người khác,
không tính toán thiệt, hơn.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết và đặc
điểm của phố phường Sài Gòn.
+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn có
gì đẹp?
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Từ ngữ chỉ thời tiết và đặc
điểm của phố phường Sài Gòn:
▪ Từ ngữ chỉ thời tiết: nắng sớm,
lộng gió, cơn mưa rào bất ngờ.
▪ Từ ngữ chỉ đặc điểm của phố
phường Sài Gòn: dập dìu xe
cộ, phố khuya thưa thớt tiếng
ồn, thành phố yên ắng.
+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn
đẹp vì rợp bóng hàng me, hàng cây
sao, cây dầu cao vút và giữa những
tán cây xanh có những chú sóc nâu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
402
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 3: Vì sao tác giả yêu người Sài
Gòn?
+ Câu 4: Theo em, tình cảm của tác giả
với Sài Gòn như thế nào?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu
thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát
bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
nhanh nhẹn chuyển càng, có vài chị
sáo, chị sẻ, chị vành khuyên ríu rít
chuyện trò.
+ Câu 3: Tác giả yêu người Sài Gòn
vì họ là những con người thân thiện,
trên môi luôn nở nụ cười, hào hiệp,
sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu cá
nhân. VD: Tác giả rất yêu mến Sài
Gòn, gọi Sài Gòn là “Sài Gòn của
tôi”.
- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu,
lòng quý trọng và biết ơn với cảnh
vật, con người Sài Gòn của tác giả.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
403
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ Tôi
yêu những con đường đến chuyện trò,
trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.
VD: rợp, bóng, cây sao, cao vút, chuyển
cành, vành khuyên, ríu rít,...; hoặc do
ngữ nghĩa, VD: dầu, giữa.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS viết vào
vở.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt eo/oe
đó đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
404
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu
của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
thực hiện BT vào VBT. Đáp án: hoe,
khoe, reo, xoe.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Phân biệt s/x, ac/at
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe, s/x,
ac/at.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2b:
Chọn vần eo hoặc oe thích hợp với
mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần).
- HS thực hiện nhóm đôi, thực hiện
BT vở VBT:
Dưới ánh nắng vàng hoe
Cánh phượng hồng khoe sắc
Lá reo cùng tiếng ve
Mở tròn xoe con mắt.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Đặt câu để phân biệt các cặp từ:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
405
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm
nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
BT trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về đất
nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất
nước).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm
4 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS
▪ sâu – xâu
▪ sôi – xôi
▪ bác – bát
▪ rác – rát
- HS đặt câu trong nhóm nhỏ:
+ Con sâu đang bò trên chiếc lá.
+ Em xâu kim giúp bà.
+ Để đồ xôi, cần có nước sôi.
+ Bác em bảo em lấy cho bác cái bát.
+ Phải bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Nắng trưa hè làm rát da, rát mặt.
- Một số HS trình bày kết quả BT
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3:
Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất
nước.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
406
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tìm một từ ngữ chỉ tình cảm với đất
nước, thống nhất kết quả trong nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS trình bày
bằng hình thức bổ sung thẻ ghi từ ngữ
trên bảng, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu, bày
tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất
nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a và 4b.
- GV hướng dẫn HS quan sát các bức
- HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 theo
hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm
một từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước,
thống nhất kết quả trong nhóm:
+ tự hào
+ nhớ thương
+ đau đáu
+ biết ơn
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bt
4a và 4b: giới thiệu một cảnh đẹp mà
em biết (theo mẫu), bày tỏ tình cảm
đối với một cảnh đẹp em đã có dịp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
407
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ảnh gợi ý, giới thiệu về từng cảnh vật ở
từng bức ảnh. GV lưu ý HS 4 bức ảnh
trong SGK chỉ là gợi ý, không bắt buộc
HS phải đặt câu bày tỏ tình cảm với một
trong bốn cảnh đẹp đó.
đến thăm.
- HS quan sát tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
408
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm
nhỏ: chọn cảnh đẹp sẽ dùng để đặt câu,
chọn từ ngữ bày tỏ tình cảm với cảnh
đẹp đã chọn, đặt 2 – 3 câu giới thiệu và
câu bày tỏ tình cảm với cảnh đẹp đó.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm nhỏ, hoàn thành
BT.
VD: Hồ Tây là một cảnh đẹp của Thủ
đô Hà Nội. Hồ Tây rộng hơn Hồ
Gươm rất nhiều. Có rất nhiều câu
chuyện sự tích về Hồ Tây. Hồ Tây
không những là địa điểm đẹp của Hà
Nội mà còn là một vùng văn hóa đặc
sắc với nhiều sự tích xung quanh liên
kết chặt chẽ. Buổi sớm, ta có thể đạp
xe vài vòng quanh hồ để tập thể dục.
Buổi chiều, Hồ Tây lại là chốn hò
hẹn của những đôi thanh niên. Mịt mù
khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
409
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
5. Kể chuyện (Đọc – kể)
Hoạt động 1: Đọc lại truyện Chuyện
quả bầu
Mục tiêu: Đọc lại và ghi nhớ nội dung
truyện Chuyện quả bầu đã đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện
Chuyện quả bầu.
Hoạt động 2: Sắp xếp các bức tranh
theo đúng trình tự sự việc
Mục tiêu: Dựa vào nội dung ghi nhớ,
sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự
sự việc trong truyện Chuyện quả bầu.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo
luận nhóm 4 sắp xếp lại các bức tranh
theo diễn tiến của câu chuyện.
Thái, mặt gương Tây Hồ. Hồ Tây vốn
đẹp và đã đi vào ca dao từ rất lâu như
vậy.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
Cả lớp lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc thầm lại truyện Chuyện quả
bầu.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4
sắp xếp lại các bức tranh theo diễn
tiến của câu chuyện: 4 – 1 – 2 – 3.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
410
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 3: Kể từng đoạn câu
chuyện theo tranh
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của
truyện Chuyện quả bầu theo tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
411
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh
đã sắp xếp lại thứ tự.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS kể chuyện nối tiếp
trong nhóm 4.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn câu chuyện trước lớp, yêu
cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ nội dung
truyện Chuyện quả bầu .
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét phần kể chuyện.
- GV nhận xét phần kể chuyện.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm với
người thân
- HS quan sát các bức tranh đã sắp
xếp lại thứ tự.
- HS kể chuyện nối tiếp trong nhóm
4.
- HS kể nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
412
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 1: Luyện tập nói về tình
cảm với người thân
Mục tiêu: HS nói được về tình cảm của
em với người thân.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a (đọc cả phần gợi ý)
- GV yêu cầu HS nói theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập viết về tình
cảm với người thân
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình
cảm với người thân theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét
phần kể chuyện.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Nói về tình cảm của em với một
người thân trong gia đình.
- HS thực hành nói theo nhóm đôi.
VD: Ba em là giáo viên. Ba không
những dạy em những kiến thức trong
sách vở mà còn dạy em rất nhiều điều
về cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, ba
và em thường chơi thả diều. Em rất
yêu quý ba.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
413
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung vừa nói vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã
đọc về đất nước Việt Nam
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn đã
đọc về đất nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả,
điều em thích – hình ảnh đẹp – câu văn
hay, điều em muốn nói – cảm xúc – việc
làm,...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em
vừa nói.
- HS thực hiên BT vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1a.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
414
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài văn đã đọc về đất
nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài văn (tên tác giả), điều em
thích (hình ảnh đẹp, câu văn hay), điều
em muốn nói (cảm xúc, việc làm),...
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Nói về những điều em thích sau khi
đọc bài Tôi yêu Sài Gòn
Mục tiêu: Nói được những điều em
thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn một vài điều em có thể
chia sẻ với người thân:
- HS hoạt động nhóm nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
415
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Tên bài văn.
+ Nội dung của bài văn.
+ Những câu văn, những hình ảnh em
thích.
+ ...
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe, thực hiện với người
thân ở nhà.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
416
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
TUẦN 32 – 34
BÀI 1: CÂU NHÚT NHÁT (Tiết 1 – 4)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được câu đố về các loài cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân
biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài
đọc: Vì nhút nhát, cây xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm một chim đẹp; biết
liên hệ với bản thân: Cần mạnh dạn, tự tin; biết tưởng tượng và kể tiếp câu
chuyện bằng cách hoàn thành các câu gợi ý.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ N hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm về thiên nhiên; đặt được câu tả cảnh đẹp thiên
nhiên có bộ phận trả lười câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?.
- Thực hiện được trò chơi Thẻ màu kì diệu; nói được 1 – 2 câu tả cảnh đẹp
thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Mạnh dạn, tự tin.
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
417
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Nhưng những cây cỏ xung quanh đến đẹp đến thế.
- Mẫu chữ viết hoa N (kiểu 2).
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Giải được câu đố về các
loài cây; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu tên chủ điểm, yêu cầu
HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của
em về tên chủ điểm Bài ca Trái Đất.
- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của
em về tên chủ điểm.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
418
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV dẫn dắt: Chủ điểm Bài ca Trái
Đất sẽ giúp chúng ta nhận thức được
vẻ đẹp của Trái Đất. Từ đó hình thành
tinh thần trách nhiệm của một công
dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi
trường, bảo vệ các loài động vật hoang
dã).
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi ,
đố bạn về các loài cây. GV chốt đáp
án.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: nhân vật,
chuyện gì xảy ra, hành động của các
nhân vật,...
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi, nghe GV
chốt đáp án.
- HS đọc tên bài, quan sát tranh, phán
đoán nội dung bài đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
419
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mới Cây nhút nhát lên bảng: Có một
bạn cây vì nhút nhát đã bỏ lỡ dịp được
ngắm nhìn một chú chim đẹp tuyệt
vời. Câu chuyện cụ thể như thế nào,
chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc
Cây nhút nhát.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, đọc phân biệt giọng
nhân vật: người dẫn chuyện giọng
thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ
miêu tả vẻ đẹp của con chim, hoạt
động, trạng thái của cây cỏ; câu hỏi
cuối bài đọc với giọng nuối tiếc.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: lạt xạt, co rúm, xuýt
xoa, trầm trồ,...; hướng dẫn cách ngắt
nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Lúc
bấy giờ,/ nó mới mở bừng những con
mắt lá/ và quả nhiên/ không có gì lạ
thật.//; Thì ra,/ vừa có một con chim
xanh biếc,/ toàn thân lóng lánh như tự
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
420
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tỏa sáng/ không biết từ đâu tới.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Phân biệt được lời của các
nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu
nội dung bài đọc: Vì nhút nhát, cây
xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được ngắm một
con chim đẹp; biết liên hệ với bản
thân: Cần mạnh dạn, tự tin.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của
một số từ khó:
+ cây xấu hổ: (còn gọi: cây nhút nhát,
cây mắc cỡ) loài cây nhỏ mọc hoang,
thân có gai, hoa màu tím hồng, lá kép
lông chim, thường khép lại khi bị đụng
đến.
+ lạt xạt: [từ mô phỏng] tiếng động
như lá khô hoặc vải cứng cọ xát vào
nhau.
+ xuýt xoa: phát ra những tiếng gió khe
khẽ trong miệng để biểu thị cảm giác
đau, rét, hoặc tiếc rẻ, thương xót, kinh
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe hướng dẫn, giải thích
một số từ khó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
421
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ngạc.
+ thán phục: cảm phục và khen ngợi.
+ huyền diệu: rất kì lạ, có cái gì đó cao
sâu, tác động mạnh đến tâm hồn mà
con người không hiểu biết hết được.
+ tiếc: cảm thấy không vui vì đã trót
không làm việc gì đó.
+ lóng lánh: có ánh sáng phản chiếu
tựa như mặt hồ dưới ánh trăng, không
liên tục nhưng đều đặn, vẻ sinh động,
đẹp mắt,...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Khi có tiếng động, cây xấu hổ
thay đổi thế nào?
+ Câu 2: Cây cỏ xôn xao vì điều gì?
+ Câu 3: Vì sao tác giả gọi cây xấu hổ
là cây nhút nhát?
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi có tiếng động, cây xấu hổ
co rúm mình lại.
+ Câu 2: Cây cỏ xôn xao vì vừa có một
con chim xanh biếc, toàn thân lóng
lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu
bay tới. Con chim đậu một thoáng trên
cành cây thanh mai rồi lại vội vàng
bay đi.
