Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (năm 2024) | Giáo án Lịch sử 11 mới, chuẩn nhất

1.2 K 617 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 18 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1233 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, HS có thể
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. 2. Năng lực - Năng lực chung:
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, thể hiện sự sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm - Năng lực đặc thù
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày tiền đề của các cuộc
cách mạng tư sản; kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để
phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
+ Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử: Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để tìm
hiểu mối liên hệ giữa Tuyên ngôn độc lập (Mĩ), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Pháp) và
Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) 3. Về phẩm chất
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV tổ chức
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint - Phiếu học tập
- Máy tính (điện thoại) kết nối máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
HS trả lời được câu hỏi thông qua khai thác đoạn video để GV dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video về sự kiện quần chúng nhân dân phá ngục Ba –
xti ngày 14/7/1789 trong cuộc cách mạng tư sản Pháp, sau đó nêu câu hỏi. HS quan sát video, trả lời câu hỏi


c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cung cấp video, nêu câu hỏi theo kĩ thuật: See- think – wonder
- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS theo dõi video, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp
+ GV mời đại diện HS bàn khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.


+ GV dẫn dắt vào bài mới: Ngục Ba – xti vốn là một pháo đài kiên cố được xây dựng vào cuối thế
kỉ XIV ở phía đông thủ đô Pari (Pháp). Đến thế kỉ XVII, pháo đài này được cải tạo thành nhà tù,
trở thành biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp. Ngày 14/7/1789, hàng nghìn người
dân Pari đã nổi dậy đánh chiếm ngục Baxti, mở đầu cách mạng Pháp – cuộc cách mạng tư sản điển
hình thời cận đại. Vậy, vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra? Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo,
động lực, kết quả và ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản là gì? Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong
nội dung bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tiền đề của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu:
HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ học tập; HS làm việc theo nhóm, đọc thông
tin SGK từ tr.4 – 8, thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày sản phẩm trên giấy A0.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm trên giấy A0 của HS. HS ghi được vào vở ghi tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Tiền đề của cách mạng tư sản
GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các a. Kinh tế nhóm như sau:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát + Nhóm 1:
triển mạnh ở Tây Âu và Bắc Mĩ trong
lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa + Công thương nghiệp:


● Công trường thủ công ra đời với các
nghề phổ biến: len, dạ, vải, đóng tàu, khai mỏ…
● Nhiều trung tâm công – thương
nghiệp, tài chính xuất hiện: An – véc –
pen, Am – xtéc – đam (Nê – đéc – lan),
Luân Đôn (Anh), Mác – xây (Pháp)… + Nông nghiệp
● Phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, hỗ trợ công – thương nghiệp + Nhóm 2:
● Nhiều lãnh chúa PK chuyển sang kinh
doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê
- Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải
nhiều rào cản của nhà nước phong kiến
hay chính sách cai trị hà khắc của chính
quốc với thuộc địa. Để mở đường cho
CNTB phát triển cần phải xóa bỏ những rào cản đó.
b. Chính trị, xã hội * Chính trị: + Nhóm 3:
- Duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nhà
vua nắm giữ cả vương quyền, thần quyền
- Tình hình chính trị có nhiều rối ren:
+ Anh: khủng hoảng về tài chính, xung đột trong nghị viện
+ Pháp: mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp
+ Nê – đéc – lan, Bắc Mĩ: các thế lực
bên ngoài cai trị, người dân mất tự do về
chính trị, đàn áp về tôn giáo, chịu bất + Nhóm 4: bình đẳng về kinh tế * Xã hội
- Xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới
đại diện cho phương thức sản xuất TBCN
+ Tầng lớp quý tộc mới giàu có (Anh)


zalo Nhắn tin Zalo