Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn
giản về dao động tự do.
- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học
tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví
dụ đơn giản về dao động tự do
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến
dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Nêu được khái niệm dao động điều hòa và phương trình của dao động điều hòa.
- Xác định được biên độ của một điểm trên mặt pít – tông chuyển động trong xi lanh của động cơ đốt trong.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án.
- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ (dây
đàn ghita rung động, chiếc xích đu đung đưa, pít – tông chuyển động lên xuống trong xi
lanh của động cơ,...); dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Mỗi nhóm HS: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo dài, 1 đoạn dây mảnh không dãn, 1 quả nặng có móc treo (Hình 1.1 SGK).
- HS cả lớp: Hình vẽ (hoặc video clip) thí nghiệm Hình 1.2 và một số vật dao động trong
thực tế, 1 máy tính, 1 máy chiếu, 1 bộ TN minh hoạ mối liên hệ giữa dao động điều hoà
và chuyển động tròn đều (Hình 1.4 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có
được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng.
2. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ hoặc xem video clip về vật dao động trong
cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, em bé đung đưa trên chiếc đu, pít-tông
chuyển động lên xuống trong xi-lanh của động cơ,... thảo luận về khái niệm dao động cơ
và những đặc điểm chung của dao động cơ.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về
những đặc điểm chung của dao động cơ.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video/ hình ảnh về một số vật dao động trong thực tế
+ Dây đàn ghita rung động (link video) + Xích đu đung đưa
+ Pít – tông chuyển động lên xuống
- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:
+ Khi dao động, dây đàn ghita, xích đu, pit – tông có đặc điểm gì?
+ Dao động cơ có những đặc điểm chung gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Document Outline
- CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
- BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)