+ Câu 3: Tác giả gọi cây xấu hổ là cây
nhút nhát vì cây nhút nhát, sợ hãi khi
có tiếng động lạ. Nhút nhát không
mang tính phán xét, mà nói với thái độ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
422
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 4: Cây xấu hổ hi vọng điều gì?
Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV yêu cầu HS biết liên hệ bản thân:
Cần mạnh dạn, tự tin.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Nhưng những cây
cỏ xung quanh đến đẹp đến thế.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
quý mến, mong cây có thể thay đổi từ
nhút nhát để trở nên mạnh dạn hơn.
+ Câu 4: Cây xấu hổ hi vọng con chim
xanh huyền diệu ấy quay trở lại. Vì
cây xấu hổ càng nghe bạn bè trầm trồ
thán phục, càng thêm tiếc.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Vì nhút
nhát, cây xấu hổ đã bỏ lỡ cơ hội được
ngắm một con chim đẹp.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài. Từ đó, bước đầu xác định được
giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- Một số HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
423
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bài.
- GV đọc lại đoạn từ Thì ra đến vội
vàng bay đi.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
đoạn văn trong nhóm đôi theo PP xóa
dần.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc
lòng đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Biết tưởng tượng và kể tiếp
câu chuyện bằng cách hoàn thành các
câu gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hi
vọng ngọt ngào.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ: kể tiếp câu chuyện Cây nhút nhát
bằng cách hoàn thành các câu gợi ý.
(GV chỉ hướng dẫn HS sửa chữa nếu
lời kể của HS có nội dung ảnh hưởng
lớp lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc thuộc lòng đoạn văn
trong nhóm đôi theo PP xóa dần.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động.
- HS trao đổi nhóm nhỏ, hoàn thành
yêu cầu hoạt động.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
424
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đến giáo dục đạo đức, thuần phong mĩ
tục; không ép buộc HS phải theo
khuôn mẫu, khuyến khích các cách
diễn đạt đọc đáo; công nhận những lời
kể khác với tập tính của cây xấu hổ).
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ N hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ N hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ N
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ N hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu bên trái
(2 đầu đều lượn vào trong), nét lượn
ngang và nét cong trái.
+ Cách viết:
- HS trình bày kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ N hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
425
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
▪ Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách
bên trái ĐK dọc 2 một li, viết
nét móc 2 đầu bên trái (2 đầu
đều lượn vào trong), dừng bút ở
giữa ĐK ngang 1 và 2, trước
ĐK dọc 2.
▪ Lia bút đến đoạn nét móc ở ĐK
ngang 3, viết nét lượn ngang rồi
đổi chiếu bút, viết tiếp nét cong
trái, dừng bút giữa ĐK ngang 1
và 2, giữa ĐK dọc 3 và 4.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ N hoa.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ N hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ N hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ N hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Non sông tươi
đẹp.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ N hoa
và cách nối từ chữ N hoa sang chữ o.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS viết chữ N hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ N hoa vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Non sông tươi đẹp.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
426
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV viết mẫu chữ Non.
- GV yêu cầu HS viết chữ Non và câu
ứng dụng Non sông tươi đẹp vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ N hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi.
Trần Đăng Khoa
- GV yêu cầu HS viết chữ N hoa, chữ
Nhà và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ phù hợp
với mỗi bức ảnh
Mục tiêu: Quan sát tranh, chọn từ ngữ
chỉ đặc điểm về thiên nhiên phù hợp
với mỗi bức ảnh.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Non và câu ứng dụng
Non sông tươi đẹp vào VTV.
- HS tìm hểu nghĩa của câu thơ: Miêu
tả cảnh nhà cậu bé có treo ảnh Bác Hồ,
và lá cờ đỏ tươi, ngầm ý thể hiện tình
yêu với Bác Hồ và đất nước.
- HS viết chữ N hoa, chữ Nhà và câu
thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
427
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 3a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
các từ ngữ và chọn từ ngữ phù hợp với
từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm
đôi.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3a.
- HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ và
chọn từ ngữ phù hợp với từng tranh;
chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
+ Tranh 1: Mênh mông
+ Tranh 2: Nhấp nhô
+ Tranh 3: Cong cong
+ Tranh 4: Phẳng lặng
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
428
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức,
gắn từ ngữ phù hợp dưới tranh. GV
yêu cầu cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm thêm từ ngữ tả
đặc điểm của sự vật trong các bức
ảnh
Mục tiêu: Tìm được từ chỉ đặc điểm
về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3b.
- GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ
ngữ miêu tả đặc điểm của sự vật trong
các bức ảnh.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu tả cảnh đẹp
thiên nhiên có bộ phận trả lời câu hỏi
Ở đâu? hoặc Khi nào?
- HS chơi tiếp sức, gắn từ ngữ phù hợp
dưới tranh.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3b.
- HS tìm thêm một số từ ngữ miêu tả
đặc điểm của sự vật trong các bức ảnh:
bát ngát, trập trùng, thăm thẳm, xao
động.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
429
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a và 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3
câu vừa đặt.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4.
- HS đặt câu theo yêu cầu BT trong
nhóm đôi.
- HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt:
a. 2 – 3 câu tả cảnh thiên nhiên có sử
dụng từ ngữ ở BT 3:
+ Cánh đồng lúa mênh mông bát ngát.
+ Các ngọn núi nhấp nhô, trập trùng.
+ Cầu vồng cong cong xuất hiện sau
cơn mưa buổi chiều.
b. Thêm vào các câu vừa đặt từ ngữ trả
lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Khi nào?
+ Cánh đồng lúa quê em mênh mông
bát ngát.
+ Các ngọn núi ở dãy núi Bạch Mã
nhấp nhô, trập trùng
+ Cầu vồng cong cong xuất hiện sau
cơn mưa buổi chiều.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
430
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Thẻ màu kì diệu; nói được 1 – 2 câu tả
cảnh đẹp thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chơi trò chơi Thẻ màu
kì diệu.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động
theo nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp câu tả
cảnh thiên nhiên có từ ngữ chỉ màu sắc
trên thẻ.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm
nhỏ.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
431
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: BẠN CÓ BIẾT (Tiết 5 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một loài vật mà em biết; nêu được
phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể hiện tình
yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên; biết
liên hệ bản thân: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe, ch/tr, an/ang.
- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm của sự vật);
sắp xếp từ ngữ thành câu.
- Biết nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị với đối tượng bằng vai.
- Nhận diện được kiểu bài nói, viết về tình cảm với một sự việc.
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Đố vui về các loài chim.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
432
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Con vật nào chạy đến hết.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Một số truyện đã tìm đọc về thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn một
điều thú vị về một loài vật mà em biết;
nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài đọc qua tên bài và tranh
minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
chia sẻ với bạn về một điều thú vị
trong thế giới loài vật mà em biết.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
433
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: nói về cây/ con
vật gì,…
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Bạn có biết? lên bảng: Tiết
học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu về thiên nhiên kỳ thú. Liệu con
người có phải động vật chạy nhanh
nhất không? Các loài động vật khác có
những đặc điểm vượt trội gì? Chúng ta
cùng đi vào bài đọc Bạn có biết?.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe, quan sát.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
434
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm
rãi, nhấn mạnh những điểm thú vị, độc
đáo của từng loài vật được giới thiệu.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: ki-lô-mét, buồm, cao
nhỏng,...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Thế
giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó
thể hiện tình yêu thien nhiên và kích
thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về
thiên nhiên; biết liên hệ bản thân: Yêu
thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên
nhiên tươi đẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc một số từ khó theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
435
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của
một số từ khó (nếu có).
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Chi tiết nào cho thấy chim
ruồi rất nhỏ?
+ Câu 2: Vì sao loài cá bơi nhanh nhất
có tên là cá buồm?
+ Câu 3: Nhờ đâu báo săn có thể chạy
nhanh?
+ Câu 4: Em thích con vật nào? Vì
sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó (nếu có).
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Chi tiết cho thấy chim ruồi
rất nhỏ: văn bản cho biết chim ruồi là
loài chim nhỏ nhất, trứng chim ruồi chỉ
lớn bằng hạt lạc.
+ Câu 2: Loài cá bơi nhanh nhất có tên
là cá buồm vì nó có vây xòe ra như
một chiếc buồm.
+ Câu 3: Báo săn có thể chạy nhanh là
nhờ cơ thể nó thon gọn, mảnh mai và
cao nhỏng.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý thích cá
nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét,
- HS nêu nội dung bài đọc: Thế giới
thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể
hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích
sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên
nhiên.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
436
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu
thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên
nhiên tươi đẹp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu lại một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ Các
cây cỏ xuýt xoa đến hết, trả lời câu hỏi
về nội dung.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó
đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó
đọc, dễ viết sai cấu tạo hoặc do ảnh
hưởng của phương ngữ, hoặc do ngữ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
437
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
V: xuýt xoa, trầm trồ, huyền diệu,...;
hoặc do ngữ nghĩa.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ và viết vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt eo/oe
Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
tìm trong các thẻ màu các từ ngữ viết
đúng.
- GV yêu cầu HS sửa lại từ ngữ viết
sai, giải nghĩa và đặt câu với các từ
ngữ.
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
nghĩa.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc to và xác định yêu cầu của
BT 2b: Chọn từ ngữ viết đúng chính
tả.
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm trong các
thẻ màu các từ ngữ viết đúng chính tả:
khóe mắt, khéo tay, vàng chóe.
- Từ ngữ viết sai chính tả: vàng heo,
chữa lại: vàng hoe.
Đặt câu:
+ Nắng sớm vàng hoe.
+ Bạn Anna có mái tóc vàng hoe.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
438
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Phân biệt ch/tr, an/ang
Mục tiêu: Phân biệt được ch/tr,
an/ang.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ và thực
hiện BT vào VBT.
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2c:
Chọn từ thích hợp với mỗi *.
- HS đọc đoạn thơ và thực hiện BT vào
VBT:
+ Chữ ch hoặc chữ tr:
Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
Theo Nguyễn Công Dương
+ Vần an hoặc ang và thêm dấu thanh
(nếu cần):
Bờ tre xào xạc gió
Đàn chim về ríu ran
Lá tre như thuyền nan
Trôi trên dòng sông nhỏ
Đêm, tre thầm thì kể
Chuyện xưa nơi xóm làng.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
439
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
Trái Đất (từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm
của sự vật).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu
cầu trong nhóm 3, mỗi HS tìm các từ
ngữ thuộc từng nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
Theo Thảo Nguyên
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Xếp
các từ ngữ cho sẵn vào 3 nhóm: chỉ sự
vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm.
- HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong
nhóm 3, mỗi HS tìm các từ ngữ thuộc
từng nhóm:
+ Chỉ sự vật: hải âu, thuyền buồm,
ngọn núi.
+ Chỉ hoạt động: bơi lội, đưa đẩy,
chao liệng.
+ Chỉ đặc điểm: nho nhỏ, to lớn, trắng
nõn, xanh biếc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
440
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả
trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ
ngữ tìm được, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Sắp xếp các từ cho sẵn
thành câu theo những cách khác
nhau
Mục tiêu: Sắp xếp từ ngữ thành câu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc các thẻ từ, thảo
luận để lựa chọn các cách sắp xếp từ
ngữ cho sẵn thành câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS giải nghĩa một số từ ngữ tìm
được:
+ chao liệng: nghiêng cánh bay theo
đường vòng trên không trung.
+ trắng nõn: trắng mịn, mượt, trông
mềm mại và tươi đẹp.
+ xanh biếc: xanh lam đậm và tươi ánh
lên.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4a: Sắp xếp các từ cho sẵn thành câu
theo những cách khác nhau.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
BT:
+ Đàn hải âu chao liệng rập rờn trên
mặt biển.
+ Trên mặt biển, đàn hải âu chao
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
441
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp câu
vừa sắp xếp được, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết các câu vừa sắp
xếp được
Mục tiêu: Viết vào VBT câu vừa sắp
xếp được.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào VBT câu
vừa sắp xếp được.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
5. Nói và nghe
Hoạt động 1: Nói và đáp lời không
đồng ý
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời không
liệng rập rờn.
+ Trên mặt biển rập rờn đàn hải âu
chao liệng.
+ ...
