Giáo án Địa lí 10 Cánh diều mới, chuẩn nhất (Phiên bản 2)

520 260 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 29 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 10 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều.

Lưu ý: (Có một số file trình bày theo font khác, Giáo viên cần cài font để đọc không bị lỗi)

  • Quý thầy/cô tham khảo Giáo án word đồng bộ với bản giáo án ppt - Mua combo 2 bộ giá 600k

https://tailieugiaovien.com.vn/tai-lieu/bai-giang-powerpoint-dia-li-10-canh-dieu-20484

Đánh giá

4.6 / 5(520 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Ngày soạn: ………………………………………. PPCT: Tiết 1 Bài 1
MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH (Số tiết: 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Ghi nhớ được các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí trong chương trình học phổ thông.
- Xác định được việc học tập môn Địa lí mang lại những vai trò, lợi ích gì đối với bản thân học sinh và trong cuộc sống.
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí. 2. Về năng lực: a. Năng lực chung: ❖ Tự học tự chủ:
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm
kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp.
- Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. ❖ Giao tiếp hợp tác:
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày
thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá các vấn đề.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
❖ Sử dụng CNTT và truyền thông
- Có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học
b. Năng lực địa lí
❖ Nhận thức khoa học địa lí:
- Xác định và lí giải được vai trò, đặc điểm của bộ môn Địa lí
- Phân tích được ảnh hưởng của môn Địa lí đối với việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. ❖ Tìm hiểu địa lí
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các ngành nghề được hỗ trợ, định hướng từ việc học tập
bộ môn địa lí trong trường học.
❖ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Trình bày ý tưởng và dự định nghề nghiệp trong tương lai. 3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học.


- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.
- Nhân ái: tôn trọng các đặc thù riêng của từng ngành nghề.
- Trung thực: có ý thức trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học
- Giấy khổ lớn, bút lông, nam châm gắn bảng, phiếu học tập. - Đoạn video tư liệu.
- Phần thưởng cho trò chơi (nếu có). 2. Học liệu
- Sách giáo khoa, tập ghi chép. - Giấy note
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 10 phút a. Mục tiêu:
-
Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, thống kê và khả năng liên
kết kiến thức của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về bộ môn của học sinh. b. Nội dung:
- Học sinh thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi” c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh trên giấy note.
- Bản nội dung thuyết trình nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1 -
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu sơ lược về môn học Địa lí, sau đó thông qua
cách thực hiện trò chơi “Tôi là Địa lí, bạn biết gì về tôi”. Cách chơi:
+ Mỗi học sinh sử dụng 1 tờ giấy note ghi nhanh câu trả lời cho câu hỏi tiêu đề của trò chơi,
GV có thể yêu cầu học sinh hoặc chuẩn bị sẵn 4 màu giấy note và phát ngẫu nhiên cho học
sinh. Lớp sau đó sẽ tạo thành 4 nhóm theo màu (ví dụ, xanh, đỏ, hồng, trắng,…).
+ HS ghi ít nhất 5 đáp án ngắn về các vấn đề liên quan đến địa lí mà em biết và thực hiện câu
trả lời trong vòng 2 phút. Mỗi câu trả lời không dài quá 10 từ và không ngắn quá 3 từ.
+ 4 HS hoàn thành câu trả lời nhanh nhất sẽ là 4 nhóm trưởng và đi thu câu trả lời theo màu
giấy note của mình khi hết thời gian; 4 học sinh nộp câu trả lời muộn nhất sẽ lên bảng thuyết
trình câu trả lời của nhóm.
+ Sau khi thu phiếu trả lời, nhóm trưởng, người thuyết trình tìm thêm 1 bạn làm thư kí tổng
hợp nhanh câu trả lời của các thành viên trong nhóm, loại bỏ các ý trùng lặp, sau đó phác thảo
thành bài thuyết trình ngắn về các nội dung được còn lại.


+ Các nhóm có quyền đổi người thuyết trình trong giai đoạn này, mỗi nhóm có 1 phút trình bày nội dung của nhóm.
+ Các nhóm bình chọn nhóm có các câu trả lời hay nhất và nhóm thuyết trình tốt nhất.
- Bước 2 – Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện trò chơi theo các phần: trả lời câu hỏi - hoàn
thành phần chọn lọc và phác thảo nội dung thuyết trình
- Bước 3 – Báo cáo, thảo luận: Bình chọn - Trao thưởng với phần quà chuẩn bị sẵn của GV.
- Bước 4 – Kết luận: GV tổng kết và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (10 PHÚT) a. Mục tiêu
- Khái quát đặc điểm của môn Địa lí trong trường học.
- Tổng hợp những hiểu biết cơ bản của học sinh về bộ môn Địa lí. b. Nội dung
- Học sinh liên kết với hoạt động Khởi động để trả lời nhanh các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm
- Nội dung trả lời câu hỏi của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt câu hỏi theo dạng 5W1H để HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
1. Em đã học môn Địa lí từ khi nào? (When)
2. Môn Địa lí trong nhà trường được bắt nguồn từ đâu? (Where)
3. Tại sao nói môn Địa lí có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn? (Why)
4. Em được học những gì trong bộ môn Địa lí? (What)
5. Em hãy kể tên 1 nhà Địa lí học nổi tiếng mà em biết? (Who)
6. Môn Địa lí có liên hệ với các môn học khác như thế nào? Cho ví dụ cụ thể. (How)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả
lời nhanh câu hỏi theo chỉ định của GV.
- Báo cáo, thảo luận:
Ở mỗi câu
hỏi, GV chỉ định ít nhất 3 học
sinh trả lời để tổng hợp kiến thức.
- Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, tuyên dương các
câu trả lời đúng, logic.
+ GV tổng hợp kiến thức và phản hồi thông tin.
NỘI DUNG 2: Tìm hiểu về VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG (15 PHÚT) a. Mục tiêu



- Xác định vai trò của bộ môn Địa lí.
- Trả lời được câu hỏi vì sao phải học Địa lí trong nhà trường. b. Nội dung
- Học sinh trả lời câu hỏi: TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY, CỦA BẢN THÂN, EM
ĐÃ VẬN DỤNG MÔN ĐỊA LÍ Ở NHỮNG VIỆC GÌ? c. Sản phẩm
- Nội dung trả lời câu hỏi của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV đặt câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời trong 3 phút
+ Chia sẻ kết quả làm việc với bạn bên cạnh trong 3 phút
+ GV gọi ngẫu nhiên 2 đến 3 HS trình bày trước lớp
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân và chia sẻ
trong 6 phút theo hình thức Think – Pair – Share
+ 3 phút làm việc cá nhân + 3 phút chia sẻ cặp
+ 2 phút trình bày trước lớp cho mỗi cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo 2 phút trước lớp
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tuyên dương học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; chốt kiến thức.
NỘI DUNG 3: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP (10 phút) a. Mục tiêu
- Xác định những ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc học môn Địa lí với định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.


zalo Nhắn tin Zalo