- Một số HS nói trước lớp câu vừa sắp
xếp được. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 4b: Viết
các câu vừa sắp xếp được ở BT 4a.
- HS viết vào VBT câu vừa sắp xếp
được.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
442
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đồng ý với đối tượng bằng vai.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5a.
- GV yêu cầu HS xác định nội dung
của lời đề nghị trong đoạn hội thoại.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS thực hiện nói và đáp
lời không đồng ý trong nhóm đôi và
trước lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu
hỏi:
+ Theo em, chúng ta có nên thả bóng
- HS đọc và xác định yêu cầu BT:
Đóng vai, nói và đáp lời không đồng ý
trong trường hợp có bạn đề nghị mua
bóng bay để thả trong ngày Trái Đất.
- HS xác định nội dung của lời đề nghị
trong đoạn hội thoại: vai giao tiếp (vai
bằng nhau), mục đích giao tiếp (rủ bạn
cùng làm chung một việc); nội dung
giao tiếp (thả bóng bay trong ngày
Trái Đất).
- HS thực hiện nói và đáp lời không
đồng ý trong nhóm đôi và trước lớp.
VD:
- Các cậu ơi, chúng mình sẽ mua bóng
bay để thả trong ngày Trái Đất nhé.
- Không được đâu! Bóng bay thả lên
sẽ làm ô nhiễm môi trường đấy! Ngày
Trái Đất, để bảo vệ Trái Đất, chúng
mình cùng hát và làm xanh không gian
sống nhé!
- HS trả lời một số câu hỏi:
+ HS trả lời theo cách riêng. VD: Theo
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
443
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bay lên trời không? Vì sao? (Gợi ý:
bóng bay làm từ nhựa sẽ gây ô nhiễm
không khí, đất; khi thả lên trời có thể
gây tai nạn đến máy bay, các loài chim
trong quá trình di chuyển,...)
+ Khi nào em cần nói lời không đồng
ý?
+ Khi nói lời không đồng ý với bạn,
cần chú ý điều gì? (giọng điệu, nét
mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...).
+ Khi nghe bạn không đồng ý với ý
kiến của mình, em sẽ nói gì?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nói và đáp lời đề nghị
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đề nghị
với đối tượng bằng vai.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 5b.
em, chúng ta không nên thả bóng bay
lên trời, vì sẽ làm ô nhiễm môi trường./
Theo em, chúng ta vẫn có thể thả bóng
bay lên trời vì nó thể hiện ước mơ của
mọi người. Chỉ cần tìm cách khắc phụ
việc gây ô nhiễm môi trường hay ảnh
hưởng đến máy bay và các loài chim
trong quá trình di chuyển.
+ Khi không đồng ý, em cần nói lời
không đồng ý.
+ Khi nói lời không đồng ý với bạn,
em cần chú ý giọng điệu cương quyết,
nhưng có thái độ nhẹ nhàng, để bạn
cảm thấy được thiện chí mà không cảm
thấy bị tổn thương hay đang bị bác bỏ
ý kiến.
+ Khi nghe bạn không đồng ý với ý
kiến của mình, em sẽ tôn trọng ý kiến
của bạn. Nếu cảm thấy có thể thuyết
phục bạn, em sẽ nói lời để thuyết phục.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
5b: Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
444
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và
xác định tình huống.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS đóng vai, nói và đáp
lời đề nghị phù hợp với tình huống
trong tranh. GV gợi ý: Các em nên nói
lời đề nghị một cách nhẹ nhàng, để
làm sao cho người nghe thấy thuyết
phục, hiểu được sai lầm của mình mà
không cảm thấy tổn thương. Điều đó
đòi hỏi lời đề nghị phải có lý lẽ và sự
nhân văn.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói và đáp
trước lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu
hỏi:
+ Theo em, khi bạn vứt rác không
phù hợp với tình huống trong tranh.
- HS quan sát tranh, xác định tình
huống: Một bạn nhỏ ngồi trên ghế ở
nơi công cộng, ăn đồ ăn vặt. Gần đó có
các thùng rác để bỏ rác, nhưng bạn lại
tiện tay vứt rác ra đường mà không bỏ
vào thùng rác. Một bạn nhỏ khác lại
biết bỏ rác vào thùng và đang tìm cách
hướng dẫn, thuyết phục bạn nhỏ kia.
- HS đóng vai, nói và đáp lời đề nghị
phù hợp với tình huống trong tranh.
VD:
- Bạn ơi, bạn nhặt rác vừa bỏ ra
đường vào thùng rác để bảo vệ môi
trường nhé! Ở đây có các thùng rác để
bỏ theo từng loại rác rồi này! Mình
phải có ý thức bảo vệ môi trường sống
của chính mình và để giúp đỡ các cô
chú lao công nữa chứ!
- Ôi, tớ vô ý quá! Cảm ơn bạn đã nhắc,
tớ sẽ chú ý hơn.
- Một số nhóm nói và đáp trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- Một số nhóm HS nói và đáp trước
lớp.
- HS trả lời một số câu hỏi theo ý kiến
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
445
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đúng nơi quy định, em sẽ nói gì? Vì
sao?
+ Ta thường nói lời đề nghị khi nào?
+ Khi nhận được lời đề nghị, em cần
đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
+ Khi nói và đáp lời đề nghị, cần chú
ý điều gì? (giọng điệu, nét mặt, ánh
mắt, cử chỉ, điệu bộ,...)
- GV nhận xét.
Tiết 5, 6
6. Nói, viết về tình cảm với một sự
việc
Hoạt động 1: Phân tích mẫu
Mục tiêu: Nhận diện được kiểu bài
nói, viết về tình cảm với một sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
đôi, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn làm được những sản phẩm
gì từ vỏ chai nhựa?
+ Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của
các bạn khi được làm đồ chơi từ vỏ
của bản thân.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời
câu hỏi:
+ Các bạn làm được những sản phẩm
từ vỏ chai nhựa: chậu hoa, mô hình xe
ô tô, chim cánh cụt, con lợn tiết kiệm.
+ Từ ngữ thể hiện cảm xúc của các bạn
khi được làm đồ chơi từ vỏ chai nhựa:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
446
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chai nhựa?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về tình cảm với
một sự việc
Mục tiêu: Viết được về tình cảm với
một sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS xác định yêu cầu của
BT 6b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm đôi
về một giờ học mà em thích dựa trên
các câu hỏi gợi ý.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung đã nói vào VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
sôi nổi hẳn lên, hào hứng, say sưa, vui.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 6b: Viết
4 – 5 câu về một giờ học mà em thích
dựa vào gợi ý.
- HS nói trong nhóm đôi về một giờ
học mà em thích dựa trên các câu hỏi
gợi ý. VD:
Em thích nhất là giờ học Toán. Trong
giờ học Toán, em và các bạn ngồi giải
các bài tập Toán. Em thích tìm ra đáp
án của bài tập, em thích ngồi chuyển
hóa công thức và tưởng tượng các
hình học. Sau mỗi giờ học, em cảm
thấy tiết học thật thú vị.
- HS viết 4 – 5 câu về nội dung đã nói
vào VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
447
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một truyện đã
đọc về thiên nhiên
Mục tiêu: Chia sẻ được một truyện đã
đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên truyện (tập truyện,
tác giả), nhân vật (suy nghĩ, việc làm),
điều em học được,...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một truyện đã đọc về thiên
nhiên.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT:
Chia sẻ một truyện đã đọc về thiên
nhiên.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
về tên truyện (tập truyện, tác giả),
nhân vật (suy nghĩ, việc làm), điều em
học được,...
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
448
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên truyện (tập truyện, tác giả),
nhân vật (suy nghĩ, việc làm), điều em
học được.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Chơi trò chơi Đố vui về cá loài
chim
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Đố
vui về các loài chim.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS chơi trò chơi Ai
nhanh nhất? để HS trả lời câu đố:
+ Chim gì liệng tựa thoi đưa,
Báo mùa xuân đẹp, say sưa giữa trời?
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên
truyện (tập truyện, tác giả), nhân vật
(suy nghĩ, việc làm), điều em học
được.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS chơi trò chơi:
+ Chim én.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
449
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
(Là chim gì?)
+ Là chim mà chẳng biết bay,
Giỏi săn bắt cá, lội hay, bơi tài.
(Là chim gì?)
- GV khuyến khích HS tìm thêm một
số câu đố.
+ Chim cánh cụt.
- HS tìm thêm một số câu đố.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
450
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: TRÁI ĐẤT XANH CỦA EM (Tiết 11 – 14)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn về một cảnh thiên nhiên mà em thích; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bai và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp của Trái Đất và khẳng định
Trái Đất và khẳng định Trái Đất là của tất cả mọi người, chúng ta cần biết
yêu quý và bảo vệ Trái Đất; biết liên hệ bản thân: Cùng bạn bè yêu quý và
bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung; viết được điều mình ước mong cho Trái
Đất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ M hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật ở biển hoặc ở rừng; dặt được câu giới thiệu sự
vật ở biển hoặc ở rừng; đặt được câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Vì
sao?.
- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; giới thiệu được về bức vẽ.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
451
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh, video clip về bồ câu đưa thư hoặc bài hát về Trái Đất.
- Bảng phụ ghi khổ thơ đầu.
- Mẫu chữ viết hoa M (kiểu 2).
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Nói được với bạn về một
cảnh thiên nhiên mà em thích; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
quan sát tranh, đọc tên bài và phỏng
đoán về nội dung câu chuyện được vẽ
- HS hoạt động nhóm đôi, quan sát
tranh, đọc tên bài và phỏng đoán nộ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
452
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
trong tranh.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Trái Đất xanh của em lên
bảng: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về Trái Đất qua đôi mắt
của các bạn nhỏ và thử xem con người
chung vui với nhau như thế nào nhé.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng
logic ngữ nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng vui vẻ, yêu
thương, trìu mến.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: thơ bé, biêng biếc, dạt
dào,...; hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ
đúng nhịp thơ, dấu câu sau các dòng
dung câu chuyện được vẽ trong tranh.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
453
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
thơ, khổ thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ca
ngợi vẻ đẹp của Trái Đất và khẳng
định Trái Đất là của tất cả mọi người,
chúng ta cần biết yêu quý và bảo vệ
Trái Đất; biết liên hệ bản thân: Cùng
bạn bè yêu quý và bảo vệ Trái Đất –
ngôi nhà chung.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của
một số từ khó:
+ biêng biếc (màu xanh lam pha lục
giống bầu trười).
+hội ngộ (gặp nhau).
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Tìm trong 2 khổ thơ đầu
những từ ngữ tả vẻ đẹp của Trái Đất.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và
trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầ bài đọc, thảo luận theo
cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Những từ ngữ tả vẻ đẹp của
Trái Đất trong 2 khổ thơ đầu: xanh,
biêng biếc, tiếng chim vui, ngọt, áo
thơm, hương rừng, tuổi thơ, tiếng hát.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
454
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Câu 2: Mọi người trên Trái Đất có
điểm gì chung?
+ Câu 3: Tác giả ước mong điều gì cho
Trái Đất?
+ Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong
bài? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Cùng bạn bè yêu quý và bảo
vệ Trái Đất – ngôi nhà chung.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài; từ đó bước đầu
xác định được giọng đọc toàn bài và
+ Câu 2: Mọi người trên Trái Đất có
chung nụ cười, niềm vui, tình thương
dạt dào.
+ Câu 3: Tác giả mong cho Trái Đất là
nhà bồ câu trắng – nhà của hòa bình,
tình thương dạt dào.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý thích cá
nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ
đẹp của Trái Đất và khẳng định Trái
Đất là của tất cả mọi người, chúng ta
cần biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài,
xác định giọng đọc toàn bài, một số từ
ngữ cần nhấn giọng.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
455
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại khổ thơ đầu.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu một số HS đọc trước lớp
khổ thơ đầu.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc
lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Viết được điều mình ước
mong cho Trái Đất.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bồ
câu đưa thư.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc trước lớp khổ thơ
đầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- Một số HS khá, giỏi đọc cả bài.
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
em thích trong nhóm đôi.
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em
thích trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động Cùng sáng tạo – Bồ câu đưa thư:
Viết điều em ước mong cho Trái Đất.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
456
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ: nêu điều em mong ước cho Trái
Đất. GV gợi ý những ước mong thế
giới hòa bình, không có dịch bệnh, bốn
mùa tươi đẹp, không có bão lũ,... GV
khuyến khích HS có những mong ước
và cách diễn đạt độc đáo nhưng không
ảnh hưởng đến đạo đức và thuần
phong mĩ tục.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ M hoa
(kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng chữ M hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ M
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát mẫu chữ M hoa, xác
định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
457
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tạo nét chữ của con chữ M hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ M hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu bên trái
(2 đầu đều lượn vào trong), nét móc,
nét lượn ngang và nét cong trái.
+ Cách viết:
▪ Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách
bên trái ĐK dọc 2 một li, viết
nét móc 2 đầu bên trái (2 đầu
đều lượn vào trong), dừng bút
giữa ĐK ngang 1 và 2, trước
ĐK dọc 2.
▪ Lia bút đến đoạn nét cong phía
trên ĐK ngang 2, viết nét móc
trái, dừng bút ở ĐK ngang 1,
phía trước ĐK dọc 3.
▪ Lia bút đến đoạn nét móc trái ở
ĐK ngang 3, viết nét lượn ngang
rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét
cong trái, dừng bút trên ĐK dọc
4, giữa ĐK ngang 1 và 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ M hoa vào
bảng con.
chữ của con chữ M hoa.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS viết chữ M hoa vào bảng con.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
458
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ M hoa
vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ M hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Mưa thuận gió
hòa (thời tiết thuận lợi cho việc canh
tác, trồng trọt).
- GV nhắc lại quy trình viết chữ M hoa
và cách nối từ chữ M hoa sang chữ ư.
- GV viết mẫu chữ Mưa.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Mưa và câu
ứng dụng Mưa thuận gió hòa vào
VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ M hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Mặt biển là cái sân chơi
- HS tô và viết chữ M hoa vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Mưa và câu ứng dụng
Mưa thuận gió hòa vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
thơ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
459
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mái che là cả vòm trời mênh mông
Nguyễn Ngọc Ký
→ So sánh độc đáo để làm nổi bật vẻ
đẹp của trời và biển.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ M hoa, chữ
Mặt, chữ Mái và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật
ở biển hoặc ở rừng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
tìm từ ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu BT.
- HS viết chữ M hoa, chữ Mặt, chữ
Mái và câu thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét một số
bài viết.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3: Tìm từ ngữ chỉ sự vật có ở biển và
từ ngữ chỉ sự vật có ở rừng.
- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành
BT:
a. Từ ngữ chỉ sự vật có ở biển: san hô,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
460
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu sự
vật ở biển hoặc ở rừng; đặt được câu
có từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc
Vì sao?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a và 4b.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh gợi
ý, xác định cảnh vật.
tảo biển, rong biển, sao biển,...
b. Từ ngữ chỉ sự vật có ở rừng: cây
cối, chim muông, suối, thác,...
- Một số tự đánh giá phần viết của
mình và của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
2- 3 câu giới thiệu về sự vật ở biển
hoặc ở rừng; thêm vào câu vừa đặt từ
ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Vì
sao?.
- HS quan sát tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
461
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đặt câu hỏi trong
nhóm nhỏ, khuyến khích đặt 2 – 3 câu
có kết nối về ý tưởng. GV yêu cầu HS
thêm vào câu vừa đặt từ ngữ trả lời câu
hỏi Ở đâu? hoặc Vì sao?.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3
câu vừa đặt.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành
BT. VD:
a. Đặt 2 – 3 câu giới thiệu về sự vật ở
biển hoặc ở rừng:
+ Con bạch tuộc đang di chuyển ở
lòng biển.
+ Con cua biển có màu xanh lam rất
đẹp.
+ Dưới biển ngoài bạch tuộc, cua biển
còn có cá biển và các loài thực vật
khác.
b. Thêm vào câu em vừa đặt từ ngữ trả
lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Vì sao?:
+ Con bạch tuộc đang di chuyển ở
lòng biển.
+ Con cua biển ở bắt được ở biển
Quảng Ninh có màu xanh lam rất đẹp.
+ Dưới biển ngoài bạch tuộc, cua biển
còn có cá biển và các loài thực vật
khác.
- HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa đặt.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
462
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
C. Vận dụng
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
Họa sĩ nhí; giới thiệu được về bức vẽ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Họa
sĩ nhí.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ Đọc lại bài, chọn một hình ảnh em
thích.
+ Vẽ lại hình ảnh đó theo trí tưởng
tượng của em.
+ Giới thiệu bức vẽ trước lớp.
Bước 2: Hoạt động cá nhân và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ tranh
và chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp
quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
của bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
động: Vẽ một hình ảnh trong bài Trái
Đất xanh của em và giới thiệu về bức
vẽ.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS thực hành vẽ tranh, chia sẻ trước
lớp. Cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận
xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
463
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: HỪNG ĐÔNG MẶT BIỂN (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về tên gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu
thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình
minh, vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt.
- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường);
đặt được câu với từ ngữ cho sẵn, điền từ.
- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh và
từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiê nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; đặt tên, giới thiệu được bức vẽ với bạn
hoặc người thân.
3. Phẩm chất:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
464
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Gió càng lúc đến lao mình tới.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài thơ về thiên nhiên đã tìm đọc.
- Bút màu và vật dụng để vẽ cảnh biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về tên
gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em
biết; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ,
- HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
465
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
chia sẻ với bạn về tên và vẻ đẹp của
một số bãi biển.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp
với quan sát tranh minh họa để phán
đoán nội dung bài đọc: cảnh gì, ở
đâu,…
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
mới Hừng đông mặt biển lên bảng:
Bình minh trên biển là một cảnh vô
cùng đẹp. Đối với những người không
ở biển, chúng ta chỉ ao ước đến biển để
ngắm vẻ đẹp của nó. Nhưng với những
người sống ở biển, biển lại là nguồn
sống, họ đi làm từ lúc mặt trời mọc lên
trên biển đến khi mặt trời chìm xuống
dưới biển. Đó là sự lao động vất vả
bên cạnh khung cảnh đẹp. Để hiểu rõ
hơn, chúng ta cùng đi vào bài đọc hôm
nay: Hừng đông mặt biển.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
bạn về tên và vẻ đẹp của một số bãi
biển.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát
tranh minh họa để phán đoán nội dung
bài đọc: cảnh gì, ở đâu,… (cảnh bình
minh trên biển).
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
466
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn
mạnh ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của
cảnh biển.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: nguy nga, rực rỡ, vút,
thon thả, rướn, long lanh, du ngoạn,
lai láng, can trường...; hướng dẫn cách
ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Mảnh buồm nhỏ tí phía sau/ nom như
một con chim/ đang đỗ sau lái,/ cổ
rướn cao/ sắp lên tiếng hót.// Nhìn từ
xa,/ giữa cảnh mây nước long lanh,/
mấy chiếc thuyền lưới/ làm ăn nhiều
khi vất vả/ nhưng trông cứ như những
con thuyền du ngoạn.//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tả
vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh,
thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
467
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân:
Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của
thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó:
+ du ngoạn: đi chơi ngắm cảnh.
+ can trường: gan dạ, không sợ nguy
hiểm.
+ nguy nga: to lớn, đẹp đẽ và uy nghi –
thường dùng để nói về công trình kiến
trúc.
+ thon thả: có vẻ thon và đẹp.
+ long lanh: có ánh sáng phản chiếu
trên vật trong suốt, tạo vẻ đẹp trong
sáng, sinh động.
+ ức: ngực.
+ lai láng: tràn đầy khắp cả, như đâu
cũng có.
+ tựa hồ: giống như.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Tìm trong câu văn đầu tiên
những từ ngữ tả cảnh hừng đông mặt
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
468
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
biển.
+ Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau
được so sánh với hình ảnh nào?
+ Câu 3: Đọc đoạn 3 và cho biết
những thử thách mà chiếc thuyền đã
vượt qua.
+ Câu 4: Câu văn nào nêu đúng nội
dung bài?
▪ Tất cả đều mời mọc lên đường.
▪ Cảnh hừng đông mặt biển nguy
nga, rực rỡ.
▪ Biển khi nổi sóng, trông càng lai
láng mênh mông.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ
bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ
đẹp của thiên nhiên.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
SGK:
+ Câu 1: Những từ ngữ trong câu văn
đầu tiên tả cảnh hừng đông mặt biển:
nguy nga, rực rỡ.
+ Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau
được o sánh với hình ảnh một com
chim đang đỗ sau lái, cổ ướn cao sắp
lên tiếng hót.
+ Câu 3: Những thử thách mà chiếc
thuyền đã vượt qua: sóng gió khiến
thuyền chồm lên hụp xuống, sóng đập
vào mũi thuyền ầm ầm.
+ Câu 4: Câu văn nêu đúng nội dung
bài: Cảnh hừng đông mặt biển nguy
nga, rực rỡ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp
của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện
tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi
đẹp.
- HS liên hệ bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
469
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu lại một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nhìn – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn
(từ Gió càng lúc càng mạnh đến hết),
trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: cuộn, lai láng, mênh mông, hụp,
nô giỡn, ầm ầm, võ sĩ, ức, mũi,...; hoặc
do ngữ nghĩa, VD: gió, giỡn, giơ,...
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe và
viết vào VBT.
- GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc và
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó
đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS nghe đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi
về nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS lắng nghe, lưu ý.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
470
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ui/uy
Mục tiêu: Phân biệt được ui/uy.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi
tìm lời giải đố.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu kết quả trước
lớp.
- GV yêu cầu HS viết lời giải đó vào
VBT.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt r/d/gi, iêc/iêt
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài cho bạn bên cạnh, giúp
bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét một số
bài viết.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2b: Giải các câu đố, biết rằng lời giải
đố chứa tiếng có vần ui hoặc vần uy.
- HS trao đổi nhóm đôi, tìm lời giải đố:
+ Thân tôi bằng sắt
Nổi được trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
→ Tàu thủy.
+ Sừng sững mà đứng giữa trời
Ai lay chẳng chuyển, ai dời chẳng đi.
→ Núi.
- HS nêu kết quả trước lớp.
- HS viết lời giải đó vào VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
471
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Phân biệt được r/d/gi,
iêc/iêt.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 2c.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và các
tiếng trong ngoặc đơn.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ
môi trường).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù
hợp với mỗi *.
- HS đọc đoạn văn và các tiếng trong
ngoặc đơn.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ chữ r/d/gi: dầu, rụng, giữa, dầu.
+ vần iêc/iêt: tiết, biếc, thiết.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
472
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của từ
ngữ bằng cách chọn thẻ màu xanh có
lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ
trong thẻ màu hồng trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu có sử
dụng từ ngữ ở BT 3
Mục tiêu: Đặt được câu với từ ngữ
cho sẵn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3: Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi
từ ngữ.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành
BT:
+ bảo tồn – gìn giữ, không để các loài
vật bị biến mất.
+ tuyệt chủng – hiện tượng các loài vật
bị biến mất hoàn toàn trên Trái Đất.
+ bảo vệ môi trường – giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a:
Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở BT
3.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
BT. VD:
+ Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
473
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời một số HS nói trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 2 – 3 câu vừa đặt
vào VBT.
Bước 5: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
Hoạt động 2: Chọn từ ngữ trong
khung phù hợp với mỗi *
Mục tiêu: Điền từ thích hợp để hoàn
thành đoạn văn.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
- GV yêu cầu HS chọn từ ngữ trong
khung phù hợp với mỗi * trong đoạn
văn.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
chính cuộc sống của chúng ta.
+ Khủng long là loài động vật đã tuyệt
chủng.
+ Hiện nay, có rất nhiều loài động vật
cần được bảo tồn.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS viết 2 – 3 câu vừa đặt vào VBT.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b:
Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với
mỗi *.
- HS chọn từ ngữ trong khung phù hợp
với mỗi * trong đoạn văn:
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ
một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi
ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt,
thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại,
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
474
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VBT.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã
điền từ.
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe kể và ghi nhớ nội
dung câu chuyện Chuyện của cây sồi.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện. GV giới thiệu thêm: cây sồi là
một loại cây lấy gỗ, sống trong rừng.
sáng vằng vặc ở trên không và du du
như sáo diều. Ánh trăng trong chảy
khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con
đường trắng xóa.
Theo Thạch Lam
- HS thực hiện BT vào VBT.
- HS đọc lại đoạn văn đã điền từ.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện, nghe
GV giới thiệu.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
475
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
476
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV kể chuyện lần thứ nhất. GV vừa
kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự
phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự
tập trung chú ý của HS:
+ Chúng ta cùng đoán xem nguồn
nước có còn mãi không hay sẽ cạn?
+ Liệu các cây tập trung phát triển
thân, cành sẽ thế nào?
+ Liệu sồi con có khẳng định được lời
nói của mình là đúng không?
CHUYỆN CỦA CÂY SỒI
1. Ngày xưa, khắp nơi trên mặt đất
đều là những khu rừng xanh tốt.
Những cái cây trò chuyện với nhau.
Nhiều cây non nói:
- Dòng nước ngầm chảy qua rễ
mình, mát quá!
- HS lắng nghe, phán đoán.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
477
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Một cây béo ú cất giọng:
- Chúng ta chỉ cần hút nước và tận
hưởng, sướng thật!
2. Trong khi đó, một cây sồi bé nhỏ
nhất đám im lặng. Cuối cùng nó mới
cất tiếng:
- Tớ không nghĩ vậy. Ông tớ bảo
chẳng có gì là mãi mãi, sẽ có ngày
nguồn nước cạn kiệt. Nếu chỉ biết
tận hưởng mà không phát triển bộ rễ
mạnh khỏe, chúng ta sẽ sớm chết
khô!
- Chết ư? – Cái cây béo tốt cười –
Thôi đi ông cụ non, làm gì có
chuyện đó.
- Đúng rồi, đúng rồi! – Cả đám cây
tán đồng.
Sồi con không còn biết nói gì nữa.
Nó đành lủi thủi một mình.
3. Thế là từ đó, trong khi bạn bè tập
trung phát triển thân, cành thì sồi
con chăm sóc bộ rễ. Không ít lần, sồi
con gặp phải những viên đá, những
khoảng đất cứng, song nó không hề
nản.
4. Bỗng một ngày kia, một trận động
đất làm cho nhiều mạch nước ngầm
bị tắc. Nguồn nước cạn kiệt, nhiều
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
478
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cây đã lần lượt bị khô héo. Cái cây
béo tốt dạo nọ từ từ đổ xuống vì bộ
rễ yếu ớt không thể giữ được cái
thân to khỏe.
Cách đó không xa, gia đình nhà sồi
vẫn đứng vững, xanh tươi dưới trời
nắng gắt.
Phỏng theo Hạt giống tâm hồn
- GV yêu cầu HS trao đổi, kết hợp với
quan sát tranh minh họa từng đoạn
truyện và kiểm tra phán đoán của
mình.
- GV yêu cầu HS nghe kể chuyện lần
thứ hai kết hợp quan sát từng tranh
minh họa để ghi nhớ nội dung từng
đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh
và từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, cụm
từ gợi ý dưới tranh, tập kể từng đoạn
của câu chuyện trong nhóm nhỏ. GV
hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ
khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.
- HS trao đổi, kết hợp quan sát tranh
minh họa từng đoạn truyện và kiểm tra
phán đoán của mình.
- HS nghe kể chuyện lần thứ hai kết
hợp quan sát từng tranh minh họa để
ghi nhớ nội dung từng đoạn câu
chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
479
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp
từng đoạn của câu chuyện trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể được toàn bộ câu
chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh
và từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích, giải thích lý do.
- GV yêu cầu HS thảo luận về nội
dung câu chuyện: Tập trung vào phát
triển nền tảng vững bền trước khi phát
triển và thể hiện những điều khác.
Tiết 5, 6
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm
với một sự việc
- HS quan sát tranh, cụm từ gợi ý dưới
tranh, tập kể chuyện trong nhóm nhỏ.
- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng
đoạn của câu chuyện trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích, giải
thích lý do.
- HS thảo luận nội dung của câu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
480
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 1: Nói về tình cảm với
một sự việc
Mục tiêu: Nói được tình cảm của bản
thân với một sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm
nhỏ, dựa vào thẻ từ để tìm ý cho bài
nói về tình cảm khi tham gia một ngày
hội ở trường bằng kỹ thuật Khăn trải
bàn, mỗi bạn thực hiện một ý.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS trình bày
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết về tình cảm với
chuyện.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Nói về tình cảm của em khi được
tham gia một ngày hội ở trương dựa
vào gợi ý.
- HS thực hiện theo nhóm nhỏ. VD:
+ Tên ngày hội: Ngày hội ẩm thực Việt
Nam.
+ Hoạt động: Các trại thi nấu ăn.
+ Âm thanh: Các bài hát về văn hóa,
vẻ đẹp Việt Nam.
+ Người: Học sinh, giáo viên toàn
trường.
+ Hình ảnh: Hình ảnh các món ăn,
các hoạt động nấu ăn.
+ Cảm xúc: Hào hứng, vui.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
481
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
một sự việc
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình
cảm với một sự việc theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung vừa nói ở BT 6a vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã
đọc về thiên nhiên
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6b: Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa
nói.
- HS viết nội dung vừa nói vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp.Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
482
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nhóm nhỏ về tên bài thơ (tên tác giả,
tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình
ảnh),...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài thơ đã đọc về thiên
nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ),
điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí
Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
1a: Chia sẻ về bài thơ đã đọc.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
về tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ),
điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),...
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích
(từ ngữ, hình ảnh),...
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
483
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Họa sĩ nhí; đặt tên, giới thiệu được bức
vẽ với bạn hoặc người thân.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS vẽ cảnh biển và đặt
tên cho bức vẽ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS giới thiệu về tên
bức vẽ và những gì mình đã vẽ trước
lớp, yêu cầu cả lớp quan sát, lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2: Vẽ cảnh biển, đặt tên và giới thiệu
bức vẽ với bạn hoặc người thân của
em.
- HS vẽ cảnh biển và đặt tên cho bức
vẽ.
- Một số HS giới thiệu về tên bức vẽ
và những gì mình đã vẽ trước lớp. Cả
lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
484
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: BẠN BIẾT PHÂN LOẠI RÁC KHÔNG? (Tiết 21 – 24)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Bày tỏ được ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Hướng dẫn cách phân loại rác; cần giữ gìn môi trường
xanh – sạch – đẹp; biết liên hệ bản thân: Vận dụng các phân loại rác để giữ
gìn môi trường; viết được 2 – 3 điều nên và không nên làm để bảo vệ môi
trường.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Viết đúng chữ V hoa (kiểu 2) và câu ứng dụng.
- Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động; đặt được câu đề nghị.
- Chia sẻ được với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
485
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Rác tái chế đến đồ chơi.
- Mẫu chữ viết hoa V (kiểu 2).
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3.
b. Đối với HS
- SGK, vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Bày tỏ được ý kiến của em
về hành động của các bạn nhỏ trong
tranh; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài đọc qua tên bài và
tranh minh họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
quan sát tranh và bày tỏ ý kiến của
mình về hành động của hai bạn nhỏ
trong tranh; từ đó, HS phỏng đoán về
nội dung bài đọc.
- HS hoạt động nhóm đôi, quan sat
tranh và bày tỏ ý kiến của mình về
hành động của hai bạn nhỏ trong tranh;
từ đó, HS phỏng đoán về nội dung bài
đọc.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
486
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS thử nêu cách
phân loại rác mà em biết.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Bạn biết phân loại rác không?
lên bảng: Để biết các em đã phân loại
rác đúng hay chưa, chúng ta cùng đi
vào bài đọc Bạn biết phân loại rác
không?.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng từ tốn, chậm rãi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: xử lí, phân hủy,...;
hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc
một số câu dài.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
- Một số HS thử nêu cách phân loại rác
mà em biết.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của
GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
487
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Hướng dẫn cách phân loại rác; cần
giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp;
biết liên hệ ban thân: Vận dụng các
phân loại rác để giữ gìn môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của
một số từ khó:
+ rác: những thứ vụn vặt bị vứt bỏ
vương vãi và làm bẩn – nói tổng quát.
+ sinh hoạt: những hoạt động thuộc về
đời sống hằng ngày của một người hay
một cộng đồng ngời – nói tổng quát.
+ xử lí: ấp dụng những thao tác nhất
định vào cái gì đó để nghiên cứu, sử
dụng.
+ hữu cơ: thuộc giới sinh vật, mang
đặc thù của những vật có cơ quan thực
hiện chức năng sống.
+ vô cơ: không thuộc giới sinh vật,
không phải là vật có sự sống.
- HS luyện đọc trong nhóm và trước
lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
488
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ tái chế: làm lại vật khac từ những
sản phẩm cũ, hỏng, hoặc từ đồ phế
thải.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Rác thải được chia thành mấy
loại?
+ Câu 2: Những loại rác nào có thể tái
chế được?
+ Câu 3: Cho các loại rác sau vào đúng
thùng rác:
+ Câu 4: Em cần làm gì để giúp người
thân biết cách phân loại rác? (GV gợi
ý HS kể lại bài đọc cho người thân
nghe, làm mẫu cho người thân, v.v...)
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Rác thải được chia thành 3
loại: hữu cơ, vô cơ và tái chế.
+ Câu 2: Những loại rác có thể tái chế
được là giấy thải, các loại hộp, chai vỏ
lon thực phẩm, quần áo cũ, vải cũ,...
+ Câu 3:
▪ Rác hữu cơ: lá cây, đồ ăn thừa.
▪ Rác rái chế: vỏ chai
▪ Rác vô cơ: pin, túi da.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu cá
nhân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Hướng dẫn
các cách phân loại tác; cần giữ gìn
môi trường xanh – sạch – đẹp.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
489
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Vận
dung cách phân loại tác để giữ gìn môi
trường.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của
em về nội dung bài đọc, từ đó, bước
đầu xác định được giọng đọc toàn bài
và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Rác tái chế đến
đồ chơi.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm nhỏ, trước lớp đoạn từ Rác tái
chế đến đồ chơi.
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả
bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Viết được 2 – 3 điều nên và
không nen làm để bảo vệ môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung
bài, xác định giọng đọc, một số từ ngữ
cần nhấn giọng.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, trước
lớp.
- Một số HS đọc cả bài. Cả lớp đọc
thầm theo.
- HS đọc và xác định yêu cầu của hoạt
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
490
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của hoạt động: Cùng sáng tạo –
Điều em muốn nói.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
nhỏ: nêu 2 – 3 điều nên và không nên
làm để bảo vệ môi trường. GV khuyến
khích cách diễn đạt độc đáo nhưng
không ảnh hưởng đến đạo đức hay
thuần phong mĩ tục. VD: giữ vệ sinh,
trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ động
vật, tham gia tuyên truyền bảo vệ môi
trường, chấp hành nội quy bảo vệ môi
trường, không xả rác bừa bãi, không
phá tổ chim, không bẻ cành, vặt hoa,...
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện viết chữ V hoa
(kiểu 2)
động: Viết 2 – 3 điều nên và không
nên làm để bảo vệ môi trường.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, hoàn
thành BT.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
491
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa (kiểu
2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ V
hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu
tạo nét chữ của con chữ V hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết
chữ V hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét móc 2 đầu trái –
phải, nét cong phải và cong dưới (tạo
vòng xoắn nhỏ).
+ Cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 3,
cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét
móc 2 đầu, viết tiếp nét cong phải (hơi
duỗi) rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét
cong dưới nhỏ cắt ngang nét cong phải
tạo thành một vòng xoắn nhỏ, dừng
bút phía trên ĐK ngang 3, giữa ĐK
dọc 3 và 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào
bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ V hoa
vào VTV.
- HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định
chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của
con chữ V hoa.
- HS quan sát.
- HS viết chữ V hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ V hoa vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
492
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng
dụng
Mục tiêu: Viết đúng chữ V hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu ứng dụng Vâng lời cha
mẹ: lễ phép, biết nghe lời chỉ dạy của
bố mẹ.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa
và cách nối từ chữ V hoa sang chữ â.
- GV viết mẫu chữ Vâng.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Vâng và câu
ứng dụng Vâng lời cha mẹ vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết chữ V hoa (kiểu
2) và câu ứng dụng khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Nguyễn Đình Thi
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu
ứng dụng Vâng lời cha mẹ.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS viết chữ Vâng và câu ứng dụng
Vâng lời cha mẹ vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu thơ: Ca
ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
- HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
493
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa, chữ
Việt và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài
viết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Luyện từ
Mục tiêu: Phân biệt được từ ngữ chỉ
sự vật, chỉ hoạt động.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc từ ngữ trong
khung và thảo luận trong nhóm nhỏ,
sắp xếp các từ ngữ vào 2 nhóm.
thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu câu của BT
3: Xếp các từ ngữ vào 2 nhóm: chỉ tài
nguyên thiên nhiên và chỉ hoạt động
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS đọc từ ngữ trong khung và thảo
luận trong nhóm nhỏ, sắp xếp các từ
ngữ vào 2 nhóm:
+ Chỉ tài nguyên thiên nhiên: cây cối,
biển đảo, rừng núi, chim chóc, nước.
+ Chỉ hoạt động bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên: trồng cây, phân loại rác,
bảo vệ chim muông, giữ vệ sinh môi
trường, tiết kiệm nước.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
494
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để
chữa BT.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu
Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu về những
hoạt động bảo vệ môi trường
Mục tiêu: Đặt được câu thuật lại sự
việc (về những hoạt động bảo vệ môi
trường).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt,
- HS chơi tiếp sức để chữa BT.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4a: Đặt 2 – 3 câu về những hoạt động
bảo vệ môi trường.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
BT:
+ Chúng ta cần bỏ rác đúng nơi quy
định để bảo vệ môi trường.
+ Mọi người nên thay túi ni-lông bằng
túi giấy để bảo vệ môi trường.
+ Trồng cây xanh giúp cho không khí
trong lành, giảm thiểu ô nhiễm không
khí.
- HS chơi trò chơi. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
495
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Đặt 2 – 3 câu đề nghị
các bạn chung tay bảo vệ môi
trường
Mục tiêu: Đặt được câu đề nghị.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu
BT trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b:
Đặt 2 – 3 câu đề nghị các bạn chung
tay bảo vệ môi trường.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành
BT:
+ Chúng mình cùng đi phân loại rác
nhé!
+ Chúng mình vẽ tranh để cổ vũ mọi
người dùng túi giấy theo cho túi ni –
lông nhé!
+ Cậu có thể chỉ cho tớ cách phân loại
rác được không?
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
496
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
C. Vận dụng
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn cách
làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của hoạt động: Chia sẻ với bạn cách
làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động
theo nhóm nhỏ. GV gợi ý HS nói về
làm con heo tiết kiệm, làm chậu trồng
cây, kính bảo hộ phòng chống Covid.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu hoạt động.
- HS thực hiện hoạt động trong nhóm
nhỏ.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
497
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: CUỘC GIẢI CỨU BÊN BỜ BIỂN (Tiết 25 – 30)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về những điều em thấy trong tranh; nêu được phỏng
đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Thông qua việc tham gia một hoạt động giải cứu con vật,
bản nhỏ biết thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với các vấn đề về bảo
vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã; biết liên hệ bản thân: Tham gia
bảo vệ vạn vật xung quanh mình.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ các hiện tượng trong tự
nhiên); đặt được câu theo mẫu Ai thế nào?
- Nói được 2 – 3 câu về nội dung từng tranh của câu chuyện Ngày như thế
nào là đẹp?; kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợ ý; kể
lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viêt được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về thiên nhiên.
- Giới thiệu được về mọt con vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết.
3. Phẩm chất:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
498
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;
nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm
của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài
động vật hoang dã).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Một lần đến chăm sóc.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài văn về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1, 2
A. Khởi động
Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về
những điều em thấy trong tranh; nêu
được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài và tranh minh
họa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi,
- HS hoạt động nhóm đôi, quan sát
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
499
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
quan sát tranh, đọc tên bài và phỏng
đoán về nội dung câu chuyện được vẽ
trong tranh.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài
đọc mới Cuộc giải cứu bên bờ biển lên
bảng: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ
cùng xem tác động từ rác thải ảnh
hưởng như thế nào đến môi trường
xung quanh, và chúng ta cũng sẽ xem
xem bạn nhỏ trong bài đọc làm gì để
giữ gìn môi trường. Mời các em cùng
đi vào bài đọc hôm nay: Cuộc giải cứu
bên bờ biển.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt
nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ
nghĩa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn
tranh, đọc tên bài và phỏng đoán về
nội dung câu chuyện được vẽ trong
tranh.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
500
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mạnh ở những từ ngữ nói về hoạt động
giải cứu chú chim hải âu, giọng ăn
năn, hối hận khi đọc đoạn cuối.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc
một số từ khó: tiện, chao liệng, thoi
thóp, kẹt,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ
và luyện đọc một số câu dài.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu,
đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước
lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:
Thông qua việc tham gia một hoạt
động giải cứu con vật, bạn nhỏ biết thể
hiện tinh thần trách nhiệm của mình
với các vấn đề bảo vệ môi trường và
bảo vệ động vật hoang dã; biết liên hệ
bản thân: Tham gia bảo vệ vạn vật
xung quanh mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó: thoi
thóp (thở rất yếu và không đều một
cách mệt nhọc, biểu hiện sắp chết), hối
hận (lấy làm tiếc và cảm thấy đau
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài
đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
501
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
lòng, day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi
của mình),…
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Nam đã làm gì với nắp chai
nước sau khi uống xong?
+ Câu 2: Nêu những việc Nam và anh
Linh đã làm khi tìm thấy chú chim hải
âu.
+ Câu 3: Vì sao khi quay lại nhìn cái
nắp chai, Nam lại cảm thấy hối hận?
+ Câu 4: Em rút ra bài học gì sau khi
đọc xong câu chuyện?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài
đọc.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Sau khi uống nước xong,
Nam đã tiện tay ném luôn nắp chai
xuống biển.
+ Câu 2: Những việc Nam và anh Linh
đã làm khi tìm thấy chú chim hải âu:
tìm cách cắt nắp chai, quyết định mang
chú chim về nhà để chăm sóc.
+ Câu 3: Khi quay lại nhìn cái nắp
chai, Nam cảm thấy hối hậu vì biết đâu
do mình mà chú chim hải âu đã gặp
nạn.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu của
bản thân.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp,
cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Thông qua
việc tham gia một hoạt động giải cứu
con vật, bạn nhỏ biết thể hiện tinh thần
trách nhiệm của mình với các vấn đề
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
502
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ
bản thân: Tham gia bảo vệ vạn vật
xung quanh mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu
loát bài đọc.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách
hiểu về nội dung, xác định giọng đọc
toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn
giọng.
- GV đọc mẫu lại một đoạn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Rừng
trưa, trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
về bảo vệ môi trường và bảo vệ động
vật hoang dã.
- HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc,
một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó
đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc
thầm theo.
- Một số HS khá, giỏi đọc lại cả bài.
Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
503
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ,
VD: uy nghi, tráng lệ, trắng, vươn, rủ,
mãi,…
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe –
viết vào VBT.
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả -
Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Phân biệt được d/gi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe, chú ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu
bằng chữ d hoặc chữ gi phù hợp với
từng bức tranh.
- HS quan sát tranh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
504
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thực hiện BT theo
nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nêu kết quả trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả -
Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã
Mục tiêu: Phân biệt được ch/tr; dấu
hỏi/ dấu ngã.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS thực hiện BT theo nhóm đôi:
dung dăng dung dẻ, quạt giấy, con dơi,
giàn mướp.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
505
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và thực
hiện BT vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3, 4
3. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù
hợp với mỗi *.
- HS đọc đoạn văn và thực hiện BT
vào VBT:
Dòng sông quê trong vắt
Bóng tre mát trưa hè
Võng ầu ơ kẽo kẹt
Ngân điệu nhạc chiều quê
Theo Phạm Hải Lê
Xây nhà trong kẽ đá
Kiếm mồi trên cỏ khô
Ngay từ sáng tinh mơ
Chim đã lùng sâu bọ
Có ích dù việc nhỏ
Chim vẫn say sưa làm
Tối về xếp mào ngủ
Nghe cây rừng râm ran.
Theo Hoài Khánh
- Một số HS trả lời trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
506
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Trái Đất (từ ngữ chỉ các hiện tượng
trong tự nhiên).
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS chia 2 đội thi giải ô
chữ: đọc các gợi ý và tìm từ ngữ phù
hợp với mỗi hàng ngang.
- GV nhận xét.
4. Luyện câu:
Mục tiêu: Đặt được câu theo mẫu Ai
thế nào?.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt
động cả lớp
- GV yêu cầu HS nói trong nhóm và
trước lớp câu theo yêu cầu.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3: giải ô chữ.
- HS thi giải ô chữ. Đáp án:
1. Mưa
2. Mặt trời
3. Mặt trăng
4. Đảo
5. Sấm
6. Lụt
→ Ô hàng dọc: Mặt đất.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4: Chọn 2 – 3 sự vật tìm được ở bài tập
3 và đặt câu (theo mẫu).
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
507
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm
của mình và của bạn.
Tiết 5, 6
5. Kể chuyện (Xem – kể)
Hoạt động 1: Phỏng đoán về nội
dung câu chuyện
Mục tiêu: Nói được 2 – 3 câu về nội
dung từng tranh của câu chuyện Ngày
như thế nào là đẹp?. Nêu phỏng đoán
về nội dung câu chuyện, tạo sự tập
trung.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc
tên truyện và phán đoán nội dung câu
chuyện.
- HS nói trong nhóm và trước lớp câu
theo yêu cầu. VD:
+ Mặt trăng vàng như quả thị.
+ Con mèo nhà em có bộ lông mượt
như tơ.
+ Trên trời, đám mây có hình giống
như một tòa lâu đài.
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và
phán đoán nội dung câu chuyện.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
508
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
509
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh,
đọc bóng nói và cùng bạn nói 2 – 3 câu
về nội dung từng bức tranh.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS trao đổi về phán
đoán của mình với nhóm bên.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu
chuyện
Mục tiêu: Kể được từng đoạn của câu
chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc các từ ngữ gợi ý
dưới tranh và kể từng đoạn câu chuyện
trong nhóm nhỏ. GV hướng dẫn HS sử
dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt
giọng các nhân vật.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS quan sát từng tranh, đọc bóng nói
và cùng bạn nói 2 – 3 câu về nội dung
từng bức tranh.
- HS trao đổi về phán đoán của mình
với nhóm bên.
- HS đọc các từ ngữ gợi ý dưới tranh,
kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm
nhỏ.
- Các nhóm kể nối tiếp từng đoạn câu
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
510
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV mời các nhóm kể nối tiếp từng
đoạn câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu
chuyện.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu
chuyện trong nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em
thích và giải thích lí do, yêu cầu HS
trao đổi với bạn về nội dung câu
chuyện.
- GV mời một số HS trao đổi về một
ngày được xem là đẹp của bản thân.
6. Luyện tập nói, viết về tình cảm
với một sự việc (tiếp theo)
Hoạt động 1: Luyện tập nói về tình
cảm với một sự việc
Mục tiêu: Nói được tình cảm với một
chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm đôi.
- Một số HS kể toàn bộ câu chuyện
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích và giải
thích lí do. HS trao đổi với bạn về nội
dung câu chuyện.
- Một số HS trao đổi về một ngày được
xem là đẹp của bản thân.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
511
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sự việc.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS nói theo nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp, yêu
cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập viết về tình
cảm với một sự việc
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình
cảm với một sự việc theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
6a: Nói về tình cảm của em khi được
đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý.
- HS nói theo nhóm đôi. VD:
+ Em được đi tham quan, du lịch nhân
dịp em được nghỉ hè. Em đi cùng cả
lớp.
+ Trong chuyến đi, em biết thêm được
nhiều danh lam thắng cảnh và di tích
lịch sử ở Đà Lạt.
+ Được đi tham quan, du lịch, em cảm
thấy rất vui, thoải mái và có năng lượn
cho năm học mới.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 6b:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
512
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 6b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung vừa nói vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn đã
đọc về thiên nhiên
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài văn
đã đọc về thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 1a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả,
nội dung bài, điều đáng nhớ, việc nên
làm,…
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Viết 4 – 5 câu về nội dung em vừa nói.
- HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa
nói vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1
a: Chia sẻ một bài văn về thiên nhiên
đã đọc.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ
về tên bài văn, tên tác giả, nội dung
bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,…
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
513
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc
sách (trong VBT)
Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách
thông tin một bài văn đã đọc về thiên
nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc
sách tên bài văn, tên tác giả, nội dung
bài, điều đáng nhớ, việc nên làm,…
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc
sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu một con vật sống ở biển
hoặc đảo
Mục tiêu: Giới thiệu được về một con
vật sống ở biển hoặc đảo mà em biết.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài
văn, tên tác giả, nội dung bài, điều
đáng nhớ, việc nên làm,…
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 2: giới thiệu
được về một con vật sống ở biển hoặc
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
514
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
của BT 2.
- GV yêu cầu HS chọn một con vật
sống ở biển hoặc đảo mà em biết.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm
đôi để giới thiệu về con vật đó theo các
gợi ý:
+ Tên con vật.
+ Con vật đó có màu gì, hình dáng
như thế nào, ăn thức ăn gì,…?
+ Em thích điểm gì nhất ở con vật đó?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS trình bày
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
đảo mà em biết.
- HS chọn một con vật sống ở biển
hoặc đảo mà em biết.
- HS trao đổi trong nhóm đôi để giới
thiệu về con vật đó theo các gợi ý.
- Một số nhóm HS trình bày trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
515
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TUẦN 35
ÔN TẬP 1 (Tiết 1 – 3)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng bài đọc với tốc độ 60 – 70 tiếng/ phút; trả lời được các câu hỏi về
bài đọc Những đám mây sẽ kể.
- Viết đúng các chữ hoa A, Ă, Â, Q, N, M, V hoa (kiểu 2) và viết đúng các tên
riêng địa lí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Điền đúng các từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu phẩy, dấu chấm, dấu
chấm than; viết hoa đúng các chữ đầu câu; viết được 2 – 3 câu nói về tình
cảm với người thân có dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm than.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về cảnh đẹp thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm,
trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
516
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Những con thuyền đến hết, một số BT.
- Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â, Q, N, M, V hoa (kiểu 2).
b. Đối với HS
- SGK, vở chính tả, vở bài tập.
- Sách/ báo có bài thơ về cảnh đẹp thiên nhiên đã tìm đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện tập đọc thành
tiếng
Mục tiêu: Đọc đúng bài đọc với ốc độ
60 – 70 tiếng/ phút.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt đông nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc tên bài, quan sát
tranh, phán đoán nội dung bài đọc
trong nhóm nhỏ.
- HS đọc tên bài, quan sát tranh, phán
đoán nội dung bài đọc trong nhóm
nhỏ.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
517
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài đọc Những đám
mây sẽ kể: Bài đọc hôm nay chúng ta
sẽ cùng xem những đám mây, dòng
sông, con thuyền và bông hoa kể gì,
cũng như có điều gì mà các em có thể
kể cùng bố mẹ hay không. Chúng ta
cùng đi vào bài đọc Những đám mây
sẽ kể.
Bước 3: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong
nhóm đôi.
Hoạt động 2: Luyện tập đọc hiểu
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
518
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi về
bài đọc Những đám mây sẽ kể.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải
thích nghĩa của một số từ khó. VD:
đắp bồi (đắp thêm cho dày hơn, vững
hơn),…
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận nhóm theo cặp để trả lời câu
hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Mỗi sự vật dưới đây sẽ kể về
điều gì?
+ Câu 2: Vì sao mùa xuân kể về hương
và về hoa?
+ Câu 3: Em thích lời kể của sự vật
- HS giải thích nghĩa của một số từ
khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
nhóm theo cặp để trả lời câu hỏi trong
SGK:
+ Câu 1: Mỗi sự vật sẽ kể về:
▪ Những đám mây sẽ kể về những
vùng mây qua, mưa xuống cho
đất đai hiền hòa.
▪ Những dòng sông sẽ kể về
những hạt phù sa đắp bồi bờ bãi
để cho lúa khoai.
▪ Những con thuyền sẽ kể về
những đêm buông chài để đánh
cá tới gần sáng đầy sao mai.
+ Câu 2: Mùa xuân sẽ kể về hương và
về hoa vì đó là những đặc điểm để
nhận biết mùa xuân, khi mùa xuân ấm
áp đến, hoa sẽ nở, sẽ ngát hương.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
519
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
nào nhất? Vì sao?
+ Câu 4: Em đoán xem bé sẽ kể những
gì cùng mẹ cha.
Tiết 2
2. Viết
Hoạt động 1: Luyện tập viết chữ A,
Ă, Â, Q, N, M, V hoa (kiểu 2)
Mục tiêu: Viết đúng các chữ hoa A, Ă,
Â, Q, N, M, V hoa (kiểu 2).
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ A,
Ă, Â, Q, N, M, V hoa (kiểu 2), xác định
chiều cao, độ rộng các con chữ.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình
viết 1 – 2 chữ hoa đã được học từ các
buổi trước.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ A, Ă, Â, Q,
N, M, V hoa (kiểu 2) vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện tập viết tên
riêng địa lí
Mục tiêu: Viết đúng các tên riêng địa
lí.
Cách tiến hành:
+ Câu 3: HS trả lời theo ý thích cá
nhân.
+ Câu 4: HS trả lời theo ý kiến cá
nhân.
- HS quan sát mẫu chữ A, Ă, Â, Q, N,
M, V hoa (kiểu 2), xác định chiều cao,
độ rộng các con chữ.
- HS quan sát mẫu chữ A, Ă, Â, Q, N,
M, V hoa (kiểu 2), xác định chiều cao,
độ rộng các con chữ.
- HS viết chữ A, Ă, Â, Q, N, M, V hoa
(kiểu 2) vào VTV.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
520
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh
ảnh, giới thiệu ngắn gọn về các đảo
Phú Qúy, Nam Du, Mũi Cà Mau, sông
Vàm Cỏ Đông:
1. Đảo Phú Qúy
- Huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận
(miền Trung, Việt Nam), là một quần
đảo gồm 12 đảo lớn nhỏ.
2. Đảo Nam Du
- Nam Du là quần đảo xa nhất của
huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
3. Mũi Cà Mau
- Thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau, là cực Nam của Tổ quốc.
- HS quan sát tranh, nghe GV giới
thiệu các địa danh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
521
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
4. Sông Vàm Cỏ Đông
- Là một chi lưu của sông Vàm Cỏ,
thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt
nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp
thuộc lãnh thổ Campuchia chảy vào
Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
522
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét
cách viết các tên riêng Phú Qúy, Nam
Du, Mũi Cà Mau, Vàm Cỏ Đông.
- GV yêu cầu HS xác định độ cao các
con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng
cách giữa các tiếng,…
- GV viết mẫu từ Phú Qúy.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết các tên riêng
Phú Qúy, Nam Du, Mũi Cà Mau, Vàm
Cỏ Đông vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Luyện viết các chữ hoa đã
học và luyện viết tên riêng địa lí.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu
nghĩa của các bài ca dao:
Cảnh đẹp non sông
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
- HS quan sát và nhận xét cách viết các
tên riêng Phú Qúy, Nam Du, Mũi Cà
Mau, Vàm Cỏ Đông.
- HS xác định độ cao các con chữ, vị
trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các
tiếng,…
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS viết các tên riêng Phú Qúy, Nam
Du, Mũi Cà Mau, Vàm Cỏ Đông vào
VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của các bài
ca dao: ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất
nước.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
523
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ca dao
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết các bài ca dao
vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết
của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 3
3. Luyện tập về từ ngữ chỉ đặc điểm
Mục tiêu: Điền đúng các từ ngữ chỉ
đặc điểm.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn,
từ ngữ trong khung.
- HS viết các bài ca dao vào VTV.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và
của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp
với mỗi *.
- HS đọc thầm đoạn văn, từ ngữ trong
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
524
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS chọn từ ngữ phù hợp
với *.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả,
đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện tập về câu và dấu câu
Hoạt động 1: Luyện tập về dấu câu
Mục tiêu: Điền đúng dấu phẩy, dấu
chấm, dấu chấm than.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4a.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn,
thảo luận trong nhóm đôi tìm hiểu câu,
cụm từ trước mỗi ô trống.
khung.
- HS chọn từ ngữ phù hợp với mỗi *:
Buồi chiều, trời dịu mát dần. Sơn ca
khoe giọng hát cao vút. Sẻ nâu nhỏ
nhắn và chim gáy hiền lành cùng
chăm chỉ nhặt thóc trên các thửa
ruộng. Còn lũ bướm xinh đẹp thì rập
rờn bay lượn.
Theo Trung Thu.
- Một số HS trình bày kết quả, đọc
đoạn văn trước lớp. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4a: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô
trống. Viết hoa chữ cái đầu câu.
- HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận
trong nhóm đôi tìm hiểu câu, cụm từ
trước mỗi ô trống:
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà
lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm
thấy chính bà che chở cho mình như
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
525
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc lại đoạn văn
đã điền dấu câu trước lớp, yêu cầu cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập viết về tình
cảm đối với người thân
Mục tiêu: Viết được 2 – 3 câu nói về
tình cảm với người thân có dùng dấu
phẩy hoặc dấu chấm than.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 4b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng
thấy thanh thản và bình yên như thế. Ở
đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi
để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam.
- HS thực hiện BT vào VBT.
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền
dấu câu trước lớp. Cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
4b: Viết 2 – 3 câu nói về tình cảm của
em đối với người thân. Trong câu có
sử dụng dấu phẩy hoặc dấu chấm than.
- HS thực hiện BT vào VBT.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
526
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày bài viết
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Đọc mở rộng
Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã
đọc về cảnh đẹp thiên nhiên.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
BT: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về
cảnh đẹp thiên nhiên.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong
nhóm nhỏ về tên bài thơ, hình ảnh đẹp,
khổ thơ hay, đọc khổ thơ em thích,
điền vào Phiếu đọc sách.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- Một số HS trình bày bài viết trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT.
- HS hoạt động nhóm nhỏ, điền thông
tin vào Phiếu đọc sách.
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
527
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
- HS nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
528
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP 2 (Tiết 4 – 6)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng bài đọc với tốc độ 60 – 70 tiếng/ phút; đọc hiểu và trả lời câu hỏi
về bài đọc Khu rừng Hạnh Phúc.
- Nghe – viết được đoạn thơ, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15 phút; viết đúng
một số từ dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng phương ngữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Luyện tập phân biệt chính tả d/gi; ch/tr; iên/iêng, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Viết được 4 – 5 câu tả một đồ chơi của em.
- Biết nói và đáp lời cảm ơn, lời chào, lời đề nghị.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm,
trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
529
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc đúng bài đọc với tốc
độ 60 – 70 tiếng/ phút.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS đọc tên bài, quan sát
tranh, phán đoán nội dung bài đọc
trong nhóm nhỏ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu bài đọc Khu rừng
Hạnh Phúc: Hôm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu bài đọc Khu rừng Hạnh Phúc
để xem cư dân của khu rừng đã làm gì
để hạnh phúc.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Đọc hiểu và trả lời câu hỏi
về bài đọc Khu rừng Hạnh Phúc.
- HS đọc tên bài, quan sát tranh, phán
đoán nội dung bài đọc trong nhóm
nhỏ.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
530
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc,
thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
trong SGK:
+ Câu 1: Trên sân khấu, hoạt động nào
diễn ra?
+ Câu 2: Dưới sân khấu, hoạt động của
các con vật diễn ra thế nào?
+ Câu 3: Vì sao muôn loài lưu luyến ra
về khi tiệc tan?
+ Câu 4: Theo em, vì sao khu rừng có
tên là Khu rừng Hạnh Phúc?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận
theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Trên sân khấu, ban nhạc
Rừng Xanh vừa chơi đàn vừa nhún
nhảy và ca hát.
+ Câu 2: Dưới sân khấu, hoạt động của
các con vật:
▪ Rùa – nhún chân chầm chậm
theo điệu nhạc.
▪ Thỏ - chăm chú nhìn ngắm, vẫy
tay hoan hô.
▪ Sóc nâu – lắng nghe say sưa và
vỗ tay liên tục.
+ Câu 3: Muôn loài lưu luyến ra về khi
tiệc tan vì cả khu rừng đã tham gia với
hững chuyển động theo từng nốt nhạc,
từng lời ca, từng bước nhảy say sưa.
+ Câu 4: Khu rừng có tên là Khu rừng
Hạnh Phúc vì tất cả mọi người trong
khu rừng đều vui vẻ, hạnh phúc.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
531
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Tiết 2
2. Viết
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết được đoạn thơ,
tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15 phút;
viết đúng một số từ dễ viết sai do cấu
tạo hoặc do ảnh hưởng phương ngữ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn Tiếng chim
buổi sáng, trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn HS đánh vần một số
tiếng, từ khó đọc do ảnh hưởng
phương ngữ, VD: sáng, trời, lầ, lau,
cành, vỗ, nắng, rải, cây rơm,...; hoặc
do ngữ nghĩa, VD: dậy.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng dòng thơ để viết vào
VBT. GV hướng dẫn HS: chữ đầu
dòng 6 lùi vào 2 ô, chữ đầu dòng 8 lùi
vào 1 ô.
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả
- HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về
nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
532
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ngữ nghĩa – Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Luyện tập phân biệt chính
tả d/gi; ch/tr, iên/iêng, dấu hỏi/ dấu
ngã.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả
phương ngữ - Phân biệt ch/tr;
iên/iêng, dấu hỏi/ dấu ngã
Mục tiêu: Viết đúng một số từ dễ viết
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt
câu để phân biệt các cặp từ:
+ dày – giày
+ dành – giành
- HS thực hiện BT vào VBT. VD:
+ Thư viện của bố em toàn những
quyển sách to và dày.
+ Mỗi lần đá bóng, bố em đều đi đôi
giày thể thao.
+ Em có thể cảm nhận được tình cảm
của mẹ dành cho em.
+ Khi đá bóng, em phải giành bóng từ
đối thủ để sút vào lưới.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
533
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng
phương ngữ. Luyện tập phân biệt
chính tả d/gi; ch/tr, iên/iêng, dấu hỏi/
dấu ngã.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào
VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Tiết 3
3. Luyện tập viết câu tả một đồ chơi
của em
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu tả một
đồ chơi của em.
- HS đọc và xác đinh yêu cầu của BT
2c: Chọn chữ, vần hoặc dấu thanh
thích hợp với mỗi *.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Phân biệt ch/tr: trung du, chim chóc,
trồng rừng, chăm sóc.
+ Phân biệt iên/iêng: thiên nhiên, nổi
tiếng, biển đảo, chao nghiêng.
+ Phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã: gió bão,
lũ lụt, ẩm ướt, bảo vệ.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
534
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT
3.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn về:
+ Tên đồ chơi.
+ Đặc điểm (hình dáng, màu sắc,...).
+ Tình cảm của em với đồ chơi.
Bước 3: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội
dung vừa nói vào VBT.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài viết trước
lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận
xét.
- GV nhận xét.
4. Luyện tập nói và nghe
Hoạt động 1: Luyện tập nói và đáp
lời cảm ơn, lời chào
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời cảm ơn,
lời chào.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4a: Cùng bạn đóng vai, nói và
đáp lời cảm ơn và lời chào thầy cô
- HS xác định yêu cầu BT 3: Viết 4 – 5
câu tả một đồ chơi của em.
- HS chia sẻ với bạn.
- HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa
nói vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. Cả
lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 4a.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
535
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
trong ngày cuối năm học.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai, nói và đáp
lời cảm ơn, lời chào trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói và đáp
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập nói và đáp
lời đề nghị
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đề nghị.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
của BT 4b: Cùng bạn đóng vai, nói và
đáp lời đề nghị bố mẹ cho em tham gia
trại hè.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đóng vai, nói và đáp
lời đề nghị trong nhóm đôi.
- HS đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn,
lời chào trong nhóm đôi. VD:
- Em cảm ơn thầy suốt thời gian qua
đã giúp lớp em học tập tốt ạ. Năm học
kết thúc rồi, em chúc thầy có một kỳ
nghỉ hè vui và ý nghĩa ạ!
- Cảm ơn các em! Chúc các em có một
kỳ nghỉ hè vui và ý nghĩa nhé!
- Một số nhóm HS nói và đáp trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 4b.
- HS đóng vai, nói và đáp lời đề nghị
trong nhóm đôi. VD:
- Hè này bố mẹ đăng ký cho con tham
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
536
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số nhóm HS nói và đáp
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
gia trại hè nhé?!
- Vâng! Con rất thích ạ!
- Một số nhóm HS nói và đáp trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
537
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 7 – 10)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng đoạn/ bài Người thiếu niên anh hùng; tốc độ đọc 60 – 70 chữ/ 1
phút.
- Đọc thầm được, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Một chuyến đi.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết được đoạn văn với tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15 phút; viết hoa
đúng các chữ đầu câu; viết đúng được một số trường hợp chính tả d/gi thường
gặp; viết đúng một số tiếng dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ.
- Đặt được câu phân biệt cặp từ dàn – giàn.
- Điền đúng dấu chấm câu (dấu chấm, chấm than); viết hoa đúng các chữ đầu
câu.
- Viết được 4 – 5 câu thuật lại việc làm góp phần giữ gìn trường lớp xanh,
sạch, đẹp theo gợi ý.
- Nghe và trả lời được các câu hỏi về nội dung truyện Kiến và ve; nói được
điều học được từ câu chuyện.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm,
trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
538
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề,
lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Tranh ảnh một số đồ dùng học tập.
- Một số tờ thăm ghi các đoạn dùng kiểm tra đọc thành tiếng.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1 – 2
A. Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc đúng đoạn/ bài Người
thiếu niên anh hùng; tốc độ đọc 60 –
70 chữ/ 1 phút.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện nội
dung kiểm tra đọc thành tiếng bài
Người thiếu niên anh hùng.
- GV giới thiệu qua bài đọc, giải thích
một vài từ khó:
+ Nguyên: triều đình phong kiến Trung
Quốc (1271 – 1368) do người Mông
Cổ lập ra sau khi quân Mông Cổ chiếm
được Trung Quốc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
539
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
+ Trần Quốc Toản (1267 – 1285): một
thiếu niên anh hùng, em vua Trần
Nhân Tông, tham gia kháng chiến
chống giặc Nguyên.
- GV yêu cầu HS bắt thăm đoạn đọc và
đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Đọc hiểu
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc
nghiệm
Mục tiêu: Đọc thầm được, trả lời được
các câu hỏi về nội dung bài Một
chuyến đi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện nội
dung kiểm tra đọc hiểu bài Một chuyến
đi.
- GV đọc bài Một chuyến đi và giải
thích các từ ngữ khó, làm mẫu cho HS.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài,
hoàn thành BT 1.
- HS bắt thăm, đọc đoạn bắt thăm
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc thầm lại bài, hoàn thành BT
1:
a. Ngày hai bạn lên đường, cảnh vật:
nước đầm trong xanh, những áng cỏ
mượt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió
hiu hiu thổi. (nước trong xanh, cỏ
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
540
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả,
yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ngắn
Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi
liên quan đến nội dung bài Một chuyến
đi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
mượt rời rợi, đầy mây trắng, gió thổi
hiu hiu).
b. Hai bạn “nhìn không biết chán”,
“mỏi chẳng muốn dừng” vì say ngắm
dọc đường, non sông và phong tục,
mỗi nơi mỗi lạ, mỗi bước dời chân mỗi
thấy tuyệt vời.
c. Mỗi con vật trong đoạn văn cuối
được tả bằng những từ ngữ như con
người với các cảm xúc ngưỡng mộ Dế
Mèn và Dế Trũi: anh gọng vó – nhìn
theo chúng tôi, ra lối bái phục; ả cua
kềnh – giương đôi mắt lồi âu yếm ngó
theo; đàn săn sắt và thầu dầu – cố bơi
theo bè, hoan nghênh chúng tôi váng
cả mặt nước.
- Một số HS trình bày kết quả. Cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
541
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 2.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Viết 1 – 2 câu nêu điều
em thích
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT và
trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp
lắng nghe, nhận xét. GV gợi ý HS nói
về nhân vật em thích hay cảnh vật,
hoặc phong cách của nhà văn Tô Hoài.
- GV nhận xét.
Tiết 3 – 4
C. Viết
1. Nghe – viết
Mục tiêu: Nghe – viết được đoạn văn
với tốc độ khoảng 50 – 55 chữ/ 15
Tìm từ ngữ phù hợp trả lời cho từng
câu hỏi.
- HS hoàn thành BT. VD:
a. Khi không khí trong lành, không ô
nhiễm, khi trời không một gợn mây thì
bầu trời trong xanh.
b. Trên trời mây trắng bồng bềnh trôi.
- Một số HS trình bày kết quả trước
lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3:
Viết 1 – 2 câu nêu điều em thích sau
khi đọc xong bài Một chuyến đi.
- HS thực hiện BT, trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
542
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
phút; viết hoa đúng các chữ đầu câu;
viết đúng được một số trường hợp
chính tả d/gi thường gặp; viết đúng
một số tiếng dễ viết sai do cấu tạo
hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (từ đầu
đến chẳng muốn dừng), trả lời câu hỏi
về nội dung đoạn viết.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số
tiếng, từ khó đọc do ảnh hưởng
phương ngữ, VD: Trũi, rời rợi, hiu
hiu,…
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ để HS nghe –
viết.
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn
bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
2. Đặt câu phân biệt cặp từ
Mục tiêu: Đặt được câu phân biệt cặp
từ dàn – giàn.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về
nội dung đoạn viết.
- HS đánh vần theo GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh,
giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét một số
bài viết.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
543
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
cầu của BT 2.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu BT
và trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp
lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Điền dấu câu
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm câu
(dáu chấm, chấm than); viết hoa đúng
các chữ đầu câu.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu
cầu của BT 3.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn,
thực hiện yêu cầu BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc lại đoạn văn
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
2: Đặt câu để phân biệt cặp từ sau: dàn
– giàn.
- HS thực hiện yêu cầu BT và trình
bày trước lớp:
▪ Cứ đến mùa hè là ve lại kêu như
một dàn đồng ca.
▪ Nhà giàn DK1 là nơi chốt giữ,
bảo vệ thềm lục địa phía Nam
của Tổ quốc.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT
3: Thay ô vuông bằng dấu câu phù hợ
và chép lại đoạn văn cho đúng.
- HS đọc thầm đoạn văn, thực hiện yêu
cầu BT:
Ôi, tôi sắp được gặp các bạn hoa cỏ
dưới gốc cây kia! Bạn hãy rong ruổi
một mình nhé! Còn tôi, tôi sẽ ở lại với
mẹ cây của tôi.
Theo Trần Bắc Qùy
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
544
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đã điền dấu các dấu chấm câu (dấu
chấm, dấu chấm than) và viết hoa chữ
đầu câu trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Thuật việc được tham gia
Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật
lại việc làm góp phần giữ gìn trường
lớp xanh, sạch, đẹp theo gợi ý.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu
cầu BT 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc gợi ý và viết
đoạn văn vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc bài văn mình
viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
D. Nghe – nói
1. Nghe – hiểu: Kiến và ve
Mục tiêu: Nghe và trả lời được các
câu hỏi về nội dung truyện Kiến và ve.
Cách tiến hành:
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4:
Viết 4 – 5 câu thuật lại một việc làm
góp phần giữ gìn trường lớp xanh,
sạch, đẹp.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết của mình
trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
545
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc truyện Kiến và ve.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
BT 1.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp,
hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe,
nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Nói về điều em học được từ câu
chuyện
Mục tiêu: Nói được điều học được từ
câu chuyện.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu
BT 2. GV gợi ý gợi ý HS quan sát đến
hành động của kiến: chăm chỉ, biết lo
nghĩ xa, còn ve thì tận hưởng hiện tại,
vui chơi mà không lo nghĩ cho tương
lai.
- GV mời một số HS trả lời (nói
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS xác định yêu cầu BT 1: Chọn ý
đúng.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành
BT:
a. Ve rủ kiến ca hát.
b. Kiến không làm theo lời rủ của ve vì
kiến phải tìm thức ăn.
c. Ve ân hận vì mải rong chơi suốt
mùa hè.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng
nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 2: Nói về
điều em học được từ câu chuyện Kiến
và ve.
- HS nói theo ý hiểu của bản thân về
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
546
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
miệng) BT 2.
điều học được từ câu chuyện Kiến và
ve.